Sáng kiến kinh nghiệm Dạy phân hóa môn Tiếng Việt Lớp 3 trong Mô hình trường học mới VNEN

doc 26 trang sangkienlop3 29/12/2023 1450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy phân hóa môn Tiếng Việt Lớp 3 trong Mô hình trường học mới VNEN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy phân hóa môn Tiếng Việt Lớp 3 trong Mô hình trường học mới VNEN

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy phân hóa môn Tiếng Việt Lớp 3 trong Mô hình trường học mới VNEN
 Dạy phân hóa môn Tiếng Việt lớp Ba trong Mô hình trường học mới VNEN
 MỤC LỤC
 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
 Mục Tên đề mục Trang
 I. Đặt vấn đề 2
 II. Mục đích nghiên cứu 3
 Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 Mục Tên đề mục Trang
 I. Cơ sở lí luận của vấn đề 3
 II. Thực trạng của vấn đề 4
 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 8
 IV. Tính mới của giải pháp 20
 V. Hiệu quả của sáng kiến. 21
 Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 Mục Tên đề mục Trang
 I. Kết luận 23
 II. Kiến nghị 24
Người thực hiện: Dương Thị Kim Truyền – Trường TH Lý Tự Trọng Trang 1 Dạy phân hóa môn Tiếng Việt lớp Ba trong Mô hình trường học mới VNEN
Qua khảo sát xét thấy tính khả thi và hiệu quả của đề tài rất cao nên trong năm học 
này, tôi đã mạnh dạn áp dụng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp ba của trường 
tiểu học Lý Tự Trọng. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: 
Dạy phân hóa môn Tiếng Việt lớp Ba trong Mô hình trường học mới VNEN. 
 Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, cùng với quá trình tích hợp là phân 
hóa. Phân hóa là phải dạy học sao cho phù hợp với từng người, từng nhóm khác nhau. 
Mỗi người có một năng lực riêng, phù hợp với sở thích riêng, sở trường riêng, điều 
kiện riêng. 
 II. Mục đích nghiên cứu
 Áp dụng phương pháp dạy học phân hóa vào môn Tiếng Việt ở lớp Ba để vừa 
bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho học sinh khá giỏi, vừa trang bị kiến thức cơ bản cho 
học sinh trung bình, vừa bồi dưỡng lấp lỗ hổng cho học sinh yếu kém. Qua đó nâng 
cao hiệu quả việc dạy học ở tất cả các môn học khác.
 Nghiên cứu lí luận và thực tiễn dạy học phân hoá. Các hình thức dạy học phân 
hóa. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hoá trong giờ Tiếng Việt. Mối quan hệ giữa 
phương pháp dạy học phân hoá với các phương pháp dạy học khác. Áp dụng dạy học 
phân hoá vào môn Tiếng Việt cho học sinh như thế nào ? Xác định hệ thống phân hóa 
các phân môn trong môn Tiếng Việt lớp Ba. Nghiên cứu những sai lầm thường gặp và 
biện pháp khắc phục cho học sinh trong dạy học môn Tiếng Việt. 
 Thử nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi của đề tài.
 Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
 I. Cơ sở lý luận của vấn đề
 Xu hướng dạy học phân hóa ở nhiều nước được thực hiện bằng cách định 
hướng hoặc phân luồng cho học sinh ngay từ cấp tiểu học ở các môn học tự chọn. Các 
định hướng này tạo cho HS các cơ hội lựa chọn cho mình hướng học lên phù hợp với 
năng lực, sở thích, nguyện vọng và các điều kiện riêng của mỗi HS. Xuất phát từ chức 
năng giáo dục, xét đến cùng là chức năng phát triển của mỗi cá nhân học sinh và trên 
cơ sở đó tạo ra động lực thúc đẩy phát triển. Theo đó, cá nhân chỉ có thể có sự phát 
triển tối đa khi nhà giáo dục và hệ thống giáo dục đáp ứng những khả năng, những nhu 
cầu, nguyện vọng bằng một chương trình nội dung và cách thức phù hợp. 
 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII đã nêu: “Đổi mới mạnh mẽ 
phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành 
nếp tư duy sáng tạo cho học sinh. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và 
phương tiện hiện đại vào quá trình dạy - học”.“Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất 
quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ 
chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện nền giáo dục nước 
Người thực hiện: Dương Thị Kim Truyền – Trường TH Lý Tự Trọng Trang 3 Dạy phân hóa môn Tiếng Việt lớp Ba trong Mô hình trường học mới VNEN
học tập các môn học khác, trong cuộc sống thường ngày. Giáo dục cho học sinh về tư 
tưởng, đạo đức, lối sống, thẩm mỹ của người công dân yêu nước trung thực và giản dị. 
Phát triển ở mỗi học sinh khả năng học tập, đồng thời phát hiện và bồi dưỡng sớm cho 
học sinh có năng khiếu về môn Tiếng Việt, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước 
một cách chân thành qua môn Tiếng Việt. Giáo dục phẩm chất đạo đức thẩm mỹ đúng 
đắn phù hợp với con người Việt Nam trong thời đại hiện nay.
 Trong các phương pháp giảng dạy Tiếng Việt thì phương pháp dạy học phân 
hóa là một phương pháp khá hiệu quả. Trong giờ học Tiếng Việt, việc bảo đảm thực 
hiện tốt các mục đích dạy học đối với tất cả các đối tượng học sinh, khuyến khích phát 
triển tối đa và tối ưu những khả năng của cá nhân là yêu cầu vô cùng quan trọng mà 
dạy học phân hóa đã đạt được. Dạy học phân hóa phát huy tốt khả năng cá thể hóa 
hoạt động của học sinh, đưa học sinh trở thành chủ thể của quá trình nhận thức, tiếp 
thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo, phù hợp với năng lực nhận thức của bản 
thân. Bên cạnh đó giáo viên có cơ hội hiểu và nắm được mức độ nhận thức của từng cá 
thể học sinh để đề ra những biện pháp tác động, uốn nắn kịp thời và có đánh giá một 
cách chính xác, khách quan. Dạy học phân hóa trong môn Tiếng Việt gây được hứng 
thú học tập cho mọi đối tượng học sinh, xóa bỏ mặc cảm tự ti của đối tượng học sinh 
có nhịp độ nhận thức thấp cùng tham gia tìm hiểu nội dung, yêu cầu của bài. Kích 
thích, gây hứng thú học tập cho các đối tượng học sinh khá giỏi phát huy hết khả năng, 
trí tuệ của mình. Không gây cảm giác nhàm chán cho học sinh khá giỏi. Dạy học phân 
hóa trong giờ dạy Tiếng Việt dễ dàng thực hiện, không gây khó khăn, trở ngại cho 
giáo viên trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành giảng dạy. Không nhất thiết đòi hỏi 
cần có các phương tiện thiết bị hiện đại kèm theo, phù hợp với thực trạng điều kiện vật 
chất của nhà trường. Dạy phân hóa trong môn Tiếng Việt theo Mô hình trường học 
mới xóa bỏ mặc cảm, khoảng cách giữa học sinh yếu kém với học sinh khá giỏi, đưa 
các em sít lại gần nhau hơn qua sự tác động tình cảm trong các giờ học Tiếng Việt. 
Tạo điều kiện cho đối tượng học sinh yếu kém học hỏi, thảo luận với học sinh khá 
giỏi. Các em có cơ hội giúp đỡ nhau cùng phát triển, tiếp thu một cách nhanh chóng 
kiến thức của giờ học.
 Đại đa số bộ phận giáo viên đã nhận thức được trong thời đại ngày nay đổi mới 
dạy học và dạy học theo quan điểm “ Dạy học phân hóa” là tất yếu khách quan, phù 
hợp với xu thế chung của thế giới. Việc quản lý chương trình dạy học ở trường được 
thực hiện nghiêm túc, có các biện pháp kiểm tra thường xuyên. Hầu hết các giáo viên 
đều thực hiện đúng tiến độ, bám sát phân phối chương trình và thực hiện lên kế hoạch 
bài dạy đều đặn. Ngay từ đầu năm học chuyên môn đã đề ra kế hoạch dạy học phù hợp 
với thực tế của nhà trường, có những quyết định đúng, kịp thời, tổ chức thực hiện kế 
hoạch tương đối hợp lý, khoa học. Chú ý coi trọng việc phân công giảng dạy cho giáo 
viên trên cơ sở năng lực, hoàn cảnh, nguyện vọng, phù hợp với nhiệm vụ chính trị của 
Người thực hiện: Dương Thị Kim Truyền – Trường TH Lý Tự Trọng Trang 5 Dạy phân hóa môn Tiếng Việt lớp Ba trong Mô hình trường học mới VNEN
Nhiều giáo viên còn lúng túng, bối rối, chưa tự tin trong việc thiết kế các tiết dạy theo 
kiểu phân hóa cho từng đối tượng HS. Nếu quan tâm nhiều đến HS yếu, không có thời 
gian để định hướng cho HS giỏi, khá phát huy năng lực của bản thân; HS giỏi, khá dễ 
bị nhàm chán. Việc sử dụng phương tiện dạy học còn hạn chế do trình độ sử dụng của 
giáo viên chưa linh hoạt, tự tin.
 Theo kết quả khảo sát của HS lớp 3B, trường TH Lý Tự Trọng năm học 2017 – 
2018 và năm học 2018 - 2019 vào tháng 9 nêu lên thực trạng về các tiết học theo 
phương pháp dạy học đại trà. 
 Lớp TSHS Năm học Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
 0 22 em 9 em
 3B 31 2017 - 2018
 0 71.0 % 29.0%
 2 em 25 em 6 em
 3B 33 2018 - 2019
 6.1% 75.8% 18.1%
 Qua kết quả khảo sát, có thể khẳng định rằng thực trạng về việc dạy học cho 
cùng một đối tượng HS không đạt hiệu quả cao. Theo kết quả trên, tỉ lệ HS trung bình 
và yếu kém chiếm tỉ lệ khá cao. Bên cạnh đó, nhiều HS vẫn ngại học, không có động 
lực và hứng thú học tập trong các tiết học. Nguyên nhân một phần là do các em chưa 
có ý thức tự giác trong quá trình học tập, một phần khác là do các em có cùng một 
nhiệm vụ học tập nên nhiều khi học sinh khá giỏi hoàn thành nhiệm vụ ttrước, nhanh, 
không được giao nhiệm vụ tiếp theo nên các em thấy tiết học quá dễ dãi, nhàm chán. 
Ngược lại những học sinh yếu kém thì cảm thấy áp lực với một số yêu cầu quá sức của 
bản thân.. Do vậy, vai trò của người GV trong việc dạy học phân hóa cho phù hợp với 
nhận thức của các đối tượng học sinh giúp các em đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng 
của môn học và có khả năng phát triển năng lực sở trường của bản thân nhằm góp 
phần nâng cao chất lượng dạy và học là hết sức quan trọng.
 Đại đa số bộ phận GV đã nhận thức được trong thời đại ngày nay đổi mới dạy 
học và dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa là tất yếu khách quan, phù hợp với 
xu thế chung của thế giới. Song họ vẫn thực hiện dạy học theo quan điểm dạy học 
phân hóa theo kinh nghiệm truyền thống. Nội dung chương trình một số phần của môn 
học đôi chỗ chưa phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Phân phối chương trình 
đôi chỗ còn chưa phù hợp (lượng kiến thức của một số bài chưa phù hợp). Nhiều giáo 
viên chưa có thói quen phân hóa các đối tượng học sinh trong tiết dạy. Nội dung tiết 
dạy thiết kế chưa phù hợp với tình hình thực tế và các đối tượng học sinh của lớp. 
Thêm nữa họ chưa được bồi dưỡng qui trình dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa 
một cách có hệ thống, bài bản. Sự phối hợp giữa học sinh, gia đình và nhà trường 
Người thực hiện: Dương Thị Kim Truyền – Trường TH Lý Tự Trọng Trang 7 Dạy phân hóa môn Tiếng Việt lớp Ba trong Mô hình trường học mới VNEN
biệt là phương pháp dạy học phân hóa ngay trong giờ học chính khóa, buổi học thứ hai 
(các tiết dạy tăng cường) trong ngày sẽ giúp học sinh phát huy được hết khả năng của 
mình, tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo tùy theo mức độ nhận thức của 
từng đối tượng học sinh. Đạt được như vậy mới thực sự là đổi mới phương pháp dạy 
học, góp phần xây dựng đào tạo con người mới: chủ động, sáng tạo phù hợp với sự 
phát triển khoa học kỹ thuật như hiện nay. Trong những năm học vừa qua, người giáo 
viên dù đã vào nghề nhiều năm hoặc mới chập chững bước vào nghề đều gặp vướng 
mắc nhất định, đặc biệt là khi dạy môn Tiếng Việt thường gặp nhiều khó khăn hơn bởi 
bộ môn này chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các bộ môn khác và còn có nhiều phân môn 
khác nhau. 
 Khác rất nhiều đối với quan điểm dạy học khác, điểm khá đặc thù của dạy học 
phân hóa là nhằm phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học 
tập; biến niềm đam mê trong cuộc sống thành động lực trong học tập. Nói cách khác, 
dạy học phân hóa là con đường ngắn nhất để đạt mục đích của dạy học đồng loạt. Đảm 
bảo mọi đối tượng HS đều đạt được Chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học trong 
chương trình. Có nội dung dành cho đối tượng HS giỏi, khá; HS trung bình, yếu. Dạy 
học phân hóa theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng giúp cho giáo viên biết được lượng kiến 
thức mới và thực hành rèn kỹ năng qua mỗi bài học để xác định yêu cầu cần đạt cho 
từng đối tượng HS. Đồng thời xác định được nội dung cần nâng cao cho đối tượng HS 
giỏi, khá; nội dung cần truyền thụ cho HS trung bình, yếu. Yêu cầu cần đạt trong tài 
liệu Chuẩn kiến thức, kỹ năng được trình bày ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu. Từ đó, giáo 
viên xác định được những kiến thức trọng tâm cần truyền thụ, khắc sâu trong mỗi tiết 
dạy, cho mỗi đối tượng HS. HS giỏi, khá được giáo viên căn cứ vào Chuẩn tối thiểu để 
mở rộng việc cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng phát huy tính sáng tạo. Học sinh 
trung bình, yếu có cơ hội tiếp cận kiến thức theo khả năng, tạo được sự hứng thú và 
đam mê trong học tập, không thấy bị thua kém bạn bè. 
 Giải pháp 1. Các bước tổ chức dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa
 + Điều tra, khảo sát đối tượng HS trước khi lên lớp. 
 Sự giống và khác nhau về trình độ phát triển nhân cách của mỗi cá thể học sinh 
đòi hỏi một quá trình dạy học thống nhất với những biện pháp phân hóa nội tại. Nhiệm 
vụ của giáo viên là nghiên cứu tìm hiểu những mặt mạnh và yếu trong năng lực, trình 
độ phát triển của học sinh để có biện pháp cụ thể tác động đến đối tượng. Có như vậy 
mới giúp cho tất cả học sinh đều tiếp thu được những kiến thức và kỹ năng tối thiểu. 
Đồng thời, phát hiện và đào tạo nhân tài ngay từ trong lớp học. Trong quá trình dạy 
học, tôi thường xuyên theo dõi, tìm hiểu, kiểm tra để phân loại học sinh trong lớp, 
thường tôi chia lớp theo 3 đối tượng học sinh: Học sinh có nhịp độ nhận thức nhanh ( 
khá giỏi), học sinh có nhịp độ nhận thức chậm ( yếu kém), và học sinh có nhịp độ nhận 
Người thực hiện: Dương Thị Kim Truyền – Trường TH Lý Tự Trọng Trang 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_phan_hoa_mon_tieng_viet_lop_3_tron.doc