Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc Lớp 3
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN NAM ---------- --------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP ÂM THANH VÀ HÌNH ẢNH TRONG DẠY HỌC TẬP ĐỌC LỚP 3 Lĩnh vực : Tiếng Việt Cấp học : Tiểu học Tên tác giả : Nguyễn Thị Năng Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam Chức vụ : Giáo viên Năm học 2019 - 2020 Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận Mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã được đổi mới theo hướng “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Với mục tiêu giáo dục hiện nay, học sinh phải là người tự trang bị cho mình những kĩ năng cơ bản để chủ động lĩnh hội tri thức và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Phân môn Tiếng Việt cung cấp cho các em những hiểu biết sơ giản về hệ thống tiếng Việt và tri thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Song song với nó, các em còn tiếp thu được những hiểu biết về xã hội, tự nhiên và con người. Ở cấp Tiểu học, đọc là một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh ngôn ngữ để dùng cho giao tiếp, học tập, tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Đọc tạo điều kiện cho học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập trong suốt cuộc đời. Tập đọc là phân môn thực hành mang tính tổng hợp, hình thành năng lực đọc cho học sinh. Qua bài tập đọc, học sinh được làm quen với ngôn ngữ văn học, các nhân vật trong các bài tập đọc, các thông điệp mà nội dung bài học cần thông báo. Môn Tập đọc giúp cho các em phát triển kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, bồi dưỡng cho các em những rung cảm thẩm mĩ, cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ qua bài đọc, từ đó giáo dục cho các em những tình cảm trong sáng tốt đẹp hơn. Để dạy Tập đọc hiệu quả, người giáo viên cần nắm chắc phương pháp tổ chức quá trình dạy học và chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần thiết để phục vụ tiết dạy. Đặc biệt, để tiết dạy Tập đọc thực sự thành công thì người giáo viên phải tạo được tâm thế, hứng thú cho học sinh, làm cho học sinh thấy hứng khởi và thực sự thích học. Đây là điều tưởng chừng như rất nhỏ song nếu người giáo viên làm được thì thành công của tiết dạy sẽ không nhỏ chút nào. Người giáo viên không những phải có tay nghề vững vàng mà còn cần phải có niềm tin và cách nhìn lạc quan đối với học trò của mình, luôn tạo được không khí phấn khởi và tươi vui trong tiết học. Khi đó người học sinh sẽ cảm thấy thích học mà không thấy buồn tẻ, nhàm chán và dễ dàng trở thành những con người tự tin và thành đạt. 2. Cơ sở thực tiễn Trong thực tế giảng dạy môn Tập đọc lớp 3 hiện nay, mỗi giáo viên đều đang tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và chuẩn bị đồ dùng cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của giờ dạy. Tuy nhiên, việc bố trí thời gian; vận dụng các hình thức tổ chức chưa hợp lý cùng với việc sử dụng đồ dùng dạy học chưa hiệu quả dẫn đến chất lượng giờ dạy Tập đọc chưa cao. Các bài Tập đọc lớp 3 phần lớn là chỉ có một tranh minh họa nên nếu giáo viên không biết cách khai thác sẽ không lôi cuốn được sự chú ý của các em. Từ đó, học sinh cảm thấy nhàm chán, tâm lý nặng nề, không có hứng thú với bài học. Các tiết Tập đọc diễn ra rất khô cứng, hình thức và buồn tẻ. 1/15 Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Hưởng ứng phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông do Bộ GD&ĐT phát động. Một trong năm nội dung của phong trào thi đua đó là: dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh, thầy cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Thực tế hiện nay, trong danh mục thiết bị dạy học của các trường không có nhiều đĩa nhạc (ca khúc) dành riêng cho dạy các bài Tập đọc. Ở mỗi bài Tập đọc trong sách giáo khoa thường chỉ có những hình ảnh đơn giản để minh họa. Để có tiết học tập đọc có hiệu quả hơn, người giáo viên bắt buộc phải nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo. Việc sử dụng những bài hát được phổ nhạc từ những bài tập đọc trong chương trình hoặc có nội dung liên quan đến bài học sẽ làm cho tiết dạy sôi nổi hơn. Ngoài ra sử dụng hình ảnh hoặc các video, clip trong tiết dạy Tập đọc sẽ làm cho học sinh hứng thú học tập tích cực và hiệu quả hơn. Dạy tốt phân môn Tập đọc là tạo cho học sinh một nền tảng vững chắc để học tốt môn học Tiếng Việt và tất cả các môn học khác. Có đọc đúng, đọc trôi chảy mới cảm thụ được nội dung bài văn và từ đó mới có hứng thú tìm hiểu tất cả các văn bản khác để mở mang kiến thức. Các hoạt động dạy và học phân môn Tập đọc không chỉ giúp cho trẻ đọc tốt, hiểu nhanh mà còn góp phần rèn các thao tác tư duy, góp phần mở rộng hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người. Do vậy việc học tốt phân môn Tập đọc ở Tiểu học có khả năng tích hợp kĩ năng sống rất cao. II. THỰC TRẠNG Năm học 2019 – 2020 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3A5 với tổng số 49 học sinh. Sau khi nhận lớp, qua quá trình giảng dạy học sinh, tôi thấy lớp tôi có những thuận lợi và khó khăn như sau : 1.Thuận lợi : - Đa số học sinh ngoan có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập. Trong lớp có nhiều em yêu thích học môn Tiếng Việt; đọc to rõ ràng; học thuộc bài nhanh và rất tích cực phát biểu xây dựng bài. Cha mẹ học sinh luôn quan tâm sát sao và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con trong quá trình học tập. - Cơ sở vật chất: Trường lớp sạch sẽ, thoáng mát, khang trang. Lớp học đủ ánh sáng và được trang bị đầy đủ đồ dùng học tập cũng như đồ dùng bán trú. Đây là yếu tố luôn mang lại sự thoải mái giúp cho học sinh học tập tốt hơn. - Các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường rất năng động và sáng tạo, luôn quan tâm chỉ đạo sát sao trong lĩnh vực chuyên môn. Ban giám hiệu luôn đồng hành nhắc nhở và giúp đỡ kịp thời tới từng giáo viên trong quá trình giảng dạy, tạo điều kiện tốt giúp học sinh đạt được kết quả cao trong học tập. 2. Khó khăn. Trong một thời gian ngắn giảng dạy, tôi nhận thấy thực trạng nhận thức của học sinh lớp tôi có một số điều bất cập. Bên cạnh những em có ý thức học tốt, đọc to rõ ràng và tích cực giơ tay phát biểu, trong lớp tôi vẫn còn tồn tại một số học sinh đọc nhỏ, lười đọc, thiếu tập trung trong giờ học. Đây là một khó khăn 3/15 Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3 giáo án và bật cho học sinh nghe ở những thời điểm phù hợp.Tuy nhiên nội dung những bài hát đó phải thật sự phù hợp với nội dung bài học. VD như: TT Tên ca khúc Liên quan đến chủ đề bài dạy Ngày đầu tiên đi học Nhớ lại buổi đầu đi học 1 Nhạc và lời: Nguyễn Ngọc Thiện (Tiếng Việt 3,tập 1, trang 51) Quê hương Giọng Quê hương 2 Nhạc và lời:Giáp Văn Thạch (Tiếng Việt 3,tập 1, trang 76) Vàm Cỏ Đông Vàm Cỏ Đông 3 Nhạc và lời:Trương Quang Lục (Tiếng Việt 3,tập 1, trang 106) Kim Đồng Người liên lạc nhỏ 4 Nhạc và lời: Phong Nhã (Tiếng Việt 3,tập 1, trang 112) Hai Bà Trưng Hai Bà Trưng 5 Nhạc trẻ - Võ Hạ Trâm (Tiếng Việt 3,tập 2, trang 4) Xuân chiến khu Ở lại với chiến khu 6 Nhạc và lời: Xuân Hồng (Tiếng Việt 3,tập 2, trang 13) Bàn tay cô giáo Bàn tay cô giáo 7 Sáng tác: Uyên Nguyên (Tiếng Việt 3,tập 2, trang 25) 5 Chiếc đèn ông sao Rước đèn ông sao 8 Nhạc và lời: Phạm Tuyên (Tiếng Việt 3,tập 2, trang 71) 6 Bài hát trồng cây Bài hát trồng cây 9 Nhạc và lời: Nguyễn Thị Minh Châu (Tiếng Việt 3,tập 2, trang 109) 7 Con Cóc là cậu ông Trời Cóc kiện Trời 10 Nhạc và lời: Lã Văn Cường (Tiếng Việt 3,tập 2, trang 122) Một bài hát có thể sử dụng để minh họa cho những bài Tập đọc (văn hoặc thơ) có chung chủ đề với ca khúc. VD: Ca khúc Quê hương: Có thể sử dụng để minh họa cho các bài.: Giọng quê hương (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 76) Quê hương (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 79) Vẽ quê hương (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 88) a) Sử dụng âm nhạc để tạo tâm thế hứng thú – dẫn dắt vào bài. Ở từng bài tập đọc, thay bằng phương pháp thuyết trình tôi sẽ cho học sinh nghe các bài hát để tạo sự chú ý gợi hứng thú của các em. VD: Bài “Vẽ quê hương” (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 88) GV cho học sinh nghe 1 một đoạn trong bài hát “ Quê hương Giới thiệu bài: Chúng ta ai cũng có quê hương. Quê hương là nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng ta khôn lớn. Giai điệu ngọt ngào mà chúng ta vừa nghe đã thể hiện tình yêu quê hương của các nhà văn, nhà thơ đối với quê hương mình. Còn đối với chúng ta, quê hương có thể là người thân, làng xóm, là những kỉ niệm thân thương thời thơ ấu. Quê hương của một bạn nhỏ được thể hiện như thế nào chúng ta cùng đi tìm hiểu qua tiết tập đọc ngày hôm nay nhé ! b) Sử dụng âm nhạc để củng cố, khắc sâu và liên hệ thực tế. Khi thích nghe và hiểu nội dung các bài hát, học sinh sẽ rất dễ liên tưởng đến bài học. Vận dụng đặc điểm nhận thức này của các em, tôi thường sử dụng các bài hát để giúp học sinh củng cố, nhớ lâu về bài học của mình. 5/15 Lồng ghép âm thanh và hình ảnh trong dạy học Tập đọc lớp 3 2.2.Cách thức tiến hành Bước 1: Tìm kiếm và sử dụng - Sau khi đã thống kê được những bài Tập đọc cần sử dụng hình ảnh; clip, giáo viên cần tiến hành sưu tầm trong thư viện nhà trường, tự sưu tầm trên các trang Internet hoặc tự chụp; cài đặt theo qui trình vào giáo án điện tử để thực hiện. - Căn cứ vào nội dung và yêu cầu khai thác của từng bài học, phần dặn dò của tiết học trước, giáo viên có thể yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh để chuẩn bị cho tiết Tập đọc sau. Bước 2: Cách khai thác Việc sử dụng tranh ảnh; clip cần lựa chọn các thời điểm cũng như thời lượng sao cho phù hợp tránh lạm dụng sẽ không có hiệu quả và bị kéo dài thời gian. Tùy theo nội dung cần khai thác, cũng như yêu cầu của từng bài Tập đọc mà tôi sử dụng tranh minh họa cũng như video, clip ở các hoạt động từng bài khác nhau. a. Giới thiệu bài: Giáo viên sử dụng tranh để giới thiệu các chủ điểm. Sau đó, giáo viên tổ chức cùng học sinh dẫn dắt vào bài mới. Giáo viên cũng có thể cho học sinh quan sát hình ảnh minh họa, xem clip trả lời câu hỏi khai thác để tìm hiểu vào bài mới. Tuy nhiên ở phần giới thiệu bài, khi cho học sinh xem clip, giáo viên cần lưu ý đảm bảo thời gian cho hợp lý. VD1: Bài “Cậu bé thông minh” (Tiếng việt 3, tập 1, trang 4), giáo viên có thể hướng dẫn học sinh quan sát tranh: .Bức tranh vẽ gì ? .Tìm hiểu xem nhà vua và cậu bé đang làm gì? .Thái độ của nhà vua và mọi người như thế nào? Sau đó, dẫn dắt vào bài. Tranh minh họa bài “Cậu bé thông minh” VD2: Bài “ Nhớ Việt Bắc ” (Tiếng việt 3, tập 1, trang 115) GV cho HS xem clip về cảnh đẹp Việt Bắc (khoảng 2’) rồi nêu câu hỏi: Trong clip vừa rồi có nhắc đến tên những địa danh nào của nước ta ? GV giới thiệu về Việt Bắc kết hợp chỉ trên bản đồ. Giới thiệu bài Nhớ Việt Bắc. 7/15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_long_ghep_am_thanh_va_hinh_anh_trong_d.doc