Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 3

MỤC LỤC Trang 1. PHẦN MỞ DẦU..................................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.1.1. Cơ sở lý luận1 1.1.2. Cơ sở thực tiễn1 1.2. Mục đích nghiên cứu2 1.3. Đối tượng nghiên cứu2 1.4. Đối tượng khảo sát - Thực nghiệm2 1.5. Phạm vi - Kế hoạch nghiên cứu2 1.6. Phương pháp nghiên cứu2 2. NỘI DUNG ............................................................................................................... 3 2.1. Cơ sở lí luận3 2.1.1. Vị trí, tính chất, nhiệm vụ của phân môn Tập đọc3 2.1.2. Mục đich tác dụng của việc rèn kĩ năng đọc trong giờ dạy Tâp đọc6 2.2. Thực trạng7 2.3. Một số giải pháp cụ thể9 2.4. Kết quả 18 3. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 19 3.1. Bài học kinh nghiệm 19 3.2. Đề xuất, kiến nghị 20 kỹ năng đọc đúng, đọc hiểu và đọc di ễn cảm cho học sinh lớp 3” để nghiên cứu trong năm học này. 1.1.3. Mục đích nghiên cứu: - Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc, để tìm ra phương pháp giúp giáo viên rèn luyện cho học sinh lớp 3 đọc tốt hơn, qua đó từng bước nâng cao năng lực đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm của mỗi học sinh. - Tìm hiểu yêu cầu nhiệm vụ và thực trạng dạy học của phân môn Tập đọc ở lớp 3. - 1.1.4. Đốí tượng nghiên cứu: - Chương trình m ôn Tập đọc lớp 3. - Phương pháp dạy Tập đọc lớp 3. 1.1.5. Đốí tượng khảo sát - Thực nghiệm: - Học sinh lớp 3A - Trường Tiểu học Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi 1.1.6. Phạm vi - Kế hoạch nghiên cứu: - Tôi nghiên cứu đề tài này từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020 tại Tiểu học Đăk Ang, huyện Ngọc H i. - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài - Đề xuất một số biện pháp - Thực nghiệm sư phạm - Đánh giá thực trạng kết quả của việc thực hiện đề tài nghiên cứu. 1.1.7. Ph ương ph áp ngh í ên cứu: a. Nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu và sách tham khảo. b. Khảo sát thực tế: - Dự giờ thăm lớp. - Khảo sát tình hình thực tế. c. So sánh đối chiếu. d. Phương pháp thực hành. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận Tiếng Việt ở Tiểu học là một môn học độc lập. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ môn Tiếng Việt ở Tiểu học là cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về Tiếng Việt để trên cơ sở đó, các em có khả năng sử dụng một cách hiệu quả Tiếng Việt trong hoạt động học tập và sinh hoạt, đồng thời giúp các em rèn luyện và phát triển tư duy. Hay nói cách khác, qua việc học Tiếng Việt, các em học sinh Tiểu học một mặt vừa lĩnh hội được kiến thức về ngôn ngữ ở mức độ sơ giản, hình thành được năng lực và biết cách tổ chức giao tiếp bằng Tiếng Việt, mặt khác giúp các em hình thành được năng lực tư duy, hình thành được nhân cách của mình. Các em biết tiếp nhận lời người khác, biết tạo ra lời nói riêng của mình vừa đúng với quy tắc ngôn ngữ, phù hợp với quy luật của tư duy, vừa phù hợp với hoàn cảnh, đáp ứng được nhu cầu giao tiếp. Đó là cơ sở để các em không chỉ học tốt môn Tiếng Việt mà còn học tốt tất cả các môn học khác trong nhà trường. Nhờ học Tiếng Việt mà tư duy của các em phát triển, các em sẽ có được những nhận thức từ đơn giản đến phức tạp, từ hình thức sang bản chất... và từ đó, những vấn đề về thế giới quan, nhân sinh quan của các em cũng dần dần được hình thành. + Biết cầm sách đứng đọc với tư thế ngay ngắn, khoảng cách, độ nghiêng giữa sách với mắt phù hợp, biết hướng trang sách về phía nhiều ánh sáng nhất,... + Khi đặt sách trước bàn ngồi đọc, biết điều chỉnh khoảng cách giữa mắt với trang sách giọng, xuống giọng, nhấn giọng, chuyển giọng, ngắt hơi, cường độ giọng... Đọc đúng quan trọng nữa là phải đúng nội dung của từ, của câu, đúng phong cách chức năng của văn bản. Đoc hiểu: Hiệu quả của việc đọc (nhất là đối với hình thức đọc thầm) được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản đọc. Do đó, dạy đọc phải gắn với đọc có ý thức, đọc hiểu: hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài, tức là toàn bộ những gì được đọc. Giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh hiểu bài đọc, bắt đầu từ việc hiểu nghĩa từ. Do vậy, giáo viên phải có hiểu biết về từ địa phương cũng như có vốn từ của tiếng mẹ đẻ vùng dân tộc mình dạy học để chọn từ giải thích cho thích hợp, đồng thời phải chuẩn bị để sẵn sàng giải đáp cho học sinh về bất cứ từ nào trong bài mà các em yêu cầu. Đoc diễn cảm: Đọc diễn cảm là đọc có tác dụng diễn ý, diễn cảm. Đọc diễn ý làm rõ nghĩa từ, câu, văn bản. Đọc diễn cảm làm rõ sắc thái biểu cảm của từ, câu, văn bản. Tùy thuộc vào nội dung của văn bản mà người đọc sử dụng ngữ điệu phù hợp nhằm diễn tả những điều tác giả muốn nói trong văn bản đọc. Đọc diễn cảm là một yêu cầu được đặt ra khi đọc những văn bản văn chương hoặc có yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật và chỉ có thể tiến hành khi đã hiểu thấu đáo bài đọc. 2.2. Thực trạng Thực trạng tình hình dạy học của giáo viên và việc học của học sinh qua điều tra cụ thể là : Đầu năm học khi có ý định làm đề tài này tô i đã trao đổi với các đồ ng nghiệp trong khối, xin thăm lớp dự giờ các tiết tập đọc ở khối. Qua dự giờ sau các tiết dạy tôi có nhận xét sau: 2.2.1. Giáo viên: - Giáo viên đã nghiên cứu phương pháp dạy tập đọc để dạy tốt song chưa đi sâu lựa chọn phương pháp cho phù hợp để tiết dạy đạt kết quả cao nhất. - Giáo viên chưa chú ý và coi trọng tính luyện tập, thực hành của học sinh. 2.2.2. Học sinh. Năm học 2020 - 2021 tô i được nhà trường phân c ông chủ nhiệm tổng 27 học sinh. Trong đó : nam 11 học sinh, nữ 16 học sinh , 25 học sinh là người đ ồng bào dân tộc thiểu số. a. Thuận lợi: - Học sinh đúng độ tuổi, phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình như mua đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. - Cơ sở vật chất ở lớp học đầy đủ, bàn ghế đẹp, kích thước phù hợp với học sinh lớp 3. - Thực tế giảng dạy cho thấy rằng các năm học thực hiện đổi mới giáo dục trên toàn quốc chất lượng học sinh có tiến bộ rõ rệt. Đặc biệt là các em mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Nhiều học sinh đọc rất hay mặc dù yêu cầu đọc diễn cảm chưa đặt ra đối với học sinh lớp 3. Thông qua luyện đọc học sinh bước đầu đã hiểu nghĩa từ chìa khoá để hiểu nội dung bài tập đọc, có khả năng nghe và nhận xét bạn đọc. b. Khó khăn: Phần đông học sinh vẫn thuộc khu vực c òn mang tính vùng nông thôn khó khăn, người Mạnh dạn xử lý tình huống giao tiếp của bài tập đọc 10 37% Hứng thú, thích học tập đọc 22 81,4% Bên cạnh đó tôi gặp g ỡ với giáo viên cũ để trao đổi, từ đó có thêm hiểu biết về khả năng học phân môn tập đọc của các em. Từ những hiểu biết trên, tôi lập thành các nhóm học tập. Mỗi nhóm có em học tốt và em kém để các em giúp đỡ lẫn nhau trong việc học tập và cũng để dễ dáng kiểm tra, hướng dẫn các em. Biện pháp thứ hai: Chuẩ n bị ch u đáo ch o gí ờ học. 1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước cho bài học: Để giúp các em học tốt một bài tập đọc, tôi thường hướng dẫn các em chuẩn bị một cách chu đáo, cụ thể như sau : Trước tiên các em cần đọc thành tiếng ít nhất 5 lần sau đó đọc thầm. Tìm xem bài tập đọc có mấy đoạn, mấy câu (mấy khổ thơ). Đọc kĩ phần giải nghĩa các từ ngữ ở cuối bài. Tập trả lời miệng các câu h ỏ i về tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa, từ đó các em có thể nêu được nội dung bài tập đọc. Tìm hiểu bài tập đọc thuộc thể loại gì (thơ hay văn xuôi). Để giúp học sinh đọc tốt, ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi trao đổi với phụ huynh, thống nhất phương pháp hướng dẫn học sinh học môn Tập đọc tại nhà. Từ đó phụ huynh học sinh có thể giúp đ ỡ các em chuẩn bị tốt bài Tập đọc của giờ học sau. Chính vì có sự chuẩn bị chu đáo như vậy nên trong những giờ Tập đọc sẽ giúp các em đọc lưu loát, biết cách ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu, dấu phẩy trong câu văn. Ví dụ: Khi dạy bài Cậu bé thông minh tôi đã hướng dẫn học sinh chuẩn bị như sau: Đọc thành tiếng 5 lần, dùng bút chì ghi số câu trong bài tập đọc. Đọc kĩ phần giải nghĩa các từ: - > điều này sẽ giúp các em hiểu rõ hơn nội dung bài đọc. Học sinh tập trả lời miệng các câu h i để tìm hiểu nội dung bài: + Tìm đoạn văn ứng với từng nội dung sau: a, Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài. b, Cách cậu bé làm cho vua thấy lệnh của vua là vô lí c, Những cuộc thử tài lần sau. + Nêu những thử thách của nhà vua? + Nêu những cách cậu bé thông minh đối lại nhà vua? - Đoạn 1 : Giọng đọc nhanh, thể hiện giọng đọc to, rõ ràng, dứt khoát. Đọc nhấn giọng các từ ngữ thể hiện quyết tâm của viên tướng. - Đoạn 2 : Giọng kể nhẹ nhàng hơn. - Đoạn 3, 4 : Đọc nhấn giọng các từ ngữ thể hiện sự điềm tĩnh, kiên quyết của thầy giáo trước thái độ im lặng của học sinh., “Hôm qua em nào phá đổ hàng rào, làm giập hoa trong vườn trường...” - Đoạn 5: Thể hiện giọng đọc thì thầm của chú lính “ Ra vườn đi”. Giọng dứt khoát của viên tướng “ về thôi!”; ... 03D Đọc thơ phải nắm vững đặc trưng của thơ. Đó là tiếng nói tình cảm mãnh liệt, là sản phẩm của những rung động đột xuất, độc đáo, là kết tinh của trí tưởng tượng, phân tích. Ng ôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, tính hàm xúc trong trong thơ. Vì vậy, khi đọc thơ cần thể hiện được tình cảm tác giả g i gắm trong từng từ, từng d ng thơ, nhịp thơ, vần thơ để truyền cảm xúc đến người nghe. Ví dụ: Nhịp điệu 2/2 trong đoạn thơ dưới đây sẽ góp phần tích cực thể hiện nét vui tươi của cảnh sinh hoạt, công việc của mọi người, mọi vật. Bậ n “Trời thu/ bận xanh Sông H ồ ng / bận chảy Góp vào đời chung. (Trinh Đường) Ví dụ: Khi đọc bài “ Vẽ quê hương” (TV 3 - Tập một), giáo viên phải đọc những mẫu sao cho thể hiện vui tươi, nhí nhảnh khi đọc các dòng thơ : “Bút chì xanh đỏ” . Những câu sau tiếp đọc với giọng nhẹ nhàng, vui vẻ, hồn nhiên (khổ 3), giọng vui náo nức (khổ 4). Khi đọc mẫu, giáo viên cần giữ được tính tự nhiên của giọng đọc, tránh lên bổng xuống trầm một cách giả tạo, máy móc... Tuỳ đối tượng học sinh, giáo viên xác định các lối phát âm mà HS dễ mắc phải để định ra các tiếng, từ, cụm từ, câu khó để luyện đọc trước. Nói tóm lại, việc giáo viên đọc mẫu là rất cần thiết vì muốn học sinh đọc đúng phải giới thiệu cho các em mẫu đúng. L ời đọc mẫu đúng và hay của giáo viên có tác dụng định hướng cách đọc cho học sinh, đồng thời giúp các em nhận thức đúng hơn nội dung bài đọc. Nếu bài đọc là một văn bản nghệ thuật thì lời đọc của giáo viên còn có ý nghĩa khơi gợi hứng thú và tưởng tượng của học sinh, làm cho các em dễ đi vào thế giới của tác phẩm và thấy tác phẩm dưới một ánh sáng hấp dẫn hơn. Giáo viên cần hướng dẫn để học sinh đọc sao cho phù hợp với nội dung chính của bài văn, bài thơ. Ví dụ : biết nghỉ ngơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ đầu hay giữa các mục, các phần trong bài đọc, không đọc với nhịp nhanh, s ôi nổi một bài cần đọc với giọng chậm rãi; không đọc với giọng vui vẻ một bài cần đọc với giọng trầm, buồn... Bài đọc mẫu của giáo viên chính là cái đích, mẫu hình kĩ năng đọc mà học sinh cần đạt được. Do đó yêu cầu đọc thành tiếng của giáo viên phải đảm bảo chất lượng đọc chuẩn : đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đọc đủ lớn, nhanh vừa phải và diễn cảm. Giáo viên phải ổn định trật tự, tạo cho học sinh tâm thế ng ồi đọc, hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm theo. Khi đọc, giáo viên đứng ở vị trí bao quát được cả lớp, không nên đi lại trong khi đọc, cầm sách mở rộng, đọc đủ lớn để em học sinh xa nhất cũng nghe rõ và thỉnh thoảng mắt phải rời sách nhìn lên học sinh nhưng không làm cho bài đọc bị gián đoạn. Như vậy, người giáo viên khi đọc phải làm sao để “đánh thức những cảm xúc ngủ yên trong chữ nghĩa, làm cho con cá biết bơi, con chim biết bay, con người biết đi, đứng, chạy nhảy như cuộc sống ngoài đời, bởi dạy văn tức là dạy người”. Giáo viên phải làm sao để học sinh thể hiện được cảm xúc chân thành khi nghe thầy đọc thơ : “Thêm yêu tiếng hát nụ cười Nghe thơ em thấy đất trời đẹp hơn
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_ky_nang_doc_dung_doc_hie.docx