Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao dạy Tập đọc - Kể chuyện Lớp 3

doc 18 trang sangkienlop3 20/10/2023 1140
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao dạy Tập đọc - Kể chuyện Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao dạy Tập đọc - Kể chuyện Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao dạy Tập đọc - Kể chuyện Lớp 3
 A- Đặt vấn đề
 Dạy phân môn tập đọc ở tiểu học nói chung và dạy tiết tập đọc, kể chuyện 
ở lớp 3 nói riêng, đang là một vấn đề được các trường, các giáo viên đặc biệt 
quan tâm. Đọc, kể lại được tác phẩm văn chương con người không chỉ thức tỉnh 
về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được 
khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Do 
đó tập đọc, kể chuyện đóng một vai trò cực kì quan trọng trong dạy môn Tiếng 
Việt ở tiểu học. Đọc giúp học sinh giải mã được các tín hiệu ngôn ngữ, thông 
hiểu văn bản, kể chuyện giúp các em cảm thụ tốt hơn cái hay, cái đẹp của tác 
phẩm. Từ đó dần hình thành và hoàn thiện nhân cách ở học sinh. 
 Thông thường tập đọc, kể chuyện ở trường tiểu học được phân thành các 
tiết riêng biệt. Nhưng từ năm học 2004- 2005 đối với lớp 3, theo chương trình 
thay sách, một tác phẩm văn chương được dạy trong hai tiết. Trong đó tập đọc 
chiếm khoảng 1,5 tiết, kể chuyện chiếm 0,5 tiết. Do vậy người giáo viên gặp 
nhiều khó khăn khi dạy và có nhiều ý kiến không đồng nhất với nhau về tiến 
trình tiết dạy, cách hướng dẫn học sinh kể chuyệnCòn học sinh thì khó nhớ nội 
dung và kể chuyên chưa hay. 
 Năm học này, tôi được phân công trực tiếp giảng dạy lớp 3. vì thế để tìm 
hiểu yêu cầu nhiệm vụ , thực trạng dạy tiết Tập đọc Kể chuyển ở lớp 3 và đề xuất 
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy tiết Tập đọc kể chuyện theo 
hướng đổi mới, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện đề tài này, đồng thời tôi 
cũng đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân để cùng trao đổi với các đồng nghiệp.
 B - Giải quyết vấn đề :
 1- Nhiệm vụ, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của tiết dạy Tập đọc, kể chuyện lớp 3.
 - Cung cấp thêm vốn tiếng việt và văn học cho học sinh, giúp học sinh mở 
rộng hiểu biết, phát triển tư duy.
 - Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ cho học sinh.
 - Đọc lưu loát tác phẩm, ngắt nghỉ, nhấn giọng, phân biệt giọng đọc của các 
nhân vật một cách hợp lý.
 - Trên cơ sở hiểu được ý nghĩa, nội dung của bài tập đọc, các em nhớ, kể lại
 1 - Phương pháp đọc, nghiên cứu tài liệu.
 - Phương pháp tổng kết, đúc rút kinh nghiệm.
 4 - Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tiết dạy Tập đọc kể chuyện 
ở lớp 3.
 a - Điều tra cấu trúcnội dung, chương trình phần Tập đọc, kể chuyện.
 - Cấu trúc dạng bài tập đọc, kể chuyện.
 - Câu chuyện có lời thoại: 22 bài.
 - Câu chuyện dạng tự sự: 9 bài.
 - Yêu cầu của phần kể chuyện.
 - Yêu cầu dựa vào tranh để kể: 17 bài.
 - Yêu cầu dựa vào câu gợi ý: 7 bài.
 - Các yêu cầu khác: 7 bài.
 b -Phân loại đối tượng học sinh.
 Để giúp cho việc dạy học theo đối tượng học sinh có hiệu quả, ngay từ ngày 
đầu năm học, tôi đã điều tra và theo dõi việc đọc, kể chuyện của từng em rồi ghi 
vào sổ theo dõi ( như bản thống kê trên), để lên kế hoạch dạy học theo nội dung, 
chương trình và thời điểm của năm học, đồng thời theo dõi sự tiến bộ dù là rất 
nhỏ của học sinh. Từ đó, tôi động viên, khuyến khích các em và thay đổi kế 
hoạch dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 c - Nâng cao chất lượng dạy tập đọc, kể chuyện thông qua việc phân bố thời 
gian tiết dạy hợp lý .
 Qua dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp, tôi thấy ở hai tiết tập đọc, kể chuyện, 
các giáo viên thường phân bố thời gian không hợp lý ( như quá kéo dài thời gian 
dạy phần kể chuyện- theo thói quen dạy cả tiết kể chuyện ở những năm học 
trước). Do vậy, ảnh hưởng đến việc luyện đọc của học sinh, các em đọc còn 
ngọng và chưa diễn cảm Vì thế, trong quá trình dạy, tôi đã nghiên cứu nội 
dung từng bài, yêu cầu kể chuyện từng tiết và tìm hiểu đối tượng học sinh lớp 
mình để sắp xếp thời gian dạy phù hợp. Với thời lượng dạy tập đọc trong khoảng 
 3 * Lần hai : học sinh sẽ đọc nối tiếp đoạn ( với yêu cầu đọc diễn cảm).
 * Lần ba : học sinh đọc nhẩm theo cặp, các em đọc từng đoạn cho bạn bên 
cạnh nghe để cùng giúp nhau đọc đúng và hay hơn.
 Lưu ý: giáo viên yêu cầu học sinh đọc nhẩm với giọng vừa phải, tránh gây ồn 
ào lớp học .
 *Lần bốn: tôi tổ chức thi đua giữa các dãy bàn hoặc giữa các nhóm. Nhưng để 
tất cả học sinh đều cố gắng luyện đọc, không phải tiết nào tôi cũng gọi học sinh 
khá, giỏi lên thi đua. Những tiết cuối học kì I, tôi gọi các em đọc chưa thật tốt lên 
thi đua, để giúp các em cố gắng. Tùy lượng thời gian của tiết học còn nhiều hay ít 
mà số lượng học sinh được lên thi đua khác nhau.
 Sau khi học sinh luyện đọc đoạn tôi cho các em đọc cả bài. (khoảng hai đến 
ba em ).
 Đối với phần luyện đọc lại, vì tác phẩm được học là những câu chuyện có các 
nhân vật có lời thoại, nên tôi thường tổ chức cho học sinh đọc phân vai bằng 
cách: giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận tự phân vai, luyện đọc thầm, sau đó 
các nhóm lên trình bày trước lớp. Làm như vậy các em sẽ có cách đọc diễn cảm, 
kể chuyện theo giọng nhân vật tốt hơn.
 đ - Nâng cao chất lượng dạy tập đọc, kể chuyện thông qua việc giáo viên 
sửa ngọng cho học sinh. ( phần này tôi không đi sâu vào cách sửa từng lỗi phát 
âm, mà tôi chỉ trình bày những việc làm mang tính khái quát)
 Sau khi đã nắm được đặc điểm của từng học sinh. Tôi dành thời gian thích 
đáng cho việc đọc, ngoài thời gian đọc ở lớp như trên đã trình bày, tôi luôn yêu 
cầu và kiểm tra việc đọc bài trước ở nhà của học sinh. Khi học sinh đọc, tôi luôn 
lưu ý các em đọc đúng các phụ âm dễ lẫn ( l/ n , s/x ,), các dấu thanh mà các 
em hay bỏ quên. Khi đọc tôi hướng dẫn, yêu cầu các em đọc rõ từng tiếng, không 
được đọc kéo liền từ tiếng này sang tiếng khác. Nếu học sinh đọc sai thì yêu cầu 
các em đọc lại nhiều lần. Đối với học sinh quá yếu không đọc đúng ngay tại lớp, 
 5 lạnh lắm. không có áo ấm, con sẽ ốm mất” thì tôi yêu cầu các em đọc với giọng 
trầm, buồn thể hiện sự lo lắng, thương con của người mẹ.
 Tuy nhiên với những câu khó nằm trong đoạn khó đọc, thì tôi kết hợp ngay 
với luyện đọc đoạn đó. Khi luyện đọc đoạn tôi chú ý hơn vào việc hướng dẫn 
giọng đọc toàn đoạn và những từ cần nhấn giọng .
 Ví dụ :
 Trong bài “ giọng quê hương” - tuần 10, khi hướng dẫn đọc đoạn ba tôi gợi ý 
cho các em đọc với giọng trầm, thể hiện sự xúc động, đọc kéo dài khi câu văn có 
dấu “” và nhấn giọng ở các từ sau : “xúc động, giọng nói, cảm ơn, nghẹn ngào, 
qua đời, lẳng lặng, bùi ngùi”. 
 g - Nâng cao hiệu quả tiết dạy thông qua việc kết hợp hoạt động cá nhân 
với thảo luận nhóm của học sinh một cách hợp lý.
 Hiện nay việc làm này chưa thật sự được coi trọng ở các trường tiểu học. Giáo 
viên hay lạm dụng hình thức thảo luận nhóm, nên học sinh trung bình, yếu dễ lệ 
thuộc vào bạn bên cạnh. Do vậy việc làm này chưa thật sự phát huy tính tích cực, 
chủ động của học sinh.
 Ở phần tìm hiểu bài với những câu hỏi đơn giản mà nội dung trả lời ở ngay 
trong sách giáo khoa, tôi luôn yêu cầu học sinh đọc thầm, tự trả lời. Với những 
câu hỏi khó hoặc câu hỏi mà phần trả lời tuỳ theo ý thích, sự cảm nhận của từng 
cá nhân, ví dụ như những câu hỏi : Trong câu chuyện này em thích nhân vật nào 
? vì sao ? thì tôi yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp.
 Đối với phần kể chuyện, tôi thường thay đổi hình thức làm việc của học sinh 
ở từng đoạn truyện, đoạn này học sinh dựa vào tranh hoặc câu hỏi gợi ý để nhẩm 
lại nội dung của đoạn , đoạn khác có thể yêu cầu các em kể thầm cho bạn bên 
cạnh nghe (nhưng nếu lạm dùng hình thức này nhiều sẽ tốn thời gian). Do vậy 
người giáo viên phải rất linh hoạt trong việc kết hợp hoạt động cá nhân hay thảo 
luận nhóm của học sinh. 
 7 Nhưng những tiết học về sau, tôi thường xuyên chỉ định những em rụt rè, kể 
chuyện chưa tốt lên bảng cho các em kể trước lớp để phát huy tính tích cực, chủ 
động và sáng tạo của học sinh.
 Tuy nhiên cần phải hiểu thêm rằng, việc kể sáng tạo của học sinh cũng tùy 
thuộc theo đối tượng học sinh. cụ thể:
 Với học sinh khá, giỏi các em không chỉ biết chuyển đổi ngôn ngữ trong 
truyện thành ngôn ngữ của bản thân, mà còn biết thay đổi giọng điệu, kết hợp cử 
chỉ điệu bộ khi kể. Vì thế khi dạy đối tượng học sinh này, ngoài việc yêu cầu các 
em đọc diễn cảm thật tốt, tôi còn hướng dẫn một cách chung nhất từng loại đoạn 
truyện. Có như vậy, mới phát huy được tính sáng tao của các em.
 Ví dụ:
 - Đoạn truyện tự sự học sinh cần nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả, 
hoạt động, từ thể hiện tình cảm
 - Đoạn truyện có nhiều lời thoại, học sinh phải kể thể hiện sự khác nhau 
giữa lời nhân vật này với lời nhân vật khác.
 Đối với học sinh trung bình, yếu thì việc yêu cầu các em kể sáng tạo chỉ 
nên dừng lại ở việc biết thay đổi ngữ điệu kể, kết hợp cử chỉ điệu bộ, còn ngôn từ 
có thể giống trong sách giáo khoa. Cho nên khi dạy, giáo viên cần hướng dẫn tỉ 
mỉ hoặc gọi học sinh khá, giỏi kể chuyện mẫu, để các em học trung bình, yếu bắt 
chước. Đặc biệt, tôi luôn yêu cầu và thường xuyên kiểm tra việc đọc bài trước, 
tập kể chuyện ở nhà của đối tượng học sinh này.
 Để phát huy tính sáng tạo của học sinh hơn nữa, ở cuối tiết hai, tôi thường yêu 
cầu các em thảo luận dựng và diễn lại câu chuyện. Để học sinh diễn truyện tốt, 
tôi yêu cầu các em phải sử dụng hạn chế đến mức thấp nhất lời người dẫn chuyện 
mà nội dung ấy được thể hiện bằng hành động , cử chỉ cụ thể. Do đó học sinh có 
cơ hội bộc lộ khả năng của bản thân, đồng thời cũng gây được hứng thú, lòng say 
mê học tập ở các em.
 i - Nâng cao hiệu quả tiết dạy thông qua hoạt động làm mẫu của giáo viên:
 Đối với đối tượng là học sinh tiểu học thì việc làm mẫu của giáo viên đóng 
một vai trò quan trọng. Nếu giáo viên chỉ hướng dẫn đọc bằng lời hiệu quả sẽ 
 9 Mặt khác, trong khi hướng dẫn học sinh luyện đọc câu, đoạn khó, thì việc sử 
dung băng giấy, bảng phụ sẽ giúp các em luyện đọc tốt hơn.
 Tuy nhiên đồ dùng chuẩn bị cho tiết dạy đầy đủ nhưng giáo viên sử dụng, 
khai thác không hợp lý thì hiệu quả tiết dạy cũng không cao.
 Qua dự giờ, tôi thấy có nhiều giáo viên cả tiết dạy không sử dụng kênh hình 
trong sách giáo khoa hoặc đưa ra sử dụng vào thời gian không hợp lý (ví dụ như 
những bức tranh minh họa), do vậy đối với những bức tranh minh họa phần tập 
đọc, ta có thể sử dụng ở phần tóm tắt nội dung hay yêu cầu học sinh quan sát 
tranh trả lời câu hỏi phần tìm hiểu bài. Khi dán băng giấy, treo bảng phụ để 
hướng dẫn đọc câu, đoan khó, thì sau khi học sinh tự phát hiện và nêu trước lớp, 
ta nên gạch chân dưới từ cần nhấn giọng, gạch chéo khi đến chỗ ngắt, nghỉ
 Trong phần kể chuyện: với yêu cầu dựa vào tranh để kể, thì người giáo viên 
nên phóng to tranh, khai thác nội dung từng tranh với câu hỏi:
 Bức tranh vẽ những ai? bức tranh minh họa đoạn nào trong câu chuyện?...
 Từ đó yêu cầu các em nhẩm lại nội dung của đoạn đó dựa vào tranh.
 Vì tranh dành cho phần kể chuyện người giáo viên phải tự phóng to, nên để 
tiết kiệm thời gian, kinh phí, chúng tôi phân công nhau phóng to tranh để sử dụng 
chung. Với sự đồng ý của cán bộ quản lý, chúng tôi thay đổi thời gian tiết dạy để 
cả cac lớp học sinh đều được sử dụng những bức tranh này. Và sau khi sử dụng 
xong, chúng tôi để trong thư viện để năm sau sử dụng lại.
 l - Nâng cao hiệu quả tiết dạy thông qua việc giải nghĩa từ phù hợp với tiến 
trình tiết dạy và phù hợp với văn cảnh cụ thể.
 Đây là vấn đề mà các giáo viên thường băn khoăn và trao đổi với nhau. việc 
giải nghĩa từ phải diễn ra vào thời điểm nào của tiết dạy? Theo tôi thời điểm giải 
nghĩa từ và chọn từ để giải thích rất linh hoạt, nó tùy thuộc vào nội dung từng 
bài, tùy theo đối tượng học sinh của lớp mình, quan trọng là thời điểm đưa ra giải 
thích có logic với tiến trình bài giảng hay không? có giúp học sinh tiếp thu, nhớ 
được hay không? ta có thể đưa từ giải thich ngay ở phần giới thiệu bài. Phần 
luyện đọc hay phần tìm hiểu bài
 Ví dụ: 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_day_tap.doc