Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy kĩ năng đọc, nói và nghe trong môn Tiếng Việt Lớp 3 chương trình GDPT 2018

docx 7 trang sangkienlop3 21/03/2024 480
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy kĩ năng đọc, nói và nghe trong môn Tiếng Việt Lớp 3 chương trình GDPT 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy kĩ năng đọc, nói và nghe trong môn Tiếng Việt Lớp 3 chương trình GDPT 2018

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy kĩ năng đọc, nói và nghe trong môn Tiếng Việt Lớp 3 chương trình GDPT 2018
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng ở bậc Tiểu học. Học 
tốt Tiếng Việt sẽ giúp các em hình thành, phát triển tư duy ngôn ngữ và kĩ năng 
giao tiếp.Tùy vào độ tuổi và tính cách riêng của học sinh, thầy cô sẽ đưa ra 
phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học khác nhau để giúp các em học môn 
Tiếng Việt hiệu quả hơn.
 Tiếp mạch ý tưởng của SGK Tiếng Việt Lớp 1 và Tiếng Việt 2, Tiếng 
Việt 3 nội dung học tập được tổ chức theo mạch tương ứng với các kĩ năng ngôn 
ngữ, không chia tách các phân môn. Cách tiếp cận này giúp cho hoạt động dạy 
học môn Tiếng Việt gắn với thực tế giao tiếp, tạo được sự hứng thú ở người học 
và nâng cao hiệu quả môn học. Hệ thống chủ điểm được sắp xếp hợp lý, mỗi 
trang sách sẽ lần lượt dẫn dắt các em từ trải nghiệm của bản thân, đến nhà 
trường, gia đình, cộng đồng, thiên nhiên, đất nước, Theo các chủ điểm, học 
sinh sẽ rèn luyện và phát triển các kĩ năng Đọc, viết, nói và nghe cùng các kiến 
thức của môn Tiếng Việt đáp ứng nhu cầu của chương trình GDPT 2018.
 Xác định tầm quan trọng của Môn Tiếng Việt 3, Trường Tiểu học . đã 
chọn và tổ chức chuyên đề “Biện pháp dạy kĩ năng đọc, nói và nghe trong 
môn Tiếng Việt 3” chương trình GDPT 2018”.
 II. THỰC TRẠNG 
1. Thuận lợi
 1.1. Đối với nhà trường
 - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo 
dục và Đào tạo thành phố Đông Hà, chính quyền địa phương về việc triển khai 
thực hiện chương trình GDPT 2018.
 - Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, được nhà trường kịp thời bổ sung 
để đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình GDPT và đảm bảo thuận lợi cho 
dạy học 2 buổi/ngày.
1.2.Đối với giáo viên
 - Được sự quan tâm, chỉ đạo của Hội đồng bộ môn cấp TP, BGH nhà trường 
trong quá trình thực hiện CTGDPT 2018 và thực hiện chuyên đề. 
 - Đội ngũ giáo viên giảng dạy khối lớp 3 đều đạt chuẩn về trình độ chuyên 
môn nghiệp vụ, được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do Sở và Phòng giáo 
dục tổ chức, có ý thức trách nhiệm cao trong công tác, tâm huyết với nghề; năng 
động, sáng tạo, ham học hỏi.
1.3.Đối với học sinh 3
 Ở bước này, GV cần linh hoạt trong quá trình tổ chức, HS không đoán 
được các bước tiến hành của cô giáo, nhằm tạo sự tò mò muốn khám phá của 
HS. 
 Hoạt động khởi động nhằm giới thiệu chủ đề, chủ điểm, giới thiệu bài 
học:
 + Chia sẻ về chủ điểm ở tiết học mở đầu mỗi bài học ( tranh SGK)
 + HS chia sẻ những điều đã trải nghiệm liên quan đến bài học. (Thể hiện 
trong bài dạy: HS xem video về thầy cô giáo cũ, chia sẻ với bạn những điều em 
nhớ nhất về thầy cô giáo cũ của mình – Thể hiện sự đa dạng hóa phương tiện 
dạy học.
 + Quan sát tranh minh họa dẫn dắt vào bài: Mỗi bài học GV cần lựa 
chọn một kĩ thuật, hình thức khác nhau, luôn luôn sáng tạo nhằm giúp học sinh 
suy đoán nội dung văn bản, tò mò muốn khám phá nội dung bài học (Thể hiện 
trong bài dạy: GV sử dụng PP Học thông qua chơi với kĩ thuật: Thấy – Nghĩ – 
Tự hỏi nhằm tạo thói quen tư duy cho học sinh. Làm cho HS tò mò muốn khám 
phá ngay bài học để trả lời cho những thắc mắc của mình).
 Tùy theo nội dung từng bài học, GV tổ chức một hoạt động phù hợp với 
tiết học.
 2. Hoạt động Đọc
 Dạy đọc nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển kĩ năng đọc thành 
tiếng và đọc hiểu. 
 2.1. Đọc thành tiếng
 Đối với đọc thành tiếng phương pháp dạy học chủ yếu là GV đọc mẫu 
hoặc HS đọc mẫu và học sinh thực hành theo mẫu. Chú trọng luyện từ khó đọc 
(dễ đọc sai), cho HS luyện đọc cá nhân, nhóm. Luyện đọc câu dài, dòng thơ, khổ 
thơ. Luyện đọc đoạn, lời nhân vật, câu cảm có trong bài. Giúp HS hiểu nghĩa các 
từ khó trong bài với nhiều hình thức như kết hợp tranh ảnh, đoạn phim, qua bài 
tập điền nối ( VD: Câu 1 trong bài hiểu nghĩa từ phô, dập dềnh, rì rào), bằng cử 
chỉ điệu bộ do HS thể hiện,...
 Trong mỗi giờ dạy GV cần tạo điều kiện cho học sinh được đọc nhiều 
lần, với nhiều hình thức khác nhau (nhóm, cá nhân). Chú trọng hình thức luyện 
đọc nhóm để nhiều học sinh được tham gia đọc. Tổ chức cho HS biết lắng nghe, 
nhận xét bạn đọc, học tập bạn đọc tốt hoặc sửa sai giúp bạn.
 Tổ chức thi đọc cá nhân, nhóm tạo không khí thi đua hứng thú trong học 
sinh.
 2.2. Đọc hiểu 5
nào cũng được nói) hoặc cho học sinh trình bày nói trước nhóm, lớp. Tổ chức 
cho học sinh thảo luận, tranh luận về nội dung bài nói của bạn.
 Để phát triển kĩ năng nói, GV cần định hướng cho HS nói đúng chủ đề, 
nói trôi chảy, mạch lạc. Trong trình bày trước nhóm, lớp cần kết hợp ánh mắt, 
cử chỉ để phần chia sẻ sinh động hơn. Muốn vậy GV cần đưa ra hệ thống câu hỏi 
gợi ý. Sử dụng sơ đồ tư duy minh họa cho các nội dung cần thể hiện trong bài 
nói nhằm giúp HS nói đúng ý, đủ ý và tránh việc sắp xếp ý lộn xộn. (Thể hiện 
trong bài: GV sử dụng hệ thống câu hỏi gợi ý: Đó là giờ học môn nào? Trong 
giờ học đó em tham gia hoạt động nào? Em thích nhất hoạt động nào? Vì sao? 
Em cảm nhận như thế nào về giờ học đó ? Các câu hỏi gợi ý được GV thể hiện 
bằng sơ đồ tư duy.)
 Để phát triển kĩ năng nghe cho HS GV cần hướng dẫn HS biết cách lắng 
nghe để chia sẻ cùng bạn, thái độ tôn trọng người nói và kĩ năng phản hồi tích 
cực. (VD: Sau khi trình bày hỏi lại các bạn: Tớ nói có hay không, tớ nói có đúng 
chủ đề không ? Đố các bạn giờ học mà tớ thấy thú vị là giờ học gì ?). Tạo thói 
quen cho HS đưa ra câu hỏi phản hồi những chia sẻ của bạn (VD: Hoạt động mà 
bạn yêu thích trong giờ học là hoạt động nào? Ngoài giờ học đó bạn còn thích 
giờ học nào nữa không? )
 Cụ thể: Qua các hoạt động ở trong tiết dạy minh họa bài “ Bàn tay cô 
giáo” tiết 1+2 do cô giáo Nguyễn Thị Hằng thể hiện
 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 Qua thời gian khảo nghiệm tại lớp 1, tôi đã nhận thấy các em có nhiều 
sự thay đổi đáng mừng. Kết quả học tập của các em cũng tiến bộ hằng ngày. Có 
nhiều em ban đầu rụt rè, nhút nhát nhưng khi tham gia chơi hoặc đóng vai nhiều 
lần các em mạnh dạn hơn, nói rõ ràng, chững chạc hơn rất nhiều. Tuy chưa phải 
là hoàn thiện nhưng cũng đánh giá được phần nào về tính khả thi của biện pháp. 
Tôi tiếp tục nghiên cứu và áp dụng đề tài này trong thời gian tiếp theo và mong 
muốn đến cuối năm sẽ có kết quả tốt hơn nữa. Dưới đây là kết quả khảo sát :
 Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng các biện pháp:
 Số học sinh có kĩ Số học sinh có kĩ Số học sinh chưa có 
 năng nghe-nói tốt năng nghe-nói trung kĩ năng nghe-nói
 TSHS
 bình
 SL TL SL TL SL TL
 35 7
 Trên đây là nội dung biện pháp mà tôi đã áp dụng trong thời gian qua, rất 
mong nhận được những ý kiến chân thành từ hội đồng khoa học và các bạn đọc 
để tôi hoàn thiện nội dung./. 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_day_ki_nang_doc_noi_va_nghe.docx