Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn luyện kĩ năng giải toán dạng tính giá trị biểu thức cho học sinh Lớp 3

doc 17 trang sangkienlop3 26/03/2024 361
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn luyện kĩ năng giải toán dạng tính giá trị biểu thức cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn luyện kĩ năng giải toán dạng tính giá trị biểu thức cho học sinh Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn luyện kĩ năng giải toán dạng tính giá trị biểu thức cho học sinh Lớp 3
 1
I/ TÊN ĐỀ TÀI: 
BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI TOÁN DẠNG TÍNH GIÁ TRỊ
 CỦA BIÊU THỨC CHO HỌC SINH LỚP 3/A – NĂM HỌC : 2012- 2013
II/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
 1.Tầm quan trọng của đề tài:
 Đại hội đại biểu toàn quốc làn thứ IX của Đảng đã chỉ rõ “ Phát triển giáo 
dục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp hoá, hiện đại 
hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển 
xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
 Mục tiêu của giáo dục hiện nay là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 
Môi trường giáo dục của trường Tiểu học là cái nôi cung cấp cho học sinh 
những tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết, giúp các em hình thành và 
phát triển nhân cách.
 Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển 
những cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người. Trong các môn 
học ở tiểu học, môn Toán có vị trí rất quan trọng.
 Trong chương trình dạy – học toán ở Tiểu học, chương trình toán lớp 3 
đóng một vai trò trọng yếu. Lớp 3 là lớp kết thúc giai đoạn đầu của bậc tiểu học, 
phải chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho cơ sở ban đầu, để học sinh học tốt giai đoạn 
cuối của bậc Tiểu học và tiếp các cấp học sau này.
 Người thầy giáo rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học theo chương 
trình dạy- học Trường học kiểu mới Việt Nam (VNEN), đúng với mục tiêu đề 
ra.
 Trong nghị quyết Đại hội Đảng lần IX cũng đã nêu ra. “ Tăng cường đổi 
mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính sáng tạo của người học, coi trọng 
thực hành, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt học chay”.
 2.Thực trạng của vấn đề:
 Lớp 3/a tổng số: 29/14 nữ
 Trong môn Toán, học sinh học đến phần tính giá trị biểu thức thì nhiều 
em lúng túng, chưa giải được, giải sai hoặc giải không đúng phương pháp toán 
học. Học sinh sẽ hỏng kiến thức và gây ảnh hưởng không nhỏ đến các dạng toán 
liên quan như giải bài toán hợp 
 Trước tình hình thực tế như vậy, để thực hiện những quan điểm đổi mới 
nói trên, trong dạy học nói chung, dạy học môn toán nói riêng, tôi đã tìm biện 
pháp: “Rèn luyện kĩ năng giải toán dạng tính giá trị của biểu thức cho học sinh 
lớp 3/a năm học 2012-2013”. Bản thân tôi thấy rất cần thiết trong việc dạy học 
môn toán ở lớp 3, mà tôi đã áp dụng trong nhiều năm học qua đạt được kết quả. 
Trong năm học 2012-2013 theo chương trình dạy học VNEN với lớp 3/a . Trong 
một tiết học toán chẳng hạn, học sinh chưa thực hiện hoàn thành các hoạt động 
thì được phép thực hiện tiếp vào buổi chiều. Đây là một quy trình dạy học phù 
hợp với đề tài mà tôi đã và đang nghiên cứu áp dụng cho lớp học của mình đạt 
được hiệu quả cao.
 3.Lý do chọn đề tài:
 Trong nhiều năm dạy Tiểu học, bản thân tôi được liên tục giảng dạy lớp 3 
ở những năm gần đây, nhiều trường, nhiều lớp, nhiều đối tượng học sinh. Trên 
 3
của lớp 3 và các dạng giải toán điển hình. Vì vậy đối với việc giải toán trong 
từng tiết học, để học sinh yếu kém giải toán tính giá trị của biểu thức đúng, quả 
là khó khăn, cả về trả lời lẫn tính toán.. Kinh nghiệm một số năm học qua, khi 
giáo viên cùng học sinh dạy và học những tiết học tính giá trị biểu thức vừa 
xong thì vẫn còn một số học sinh yếu chưa có kĩ năng giải toán dạng tính giá trị 
biểu thức.
 Toán học với tư cách là một khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới 
thực, có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức cơ bản rất 
cần thiết cho đời sống, sinh hoạt, lao động. Đó cũng là những công cụ rất cần 
thiết để học các môn học khác, để tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh và hoạt 
động có hiệu quả trong thực tiễn.
 Nhưng trên thực tế đối với học sinh đại trà (kể cả học sinh yếu, kém) khi 
giải dạng toán tính giá trị biểu thức, các em rất ngại làm bài, sợ giải toán vì khả 
năng tư duy “phân tích, tổng hợp của các em còn nhiều hạn chế”.
 Bằng phương pháp điều tra, tiếp xúc với học sinh lớp 3, cũng như qua 
thực tế giảng dạy tôi nhận thấy:
 Với thực tế học sinh lớp của tôi, còn một số em giải toán dạng tính giá trị 
biểu thức thiếu chính xác, chưa đúng, tính toán còn sai, nhầm lẫn về thứ tự, phép 
tính, nhiều khi làm bài chưa có kĩ năng phán đoán, suy luận, không biết làm thế 
nào? Các em rất sợ học môn toán là môn “thể thao trí tuệ”, vừa giúp các em giải 
trí tinh thần, vừa giúp việc dạy học tốt môn toán là điều cần thiết mà giáo viên 
phải suy nghĩ, nghiên cứu, quan tâm. Trong đó “cách giải toán dạng tính giá trị 
biểu thức” là chú trọng trong chương trình toán 3. Vậy trong quá trình dạy học 
tôi đã thực hiện một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giải dạng toán này.
V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
 A/ Điều tra phân loại:
 1. Điều tra phân loại học sinh yếu kém toán ở lớp:
 -Những em yếu, kém về môn toán. Dĩ nhiên giải toán dạng tính giá trị 
biểu thức, các em không thực hành được. Ngay từ đầu năm học, tôi đã phân loại 
đối tượng học sinh để có kế hoạch kèm cặp cùng nhóm học tập và Hội đồng tự 
quản mà học sinh đã tự bầu chọn ngay từ đầu năm học, để hướng dẫn phương 
pháp giải toán kịp thời cho từng em, từng bạn. 
 -Lớp 3/a năm học 2012-2013 các em:“ Lý Phong, D L Huyền Vi , Tr. Th. 
Trâm, D. T. Ánh Tuyết, P. Thanh Khương , Nguyễn T. Sang, N. T. Hồng Oanh, 
Trần Oai Sơn, Ng Tấn Tài, Hồ Trịnh Xuân Công..”, là những học sinh giải 
toán còn yếu. Các em không biết giải, hay là giải sai, tính giá trị biểu thức sai, 
không nắm vững phương pháp làm bài. Tôi luôn luôn quan tâm động viên các 
em chăm học, tích cực làm bài để các em tự tin vào khả năng của mình để suy 
nghĩ, phán đoán tìm cách giải đúng.
 Trong khi chấm bài, chữa bài của học sinh khi cần cứu trợ, tôi ghi nhật kí 
lại từng chi tiết lỗi sai của các em . Tổng hợp tất cả những lỗi sai sót thường gặp 
mà học sinh thể hiện ở bài giải, để chữa sai cho cá nhân, nhóm, cả lớp trong giờ 
lên lớp, giờ phụ đạo, giờ học 2b/ ngày, và cho học sinh tự chấm chữa theo đôi 
bạn học tốt (học nhóm) dưới sự hướng dẫn của thầy giáo.Vì phần bài học “Tính 
giá trị của biểu thức có 4 quy tắc, khi truyền thụ kiến thức cho học sinh các em 
 5
 Nắm được cách tìm một thừa số chưa biết, tìm số bị chia, số chia chưa 
biết và vận dụng vào các bài tập “Tìm X” trong phạm vi 1000. Các biện pháp đó 
giáo viên phải rèn luyện cho học sinh nắm vững các kiến thức yêu cầu trên. Từ 
đó học sinh phải nắm về: Muốn tính giá trị biểu thức, thì ta phải nhận biết. Thế 
nào là biểu thức số ? Đây là một vấn đề quan trọng, mà tôi muốn đề cập đến.
 4. Về biểu thức số:
 -Nhận biết được biểu thức số, đọc và viết được các biểu thức tổng, hiệu, 
tích, thương của hai số.
 -Nắm được qui tắc về “Thứ tự thực hiện các phép tính(có nhiều dấu phép 
tính) trong một biểu thức, (không có dấu ngoặc đơn và có dấu ngoặc đơn), vận 
dụng để tính được giá trị của biểu thức số có không quá 2 dấu phép tính.
 -Biết so sánh các tổng, hiệu, tích, thương của hai số với nhau, có sử dụng 
các dấu , ghi kết quả so sánh.
 -Biết tìm giá trị đúng của biểu thức để nối đúng biểu thức với kết quả.
 B/ Rèn kĩ năng giải toán dạng tính giá trị biểu thức.
 1. Rèn kĩ năng từ dễ đến khó, từ kiến thức đã học đến kiến thức mới.
 1.1: Dạng toán tính giá trị biểu thức:
 Trong chương trình lớp 3 theo CT hiện hành cũng như CT dạy học VNEN 
 có 7 tiết học về tính giá trị biểu thức:
 * Chương trình hiện hành:
 1 tiết làm quen với biểu thức.
 3 tiết tính giá trị biểu thức.
 2 tiết luyện tập.
 1 tiết luyện tập chung.
 * Chương trình VNEN là:
 Bài: Làm quen với biểu thức. Tính giá trị biểu thức (1 tiết Hoạt 
 động cơ bản + 1 tiết Hoạt động thực hành) .
 Bài: Tính giá trị biểu thức (tiếp theo), (1 tiết Hoạt động cơ bản + 1 
 tiết Hoạt động thực hành) .
 Bài: Tính giá trị biểu thức (tiếp theo), (1 tiết Hoạt động cơ bản + 1 
 tiết Hoạt động thực hành) .
 Bài: Luyện tập chung (1 tiết Hoạt động thực hành) 
 • Riêng 3 tiết tính giá trị của biểu thức có 4 qui tắc tính giá trị biểu thức:
 • (Chương trình hiện hành cũng giống như chương trình VNEN)
 . Biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ : ( + ; - ) .
 . Biểu thức chỉ có phép tính nhân, chia: ( x ; : ) .
 . Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia: ( + ; - ; x ; : ) .
 . Biểu thức có dấu ngoặc đơn : ( .) .
 Đây là dạng toán có tính khái quát, tổng hợp. Đối với học sinh học yếu, 
trung bình và một số em khá giỏi vẫn chưa thông thạo phương pháp giải bài tập 
này. Tôi dựa vào cơ sở rèn luyện kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia và cho học sinh 
học thuộc bảng nhân, chia. Tôi đã ôn luyện các em giải dạng toán này trong 
những buổi học phụ đạo, bồi dưỡng, tiết học phụ đạo bồi dưỡng cụ thể hoá từng 
cách của từng nhóm tính giá trị biểu thức trong phạm vi 100, 1000. Vận dụng 
các biện pháp học sinh thực hành, luyện tập từng bước, nắm bắt và hiểu cụ thể:
 7
 Nếu các em có thói quen thực hiện sai lệch này, về mặt toán học, lập luận 
giải trình không đúng, lúng túng. Vậy cần chú ý trường hợp này 
Hoặc: 86 – 10 x 4 = 76 x 4 
 = 304 Sai ( học sinh không hiểu bài, không nắm kiến 
 thức, lúng túng)
 86 – 10 x 4 = 40 – 86
 Vậy thực hiện đúng là: 86 – 10 x 4 = 86 – 40
 = 46
 Trường hợp này giáo viên phải hướng dẫn cụ thể như sau:
 - Nếu biểu thức có nhân hoặc chia thì phải thực hiện nhân hoặc chia trước
rồi phải viết đúng kết quả vừa tính và dấu phép tính còn lại (chưa thực hiện) 
sang bên phải dấu (=) đúng vị trí.
 - Còn phép tính (cộng hoặc trừ) chưa thực hiện thì phải viết lại đúng vị trí 
như ở đề bài thì kết quả mới đúng. Đồng thời cũng hướng dẫn, rèn luyện cách 
thực hành ở lớp bằng nhiều hình thức học tập như chương trình Dự án của 
VNEN . Bằng phương pháp dạy học thế nầy đã thực thi, các đối tượng học tập 
của lớp đã thành thạo kĩ năng giải toán dạng tính giá trị của biểu thức.
 1.1.c: Bài 45 (VNEN) 
 Tính giá trị biểu thức (tiếp theo)
 1.1.c.1: Trong biểu thức có dấu ngoặc đơn ( )
*Thực hiện phép tính trong ngoặc đơn trước.
*Tôi phân tích thành 4 nhóm, có 32 cách tính giá trị biểu thức trong dấu ngoặc 
đơn trên cùng một qui tắc: 
 1 2 3 4
 (x) x (+) + (x) + (:) +
 x (x) + (+) x (+) : (+)
 (:) : (-) - (+) x (+) :
 : (:) - (-) + (x) + (:)
 (x) : (+) - (x) - (:) -
 x (:) + (-) x (-) : (-)
 (:) x (-) + (-) x (-) :
 : (x) - (+) - (x) - (:)
 *Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học mà chủ yếu là học sinh lớp 3 chỉ mới 
8-9 tuổi. Các em mau nhớ, chóng quên với những kiến thức khái quát trên . Nếu 
phân tích cụ thể là 48 biểu thức tính giá trị . Nếu giáo viên không phân tích rõ 
ràng,cụ thể, chi tiết từng cách tính, theo từng nhóm, từng qui tắc mà chỉ giảng 
dạy theo như sách giáo khoa (Tài liệu hướng dẫn học Toán 3 VNEN) và sách 
tham khảo hoặc không nghiên cứu biện pháp để rèn luyện phù hợp với tâm sinh 
lý lứa tuổi, thì e rằng các em không tiếp thu một cách lôgic theo thứ tự. Vậy 
người thầy giáo phải truyền thụ kiến thức theo các phương pháp, từ cụ thể đến 
phức tạp, từ dễ đến khó thì kết quả mới đem lại đạt hiệu quả cao trong dạy và 
học.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_luyen_ki_nang_giai_toan.doc