SKKN Một số giải pháp giúp HS giải bài toán bằng hai phép tính dạng cơ bản ở Lớp 3 theo mô hình trường học mới VNEN

doc 31 trang sangkienlop3 01/03/2024 2170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp HS giải bài toán bằng hai phép tính dạng cơ bản ở Lớp 3 theo mô hình trường học mới VNEN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp giúp HS giải bài toán bằng hai phép tính dạng cơ bản ở Lớp 3 theo mô hình trường học mới VNEN

SKKN Một số giải pháp giúp HS giải bài toán bằng hai phép tính dạng cơ bản ở Lớp 3 theo mô hình trường học mới VNEN
 PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NGHĨA HƯNG 
 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA LỢI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Một số giải pháp giúp học sinh giải bài toán bằng hai phép tính (dạng cơ 
 bản) ở lớp 3 theo mô hình trường học mới VNEN”
 Tác giả: HOÀNG THỊ LAN 
 Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Tiểu học
 Chức vụ: Giáo viên
 Nơi công tác: Trường Tiểu học Nghĩa Lợi
 Nghĩa Lợi, tháng 2 năm 2017
 1 I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
 Cùng với các môn học khác ở bậc tiểu học, môn Toán là một môn học có 
tầm quan trọng đặc biệt. Nó giúp học sinh nhận biết được số lượng và hình dạng 
không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó mà học sinh có những phương pháp, 
kĩ năng nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh. Môn Toán còn góp phần 
rèn luyện phương pháp suy luận, suy nghĩ đặt vấn đề; góp phần phát triển trí 
thông minh, suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo cho học sinh. Mặt khác, các 
kiến thức, kĩ năng môn Toán ở Tiểu học còn có nhiều ứng dụng trong đời sống 
thực tế. Với tầm quan trọng như vậy, việc dạy giải toán có lời văn cho HS lớp 3 
là một vấn đề không thể xem nhẹ. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều giáo viên đều 
lầm tưởng rằng, việc dạy giải các bài toán có 1-2 phép tính là một việc làm đơn 
giản, không có gì là khó khăn, cứ theo “mẫu” mà dập. Nhưng nếu nghiêm túc 
mổ xẻ, bóc tách vào tận cốt lõi của vấn đề, có lẽ lúc đó ta sẽ thấy những suy 
nghĩ của mình còn hời hợt và cần phải xem xét lại.
 Trong nội dung môn Toán ở Tiểu học bao gồm 5 mảng kiến thức: các 
kiến thức về số học, các kiến thức về yếu tố hình học, đại lượng và phép đo đại 
lượng, một số yếu tố thống kê, giải toán có lời văn. Trong các nội dung trên thì 
giải bài toán bằng hai phép tính ở lớp 3 có một vị trí quan trọng.
 Bởi vì:
 + Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng và hiểu sâu sắc thêm tất 
cả các kiến thức về Số học, về Đo lường, về yếu tố Hình học. đã được học.
 + Khi giải toán học sinh phải biết tập trung vào bản chất của đề toán, biết 
gạt bỏ những cái thứ yếu, biết phân biệt cái đã cho và cái phải tìm, phân tích để 
tìm ra đường dây liên hệ giữa các số liệu. Nhờ đó mà các em sẽ sáng suốt hơn, 
tư duy của các em sẽ linh hoạt hơn, chính xác hơn, cách suy nghĩ và cách làm 
việc của các em sẽ khoa học và lô-gic hơn.
 + Việc giải các bài toán còn đòi hỏi học sinh phải biết tự mình xem xét 
vấn đề, tự mình tìm tòi cách giải quyết vấn đề, tự mình thực hiện các phép tính, 
 3 Thực tế qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy ở lớp 3, tôi nhận thấy học sinh 
mặc dù đã tự tin hơn trong các hoạt động, có khả năng tự học nhưng khi giải các 
bài toán bằng hai phép tính còn một số hạn chế sau:
 + HS còn thụ động trong suy nghĩ, lười học, không động não, rập khuôn 
máy móc. Các em thường nôn nóng, đọc qua loa đề bài, chưa chú ý đến các dữ 
kiện, dữ liệu của bài toán.
 + Các em rất lúng túng khi tóm tắt bài toán bằng lời (viết dài) và bằng sơ 
đồ đoạn thẳng (độ dài của đoạn thẳng biểu thị tỉ lệ chưa hợp lý). 
 + Một số em chưa biết cách đặt lời giải cho yêu cầu của bài toán, chưa 
biết cách trình bày bài toán (do chưa phân tích được bài toán, chưa biết cách giải 
bài toán). Các em chưa trả lời được các câu hỏi bạn nêu: Bài toán cho biết gì? 
Bài toán hỏi gì?... Đến khi giải toán thì đặt câu lời giải chưa đúng với phép tính, 
chưa hay hoặc chưa đầy đủ 
 + Các em thường làm bài rất chậm so với dạng các bài tập khác 
 + Khả năng suy luận của học sinh còn hạn chế dẫn đến máy móc, bắt 
chước, chỉ giải được các bài toán ở mức 1(thực hành, củng cố), mức 2 (vận dụng 
trực tiếp kiến thức đã học), các bài toán mức 3 (bước đầu vận dụng linh hoạt các 
kiến thức đã học) còn các bài toán ở mức 4 (vận dụng sáng tạo các kiến thức 
nhằm đào sâu kiến thức, gắn kiến thức được học với kiến thức cuộc sống, phát 
triển sáng tạo) thì còn lúng túng, hạn chế. 
 + Kĩ năng tính toán còn thiếu chính xác dẫn đến khi giải bài toán hay sai 
kết quả, sai tên đơn vị.
 1.3. Về phụ huynh: 
 Do một số phụ huynh học sinh còn đi làm ăn xa ít quan tâm đến việc học 
tập của con em mình, chưa biết cách hỗ trợ, chia sẻ với các em trong việc thực 
hiện hoạt động ứng dụng.
 Khảo sát việc “Giải toán bằng hai phép tính” đối với học sinh. Tôi thấy 
kết quả ban đầu trong các năm học như sau:
 5 Ngoài ra, việc áp dụng các trò chơi học tập giữa các tiết học cũng là một 
yếu tố vô cùng quan trọng giúp HS có niềm hăng say trong học tập, mong muốn 
nhanh đến giờ học và tiếp thu kiến thức nhanh hơn, chắc hơn. Vì chúng ta biết 
HS tiểu học nói chung và HS lớp 3 nói riêng có trí thông minh khá nhạy bén và 
có óc tưởng tượng phong phú, đó là tiền đề tốt cho HS phát triển tư duy toán học 
nhưng các em cũng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng hay quá 
tải. Vì vậy, muốn giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi người GV không chỉ chú ý đến 
rèn luyện kĩ năng, truyền đạt kiến thức cho HS mà cò phải quan tâm chú ý đến 
việc khuyến khích HS, tạo hứng thú trong học tập. Bên cạnh đó tôi còn sưu tầm 
thêm (hoặc tự nghĩ ra) các câu chuyện, câu đố, thơ, hoặc hệ thống câu hỏi...về 
toán học kích thích óc tò mò, sự sáng tạo cho các em. Khuyến khích học sinh 
sưu tầm thêm hoặc tự nghĩ ra các câu chuyện, tình huống cụ thể, câu đố, thơ, vè 
...có nội dung toán học gần gũi trong cuộc sống hàng ngày diễn ra xung quanh 
các em.Kích thích sự tò mò khơi dậy hứng thú học tập cho học sinh về dạng toán 
có lời văn gần gũi với các em. 
 2.2. Giúp học sinh hiểu, nắm chắc logo hoạt động và thực hiện tốt các 
kỹ thuật học.
 * Lô gô là gì?
 Bắt đầu của mỗi hoạt động đều có một hình vẽ (lô gô) cùng với những 
“Lệnh” thực hiện để HS dễ dàng nhận ra yêu cầu và các hình thức tổ chức thực 
hiện hoạt động học tập (học cá nhân, theo cặp, nhóm nhỏ hoặc toàn lớp). (Cụ thể 
ở trang đầu của tài liệu HDH các môn)
 Trong thiết kế bài học, trước mỗi hoạt động đều có các lô gô chỉ dẫn. HS 
nhìn lô gô biết hoạt động đó thực hiện cá nhân, hay nhóm đôi, nhóm lớn hoặc 
chung cả lớp.
 Lô gô làm việc cá nhân hiểu là cá nhân làm việc là chính. Nhưng khi làm 
xong có thể đổi vở cho bạn để kiểm tra bài làm của nhau, hoặc báo cáo với 
nhóm kết quả mình đã làm được.
 7 giá bài làm của bạn: Các em nên đưa ra những câu hỏi để đánh giá cách làm của 
bạn ( Bài này yêu cầu bạn tìm cái gì? Bạn tìm cái ấy bằng cách nào? Bạn tìm cái 
ấy để làm gì? Vì sao phải tìm cái ấy? Kết quả bài toán đã phù hợp với điều kiện 
đầu bài cho biết hay chưa?...). Lưu ý cho học sinh khi đặt câu hỏi:- Thái độ thân 
thiện, gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên. Các câu hỏi đưa ra có thể để hỏi cách làm, có 
thể để gợi ý giúp bạn làm đúng (nếu sai) hoặc giải thích đúng. Khi được bạn 
nhận xét đánh giá nên có thái độ lắng nghe, tiếp thu, dùng lí lẽ để giải thích cách 
làm của mình hoặc cách tìm sự hỗ trợ khi không giải thích được cách làm hay 
không trả lời được câu hỏi của bạn.
 Từ đó giúp các em vừa hiểu bài sâu hơn vừa nắm được bản chất của bài 
toán. Phát triển năng lực cũng như phẩm chất của bản thân.
 2.3.Hỗ trợ học sinh thành lập ban cốt cán môn học :
 Ngay từ đầu năm học, khi bầu hội đồng tự quản của lớp, tôi phối hợp với 
GV Chủ nhiệm lớp cũ, tôi định hướng gợi ý cho các em lên kế hoạch thành lập 
ban cốt cán các môn học gồm những học sinh có khả năng nhận thức cũng như 
khả năng ngôn ngữ tốt để hỗ trợ và giúp đỡ bạn. Trong các tiết học nhất là khi 
dạy các tiết học dạng toán giải bài toán bằng hai phép tính. Thay vì hỗ trợ học 
sinh yếu trước, tôi thường xuyên quan sát nhanh cách làm của các em trong ban 
này, hỗ trợ các em nếu cần thiết để các em hoàn thành tốt và nhanh các hoạt 
động. Sau đó các em sẽ giúp tôi hỗ trợ các bạn, nhóm bạn còn gặp khó khăn, cần 
sự hỗ trợ để hoàn thành công việc. Các em học sinh đã rất hào hứng tham gia. 
Các em học sinh có ý thức hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Tôi càng thấm thía 
câu nói của các cụ ta xưa “Học thầy không tày học bạn”.
 2.4.Đẩy mạnh công tác phối kết hợp với phụ huynh học sinh :
 Ngay từ đầu năm học, khi họp cha mẹ học sinh tôi cùng PHHS thống nhất 
sẽ thường xuyên trao đổi về tình hình học tập của con em để phối hợp, hỗ trợ, 
giúp đỡ các em học tốt hơn. Chia sẻ với PHHS cách chia sẻ cùng con về những 
điều mà con đã biết qua các hoạt động ở lớp, ở trường. Cách hỗ trợ các em khi 
các em tự học ở nhà. Giới thiệu với phụ huynh các kí hiệu, các lệnh trong sách 
 9 b) Cả hai cành có mấy con chim?
 Dạng 2: Dạng toán hợp giải bằng hai phép tính (có liên quan đến “gấp 
một số lên nhiều lần”). 
 Ví dụ: Cành trên có 3 con chim, số chim ở cành dưới gấp 2 lần số chim ở 
cành trên. Hỏi cả 2 cành có bao nhiêu con chim?
 Dạng 3: Dạng toán giải bằng hai phép tính (có liên quan đến "Tìm một 
phần mấy của một số"). 
 Ví dụ: Minh có quyển truyện dày 132 trang. Minh đã đọc được ¼ số trang 
của quyển truyện đó. Hỏi Minh còn phải đọc bao nhiêu trang nữa thì hết quyển 
truyện?
 Dạng 4: Dạng toán giải bằng hai phép tính nhân, chia có liên quan đến 
rút về đơn vị. 
 Ví dụ : Có 35l mật ong đựng đều vào 7 can.
 a) Hỏi mỗi can đựng bao nhiêu lít mật ong?
 b) Hỏi 5 can như thế đựng bao nhiêu lít mật ong?
 Ví dụ : Có 35l mật ong đựng đều vào 7 can.
 a) Hỏi mỗi can đựng bao nhiêu lít mật ong?
 b) Hỏi phải cần bao nhiêu can như thế để đựng 10l mật ong?
2.6.Cấu trúc chung giải toán có lời văn:
 Bước 1: Đọc kĩ và hiểu đề toán (tri giác vấn đề ).
 Bước 2: Tóm tắt đề toán. 
 Bước 3: Phân tích bài toán để tìm cách giải.
 Bước 4: Tổng hợp và trình bày bài giải.
 Bước 5: Kiểm tra và thử lại các kết quả, tìm cách giải khác.
 2.7. Giúp học sinh hình thành kĩ năng giải bài toán bằng hai phép tính:
 11 Mục tiêu của bước này là giúp học sinh xác định được 3 yếu tố cơ bản của 
bài toán: dữ kiện (cái cho biết), điều kiện (cái đã biết), ẩn số (tường minh, không 
tường minh) . Mối quan hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm (điều kiện). 
 - Học sinh biết được dữ kiện bài toán: 
 + Bao thứ nhất: 25 kg
 + Bao thứ hai: nhẹ hơn bao thứ nhất: 10kg
 - Điều kiện: + Bao thứ hai: nhẹ hơn bao thứ nhất: 10kg
 - Hiểu thuật ngữ toán: nhẹ hơn (ít hơn)
 Bước 2 : Tóm tắt đề toán 
 Như chúng ta đã biết, phần tóm tắt bài toán không phải là một thành phần 
trong khâu trình bày bài giải, nhưng là phần quan trọng giúp HS có cái nhìn tổng 
thể về toàn bộ nội dụng bài toán, từ đó tìm được mối liên hệ cần thiết giữa cái đã 
cho và cái phải tìm. Qua đó, giúp các em biết lựa chọn phép tính thích hợp. Đối 
với lớp 3 (cũng như đối với HS tiểu học nói chung), sử dụng sơ đồ đoạn thẳng 
để tóm tắt là hợp lí nhất. Sơ đồ đoạn thẳng không những giúp các em có một cái 
nhìn khái quát về bài toán mà còn giúp các em nhận ra cái đã biết, cái phải tìm 
và mối liên hệ giữa chúng. Trong những trường hợp không thể sử dụng được sơ 
đồ đoạn thẳng thì ta mới nên dùng quy ước bằng lời để tóm tắt.
 Một điều GV cần ghi nhớ là để HS làm tốt các bài toán hợp thì GV cần 
hướng dẫn HS rèn luyện tốt kĩ năng giải các bài toán đơn. Vì vậy, việc rèn cho 
HS thuần thục khâu tóm tắt các bài toán đơn (chủ yếu bằng sơ đồ đoạn thẳng) là 
không thể thiếu. Việc thuần thục khâu tóm tắt bài toán đơn không những giúp 
HS nhanh chóng tìm ra lời giải, mà nó còn là cơ sở giúp HS có kĩ năng tóm tắt 
và giải các bài toán hợp.
 Việc tóm tắt bài toán sẽ giúp học sinh bớt được một số câu, chữ, làm cho 
bài toán gọn lại, nhờ đó mối quan hệ giữa các số đã cho và các số phải tìm hiện 
ra rõ hơn. Mỗi em cần cố gắng tóm tắt được các đề toán và biết cách nhìn vào 
tóm tắt ấy mà nhắc lại được đề toán. Tóm tắt đúng sẽ giúp các em có cách giải 
 13

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_hs_giai_bai_toan_bang_hai_phep_ti.doc