Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 3 học tốt biện pháp tu từ so sánh

doc 16 trang sangkienlop3 20/10/2023 1111
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 3 học tốt biện pháp tu từ so sánh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 3 học tốt biện pháp tu từ so sánh

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 3 học tốt biện pháp tu từ so sánh
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 "Giúp học sinh lớp 3 học tốt biện pháp tu từ so sánh"
 Phần thứ nhất:
 ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
 Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính 
thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam.. Bởi thế, dạy 
Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống 
của mỗi con người. Những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội , 
văn hoá giáo dục, thành tựu khoa học đều có liên quan đến việc dạy Tiếng Việt 
mà trong đó biện pháp tu từ so sánh góp một phần không nhỏ để làm nên điều 
đó .
 Mặt khác, so sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh 
mẽ làm nên một hình thức miêu tả sinh động, so sánh còn có tác dụng làm cho 
lời nói rõ ràng, cụ thể, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm. Có ai sinh ra mà 
không biết rằng: 
 “Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
 Chỉ cần sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong câu ca dao trên , tâm tư 
tình cảm của con người sẽ được bộc lộ một cách kín đáo và tế nhị. Nó gởi gắm 
vào đó cả một niềm tâm sự thầm kín .Trong bản Tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ 
cũng đã sử dụng Biện pháp so sánh tương đồng để viết : “ Tất cả mọi người 
sinh ra đều có quyền bình đẳng . Tạo hoá cho họ những quyền mà không ai 
có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống , 
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Như vậy đối với tác phẩm văn 
học nói chung, so sánh mang chức năng nhận thức và biểu cảm.
 Nhờ những hình ảnh bóng bẩy, ước lệ, dùng cái này để đối chiếu cái kia 
nhằm diễn tả những ngụ ý nghệ thuật mà so sánh tu từ được sử dụng phổ biến 
trong thơ ca, đặc biệt là thơ viết cho thiếu nhi. So sánh tu từ giúp các em hiểu 
và cảm nhận được những bài thơ, bài văn hay, từ đó góp phần mở mang tri thức 
làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn, rèn luyện ý thức, yêu quý 
Tiếng Việt giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh.
 Biện pháp nghệ thuật so sánh đã chính thức đưa vào phân môn Luyên từ 
và câu lớp 3. Điều đó cũng khẳng định vai trò trách nhiệm của mỗi giáo viên 
trong việc hình thành cho học sinh kĩ năng nhận biết và sử dụng. Giúp học sinh 
phát triển kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện để học sinh phát triển một cách toàn 
 1 Kiến thức về so sánh tu từ được đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 3 ở 
phân môn: "Luyện từ và câu". Toàn bộ chương trình Tiếng Việt 3 - Tập I đã dạy 
về so sánh gồm 8 bài ở các tuần: Tuần 1,3,5,7, 10,12,15 và tuần ôn tâp 18. 
B. Những biện pháp cụ thể:
I/ Dạy đúng quy trình : 
 Để học sinh học tốt dạng bài tu từ so sánh . Bất cứ một bài tập nào, GV 
cần làm theo các yêu cầu sau:
- Đọc kỹ đề bài
- Xác định đúng yêu cầu của bài 
- Phân tích yêu cầu của bài
- Học sinh làm bài 
- So sánh đối chiếu kết quả của học sinh với đáp án ( HS phải lí giải được đáp 
án của mình )
- GV phải giải thích cho học sinh rõ vì sao có đáp án đó .
* Ví dụ : Bài tập 2 (Trang 8): Tìm sự vật được so sánh trong khổ thơ sau:
 Ơ cái dấu hỏi
 Trông ngộ ngộ nghê
 Như vành tai nhỏ 
 Hỏi rồi lắng nghe
- Giáo viên yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề
- Giải thích cho học sinh hiểu từ ngữ chỉ sự vật.
- HS gạch chân bằng bút chì từ chỉ sự vật vào SGK
- Học sinh trình bày ( Giáo viên có thể hỏi vì sao để học sinh giải thích lí do lại 
sao em chọn từ đó )
- Giáo viên đưa ra đáp án 
 Sự vật so sánh Từ so sánh Sự vật so sánh
 Cái dấu hỏi như vành tai nhỏ
+ Giáo viên có thể vẽ lên bảng hoặc giải thích cho học sinh hiểu Dấu hỏi cong 
cong, nở rộng ở hai phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì vành tai. (Giáo viên có 
thể cho học sinh nhìn vào vành tai bạn).
* Chú ý : Phương pháp này có hiệu quả nhất là sử dụng khi tìm hiểu bài . 
II/ Dạy biện pháp so sánh tích hợp vào các môn học:
 3 này chiếm đa số trong chương trình . Nó được xây dựng dựa trên 4 mô hình 
sau:. 
a) Mô hình 1: So sánh: Sự vật - Sự vật.
b) Mô hình 2: So sánh: Sự vật - Con người.
c) Mô hình 3: So sánh: Hoạt động - Hoạt động.
d) Mô hình 4: So sánh: Âm thanh - Âm thanh.
 Muốn học sinh của mình có một kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh 
vững vàng đòi hỏi người giáo viên phải có nghệ thuật khi hướng dẫn bài mới . 
Dựa vào các mô hình như ta vừa phân tích .
1.1 Mô hình 1: So sánh Sự vật - Sự vật: 
 Mô hình này cách nhận dạng rất dễ vì trong câu thường xuất hiện các từ 
so sánh (như, là , giống , tựa, chẳng bằng ...)
Mô hình này có các dạng sau:
 A như B.
 A là B.
 A chẳng bằng B
a) Tìm hiểu dạng A như B
 Dạng này đã xuất hiện ở các bài tập đầu tiên của chương trình và xuyên 
suốt đến cuối chương.
* Ví dụ: Bài 2( SGK trang 8): Tìm sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, 
câu văn dưới đây:
 "Hai bàn tay em
 Như hoa đầu cành"
 (Huy Cận)
 "Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch"
 (Vũ Tú Nam)
 "Cánh diều như dấu á
 Ai vừa tung lên trời"
 (Phạm Như Hà)
 Để làm tốt bài tập này, học sinh phải phát hiện các từ chỉ sự vật được so 
sánh từ đó học sinh sẽ tìm được sự vật so sánh với nhau trong các câu thơ, câu 
văn trên .
 5 Trong trường hợp này, cần phải cho học sinh xác định từ chỉ sự vật trong 
câu thơ : ( trời mùa đông – tủ ướp lạnh ), ( trời mùa hè – bếp lò nung)
Giáo viên giải thích cho học sinh điểm tương đồng giữa các từ chỉ sự vật được 
so sánh . 
 - Trời mùa đông lạnh như cái tủ ướp lạnh 
 - Trời mùa hè nóng như bếp lửa lò nung
 Trong câu : Mẹ tôi là giáo viên ( từ là có tác dụng giới thiệu. Trong trường 
hợp này , học sinh phải hiểu nghĩa của từ và của câu )
1.2 Mô hình 2: So sánh: Sự vật - Con người. 
Dạng cuả mô hình so sánh này là:
a) Dạng A như B: + A có thể là con người.
 + B sự vật đưa ra làm chuẩn để so sánh.
Ví dụ: Bài tập 1/trang58: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu dưới đây:
 "Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan"
 (Hồ Chí Minh)
 "Bà như quả ngọt chín rồi
 Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng".
 (Võ Thanh An)
 Với dạng bài tập này học sinh sẽ dễ dàng tìm sự vật so sánh với con người 
nhưng các em chưa giải thích được"Vì sao?". Chính vì thế điều đó giáo viên 
giúp học sinh tìm được đặc điểm chung của sự vật và con người, chẳng hạn:
"Trẻ em" giống như "búp trên cành". Vì đều là những sự vật còn tươi non đang 
phát triển đầy sức sống non tơ, chứa chan niềm hy vọng.
"Bà" sống đã lâu, tuổi đã cao giống như "quả ngọt chín rồi" đều phát triển đến 
độ già giặn có giá trị cao, có ích lợi cho cuộc đời, đáng nâng niu và trân trọng.
b)Dạng A là B: 
Ví dụ : Bài tập 1/ trang 42,43( phương pháp dạy như mô hình 1) 
 "Ông là buổi trời chiều
 Svật 1 Svật 2(Svật )
 (người)
 Cháu là ngày rạng sáng"
 7 + Hoạt động "đi" so sánh với hoạt động "đập đất" qua từ "như".
+ Hoạt động “ Vươn” của tàu lá dừa giống hoạt động “ vẫy” tay của con người 
1.4: Mô hình 4:So sánh: Âm thanh - Âm thanh:
Mô hình này có dạng sau:
 A như B: + A là âm thanh thứ 1.
 + B là âm thanh thứ 2.
Ví dụ: (Bài tập 2 trang117): Tìm những âm thanh được so sánh với nhau 
trong mỗi câu thơ văn dưới đây:
 Với dạng bài tập này giáo viên giúp học sinh nhận biết được âm thanh thứ 
nhất và âm thanh thứ hai được so sánh với nhau qua từ "như". Chẳng hạn:
+ "Côn Sơn suối chảy rì rầm
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
 (Nguyễn Trãi)
 Âm thanh của "Tiếng suối" được so sánh với âm thanh của "Tiếng đàn 
cầm" qua từ "như".
2) Dạng 2 : Bài tập sáng tạo
Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh .
 Dạng bài tập này có tính tư duy, sáng tạo cao hơn.tuy nhiên , dạng bài tập 
này trong SGK rất ít . Nó tập trung ở cuối chương trình HKI gồm 2 bài tập .
2.1: Nhìn tranh đặt câu 
Tương tự Bài tập 3/SGKtrang126: Ta có thể đưa ra bài tập sau : 
Ví dụ : Quan sát từng cặp tranh rồi viết các câu có hình ảnh so sánh 
 9 Các bài tập mang tính sáng tạo này rất ít nên trong quá trình dạy , nhất là 
các tiết Tiếng Việt (Tăng cường) Giáo viên nên đưa thêm những bài tập tương 
tự hai dạng trên để học sinh khắc sâu kiến thức . 
 Ngoài các mô hình so sánh trên học sinh còn được làm quen với kiểu so 
sánh: Ngang bằng và hơn kém. Kiểu so sánh này thường gặp các từ sơ sánh như 
: Tựa, giống , giống như , không thua, không khác. ( So sánh bằng ) và các từ 
hơn ,kém, thua , chẳng bằng ( so sánh hơn kém ).
IV/ Trò chơi học tập : Đây là hình thức hấp dẫn nhất trong đó chơi là phương 
tiện , học là mục đích . Thông qua hình thức chơi mà học ,học sinh sẽ được hoạt 
động , tự củng cố kiến thức .Tuy nhiên, muốn tổ chức trò chơi có hiệu quả , cần 
xác định mục đích của trò chơi, hình thức chơi cũng phải đa dạng, cách chơi 
cần phải đơn giản, dễ hiểu. 
Ví dụ : Trò chơi “ Thử tài so sánh”
Mục đích: 
 - Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ bằng cách tạo nhanh các cum từ có hình 
 ảnh so sánh đúng .
 - Luyện phản ứng nhanh, trau dồi trí tưởng tượng , liên tưởng về 
 hoạt động hay đặc điểm, tính chất ...của sự vật.
Chuẩn bị :
 - Làm các bộ phiếu bằng giấy ( Kích thước : 3 x 4 cm) 
 - Mỗi bộ phiếu gồm 3-5 từ chỉ hoạt động, trạng thái , đặc điểm, màu 
sắc ... của sự vật ( Tuỳ thời gian chơi, nội dung bài học ) . Lớp 3 chủ yếu là từ 
chỉ hoạt động, trạng thái , đặc điểm , tính chất 
 Ví dụ : 
 + Bộ phiếu A( 5 từ chỉ hoạt động,trạng thái) : Đọc , viết cười ,nói , khóc
 ( Dành cho Tiết 7: ôn tập từ chỉ trạng thái , tính chất ) 
 + Bộ phiếu B ( 5 từ chỉ màu sắc )Trắng , xanh, đỏ, vàng , đen
 ( Dành cho tiết 15: Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh )
 + Bộ phiếu C ( 5 từ chỉ đặc điểm , tính chất ): đẹp, cao, khoẻ, nhanh, 
 chậm( Dành cho tiết 14 , 17: ôn tập từ chỉ đặc điểm )
- Phiếu được gấp tư để “bốc thăm”
- Cử trọng tài, thư kí theo dõi cuộc thi .
Tiến hành : 
 11 - Đỏ : Đỏ như máu , đỏ như son, đỏ như gấc , đỏ như mận chín , đỏ như 
 ớt , đỏ như quả cà chua,...
 - Đen : đen như than, đen như gỗ mun, đèn như cột nhà cháy , đen như bồ 
 hóng , đen như quạ , đen như cuốc ,...
 - Vàng: vàng như nghệ, vàng như mật ong, vàng như tơ, vàng như nắng , 
 vàng như lụa ,...
Bộ phiếu C: ( 5 phiếu từ chỉ đặc điểm, tính chất ) 
 - Đẹp : đẹp như tiên, đẹp như hoa, đẹp như tranh,đẹp như mơ,...
 - Cao: cao như núi , cáo như ngọn tháp , cao như sếu , cao như cây sào ,..
 - Khoẻ : khoẻ như voi, khoẻ như trâu, khoẻ như bò mộng , khoẻ như hổ, 
 khoẻ như lực sĩ ,...
 - Nhanh: nhanh như sóc , nhanh như điện, nhanh như cắt, nhanh như gió , 
 nhanh như chớp ,...
 - Chậm: chậm như sên, chậm như rùa, ...
2/ Gợi ý thêm một số bộ phiếu để “ thử tài so sánh”
Bộ phiếu D: ( 5 từ chỉ trạng thái)
 - Buồn : buồn như đưa đám, buồn như mất của, buồn như cha chết ,...
 - Vui: vui như tết, vui như hội, vui như bắt được vàng, vui như mở cờ 
 trong bụng ,...
 - Sướng : sướng như tiên , sướng như vua, sướng như ông Hoàng(vua)
 - Khổ : khổ như trâu ngựa, khổ như ăn mày, khổ như nô lệ,... 
 - Im: im như thóc , im như hến , im như ngủ,...
Bộ phiếu E: (5 phiếu từ chỉ đặc điểm, tính chất ) 
 - Lạnh : lạnh như tiền, lạnh như đồng , lạnh như ướp đá , lạnh như 
 băng,...
 - Nóng : nóng như thiêu, nóng như lửa đốt, nóng như bếp lò nung,...
 - Chua: chua như dấm , chua như mẻ, chua như khế ,...
 - Ngọt : ngọt như đường cát, ngọt như mía lùi , ngọt như mật ong,...
 - Đắng : đắng như bồ hòn, đắng như mật gấu, 
Bộ phiếu G: (5 phiếu từ chỉ đặc điểm, tính chất ) 
 - Gầy : gầy như cò hương, gầy như hạc, gầy như que tăm, gầy như cây 
 củi, gầy như ống sậy,...
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_3_hoc_tot_bien_phap.doc