SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 3

doc 17 trang sangkienlop3 22/11/2023 991
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 3

SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 3
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Như chúng ta đã biết Tập đọc là phân môn đảm nhiệm việc hình thành và 
phát triển cho học sinh kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh 
ở cấp tiểu học, cấp học đầu tiên trong trường phổ thông. Đọc giúp học sinh chiếm 
lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập, đây là một công cụ 
giúp học sinh học tốt các môn học. Việc dạy Tập đọc sẽ giúp các em hiểu biết hơn, 
bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một 
cách lô gíc cũng như có hình ảnh về các sự vật có xung quanh cuộc sống của chúng 
ta. Như vậy, dạy Tập đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo 
dưỡng, giáo dục tình cảm chuẩn mực đạo đức và phát triển trí tuệ, tư duy.
 Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy kỹ năng đọc của học sinh Tiểu học 
nói chung đặc biệt là học sinh lớp Ba tôi chủ nhiệm chưa cao. Một số em đọc bài 
chưa được trôi chảy, tốc độ đọc còn chậm, phát âm sai do phương ngữ, đọc sai 
nhiều ở những tiếng có âm ch/tr; n/l; x/s; thanh hỏi/ thanh ngã. Đa số học sinh đọc 
đúng văn bản nhưng chưa có sự đồng đều về âm lượng và chưa hiểu được nội dung 
của câu văn, đoạn văn. Số em biết đọc diễn cảm một văn bản (thuộc văn bản nghệ 
thuật) chưa nhiều, cách ngắt nghỉ giữa các từ, cụm từ, cách ngắt nhịp thơ, cách thể 
hiện giọng đọc hay trong một bài văn, bài thơ còn hạn chế. Giáo viên chưa mạnh 
dạn đổi mới phương pháp dạy học; hình thức tổ chức chưa được linh hoạt; sử dụng 
đồ dùng dạy học hiệu quả chưa cao; đôi lúc còn rập khuôn, máy móc. Đây cũng là 
một trong những nguyên nhân làm cho học sinh không chủ động, tích cực trong học 
tập nên chưa nâng cao được chất lượng môn Tiếng Việt nói chung và kỹ năng đọc 
nói riêng. 
 Là một giáo viên tôi luôn trăn trở, suy nghĩ: Làm thế nào để nâng cao kỹ năng 
đọc cho học sinh giúp các em thuận lợi hơn trong quá trình học tập các môn học. Vì 
vậy, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho HS lớp Ba”.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 
 a) Mục tiêu
 1 nền tảng vững chắc để học tốt môn Tiếng Việt và tất cả các môn học khác. Có đọc 
đúng, đọc trôi chảy mới cảm thụ được bài văn và đọc đúng sẽ hiểu tất cả các văn 
bản khác. Những năng lực này không phải tự nhiên mà có. Giáo viên phải từng 
bước hình thành cho các em trong thời gian học các lớp ở cấp Tiểu học. Tập đọc là 
một phân môn thực hành, nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành năng lực đọc cho 
học sinh từ 4 yêu cầu về chất lượng “đọc”: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc 
diễn cảm. Phương pháp dạy tập đọc phải dựa trên những cơ sở của ngôn ngữ học 
như: chính âm, chính tả, ngữ điệu, Để tổ chức dạy đọc cho học sinh chúng ta cần 
hiểu rõ quá trình đọc, nắm được bản chất kỹ năng đọc. Đọc là một hoạt động trí tuệ 
phức tạp mà cơ sở tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan 
thị giác. 
 Theo Sách giáo viên Tiếng Việt 3 tập I, mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc 
Tiểu học và mục tiêu của phân môn tập đọc là:
 - Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, 
nói, đọc ,viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. 
Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy; 
cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ 
giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước 
ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong 
sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam 
xã hội chủ nghĩa. 
 - Phân môn Tập đọc rèn cho học sinh các kỹ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc-
hiểu, nghe và nói). Bên cạnh đó thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và 
những câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài đọc, phân môn Tập đọc cung 
cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn 
từ, cách diễn đạt, những hiểu biết vế tác phẩm văn học và góp phần rèn luyện nhân 
cách cho học sinh. 
 Mặt khác, tháng 2/1966 thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát động phong trào 
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, trong đó việc đọc đúng, viết đúng tiếng Việt 
rất được quan tâm. Người Việt phải nói và viết đúng tiếng nước nhà, cố gắng giữ 
 3 Đối với giáo viên: Có trách nhiệm với học sinh, giảng dạy nhiệt tình, chịu 
khó học hỏi đồng nghiệp và tìm hiểu qua tài liệu để đúc rút kinh nghiệm cho bản 
thân nhằm năng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên khi chuẩn bị bài vẫn còn phụ 
thuộc vào sách giáo viên, sách thiết kế nên bài dạy còn đơn điệu chưa được phù 
hợp với từng đối tượng học sinh. Việc chọn từ và giải nghĩa từ vẫn còn rập khuôn 
(bám sát từ ở phần chú giải trong sách giáo khoa); chưa phân biệt lựa chọn từ mới 
để cung cấp cho nội dung bài. Giáo viên chưa chú ý nhiều đến học sinh có khả 
năng tiếp thu chậm vì sẽ mất thời gian. Ngoài ra, giáo viên chưa linh động, sáng tạo 
nhiều trong phương pháp giảng dạy và thiết kế bài dạy, chưa khai thác hết ý đồ của 
sách giáo khoa.
 Đối với học sinh:
 Một số em có ý thức học tập, chăm chỉ học bài ở lớp cũng như ở nhà. Trong 
giờ học tích cực xây dựng bài, đọc bài tốt, biết tìm hiểu nội dung bài đọc. Bên cạnh 
đó còn nhiều em chưa có sự chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp, ít đọc sách, 
không chịu đọc sách. Nếu có đọc thì các em cũng chưa biết cách đọc, chỉ đọc một 
cách qua loa, đại khái, đọc cho có đọc, lười tìm hiểu. Một số em đọc rất chậm, còn 
đánh vần, chưa ý thức được thói quen tập trung chú ý khi đọc thầm. Phát âm chưa 
chuẩn, chưa biết cách ngắt nghỉ hơi khi đọc, quen đọc theo tiếng địa phương như:
 + Đọc chưa đúng phụ âm đầu: ch/tr; d/r/gi; l/n; v/d; ..
 Ví dụ: “che chẻ” (tre trẻ) ; “đi nàm” (đi làm) 
 + Đọc chưa đúng vần: ăn/ăng;.......
 Ví dụ : “thằng lằng” (thằn lằn)
 + Đọc chưa đúng thanh hỏi, thanh ngã:
 Ví dụ: “trôi nỗi” (trôi nổi)
 “kiên nhẩn” (kiên nhẫn).
 Đối với cha mẹ học sinh: Đa số gia đình học sinh từ các nơi đến lập nghiệp, 
cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, trong đó không ít là người dân tộc thiểu số, nên 
trình độ còn thấp, ít quan tâm đến việc học của học sinh. Bên cạnh đó, còn có một 
 5 Ví dụ: Dạy bài: “Cậu bé thông minh”; Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 Tập I, 
Trang 4, ta cần chuẩn bị cụ thể:
 - Tranh Cậu bé thông minh, trong bộ đồ dùng dạy học môn Tiếng việt lớp 3, 
tập I. 
 - Sách Tiếng Việt lớp 3, tập I; Sách giáo viên Tiếng việt lớp 3, tập I; Sách 
thiết kế bài giảng Tiếng Việt lớp 3, tập I. 
 - Bảng phụ ghi câu, đoạn khó đọc:
 + Ngày xưa,/ có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước.// Vua hạ lệnh 
cho mỗi làng trong vùng nọ/ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, / nếu không có thì 
cả làng phải chịu tội. // 
 + Cậu bé kia, / sao dám đến đây làm ầm ĩ ?// 
 + Thằng bé này láo, / dám đùa với trẫm! // Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao 
được? // 
 + Muôn tâu, /vậy sao Đức vua lại hạ lệnh cho làng con / phải nộp gà trống 
biết đẻ trứng ạ?// .
 b.2. Dạy theo đối tượng học sinh qua các tiết Tập đọc
 Như chúng ta đã biết dạy học phân hóa là dạy theo từng loại đối tượng, phù 
hợp với tâm sinh lý, khả năng, nhu cầu và hứng thú của người học nhằm phát triển 
tối đa tiềm năng riêng vốn có. Đặc điểm của dạy học phân hóa là phát hiện và bù 
đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học tập cho các em. Để nâng cao kỹ 
năng đọc cho từng đối tượng học sinh cần thực hiện các bước sau:
 b.2.1. Đối với học sinh đọc chậm, phát âm chưa đúng
 Giáo viên hướng dẫn luyện đọc theo một số hình thức sau:
 - Luyện đọc từng tiếng, từng từ, từng câu, từng đoạn, cả bài nhiều lần để các 
em quen với mặt chữ.
 - Từng học sinh đọc, nhóm đọc, cả lớp đọc đồng thanh.
 - Hướng dẫn cá nhân; luyện đọc tiếng khó, từ khó nhiều lần để học sinh đọc 
đúng. 
 7 giữa câu) thời gian ngắt hơi bằng bằng nửa quãng nghỉ hơi sau dấu chấm. Trong 
trường hợp dấu kết thúc câu đồng thời cũng kết thúc một đoạn để xuống dòng, 
quãng nghỉ sẽ dài gấp đôi khoảng thời gian phát âm một tiếng. 
 Bên cạnh những dấu kết thúc câu hoặc ngăn cách các bộ phận câu, còn có một 
số dấu câu có cách dùng đặc biệt là dấu chấm lửng thể hiện lời nói ngắt quãng cụ 
thể là: 
 - Ngắt quãng giữa một tiếng 
 VD câu : Bỗng một tiếng “kít...ít” làm cậu sững lại. (trong bài Trận bóng 
dưới lòng đường, tr 54). Trong trường hợp này các em không nghỉ hơi mà phát âm 
kéo dài chỗ có dấu chấm lửng. 
 - Ngắt quãng giữa tiếng hoặc từ
 VD : Ông ơi... cụ ơi...! Cháu xin lỗi cụ. (Tiếng Việt 3, tập một, tr 55). Trong 
trường hợp này, các em cần nghỉ ở chỗ có dấu chấm lửng một quãng bằng thời gian 
phát âm một tiếng.
 Sự nghỉ hơi cũng được diễn ra ở giữa những cụm từ dài để lời nói được mạch 
lạc, rõ ràng. VD : Khi dạy HS đọc câu : Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không 
vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện. (trong bài Chú sẻ và bông hoa bằng 
lăng). Nếu học sinh đọc liền một mạch không nghỉ hơi giữa hai vế câu “ bằng 
lăng nở hoa mà không vui / vì bé Thơ...” thì sẽ làm người nghe không hiểu rõ ý. 
Khi đồng thanh, tới câu này, giáo viên cần hướng dẫn nghỉ hơi đúng, viết câu văn 
đó lên bảng, đánh dấu nghỉ hơi cho học sinh nhớ. 
 Khi hướng dẫn học sinh nghỉ hơi giữa cụm từ lưu ý các em đọc tự nhiên, 
tránh cường điệu, đọc nhát gừng vì hiểu ngắt giọng một cách máy móc hoặc đọc 
quá to những tiếng cần nhấn giọng. 
 Ngoài việc đọc đúng, chính xác, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh cách 
nhấn giọng ở những từ in đậm và ngắt nhịp giữa các dòng thơ đúng chỗ, thể hiện 
giọng đọc đúng với nội dung.
 Ví dụ: Trong bài thơ “Bận” Sách giáo khoa Tiếng Việt - Tập I trang 59.
 Trời thu / bận xanh / Còn con / bận bú /
 9 yêu cầu đặt ra khi đọc những câu văn bản văn chương hoặc có các yếu tố của ngôn 
ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện ở kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng 
giọng, cường độ giọng,... để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác giả đã gửi 
gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu, cảm thu của người đọc 
đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao và chỉ thực 
hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát. Để phát huy năng lực đọc nên gọi 
các em đọc mẫu. Khuyến khích cách đọc sáng tạo của học sinh, tránh áp đặt một 
cách đọc theo khuôn mẫu. Sau khi tìm hiểu nội dung bài, giáo viên cần mở rộng nội 
dung bài; đặt câu hỏi mở rộng phù hợp với nội dung bài để học sinh suy nghĩ, phán 
đoán, tạo cho học sinh có cơ hội phát huy năng lực tìm tòi, sáng tạo trong học tập.
 Ví dụ: dạy bài “Giọng quê hương”
 Trước khi tìm hiểu nội dung đoạn 3, gọi 1 học sinh đọc đoạn 3. Đồng thời cả 
lớp đọc thầm. Giáo viên giao nhiệm vụ: Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và 
Đồng? Những chi tiết nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê 
hương? Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương?
 b.3. Làm tốt công tác phối hợp với cha mẹ học sinh
 Phối hợp là hoạt động cùng nhau giữa hai hay nhiều tổ chức để đạt mục tiêu 
chung. Ở trường ngoài giáo viên trực tiếp giảng dạy, để nâng cao chất lượng giáo 
dục phải phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh và giáo viên bộ môn, các tổ chức 
trong và ngoài nhà trường. Để giúp học sinh có kỹ năng đọc tốt giáo viên phối hợp 
chặt chẽ với cha mẹ học sinh. Giáo viên tổ chức họp định kỳ với cha mẹ học sinh 
qua các giai đoạn: Đầu năm, cuối học kỳ I, cuối học kỳ II (3 lần/1 năm) để cha mẹ 
học sinh nắm được tình hình học tập của con em mình. Trong cuộc họp đầu năm 
giáo viên nêu đặc điểm tình hình chung của lớp, hướng dẫn cha mẹ cách hướng dẫn 
con học ở nhà. Giáo viên phối hợp với gia đình giúp học sinh sắp xếp thời gian ở 
nhà hợp lý để các em có thời gian rảnh tìm đọc sách, truyện, chuẩn bị trước bài khi 
đến lớp. Yêu cầu gia đình thường xuyên quan tâm đến việc học tập của con em 
mình, tạo không khí học tập thoải mái cho các em. Cha mẹ nên nhờ con đọc giúp 
bài báo hay tin tức,... đó cũng là cách để kiểm tra con đọc và tạo hứng thú cho con 
 11

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_3.doc