Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực để rèn kỹ năng thực hành phép nhân cho HS Lớp 3

docx 53 trang sangkienlop3 18/03/2024 3960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực để rèn kỹ năng thực hành phép nhân cho HS Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực để rèn kỹ năng thực hành phép nhân cho HS Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực để rèn kỹ năng thực hành phép nhân cho HS Lớp 3
 Một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực để rèn kỹ năng thực hành phép nhân cho học 
 sinh Lớp Ba.
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của dạy phép nhân trong việc dạy môn Toán 
trong tiểu học.
Việc dạy học ở các trường tiểu học nước ta có một quá trình phát triển lâu. Chương 
trình môn Toán ở bậc Tiểu học gồm có 5 tuyến kiến thức chính là: Số đại số, các 
yếu tố hình học, đo các đại lượng, giải toán. Trong đó số lớn nhất trọng tâm đóng 
vai trò “cái trục chính” mà bốn mạch chuyển động chung quanh nó, phụ thuộc 
vào nó. Các biện pháp tính của phép nhân và dãy tính. Trong ba mảng kiến thức 
này thì mảng các biện pháp tính là quan trọng nhất, đặc biệt là việc rèn luyện kỹ 
năng thực hành phép nhân, chia đóng vai trò hết sức chủ đạo, nó là trọng tâm của 
tuyến kiến thức số học, đại số và là hạt nhân của toàn bộ chương trình tiểu học.
Nói như vậy, thấy tầm quan trọng và vai trò của phép nhân trong môn Toán. Trong 
các kỳ thi môn Toán của lớp 2, 3, 4, 5 đặc biệt là thi học sinh giỏi bậc tiểu học 
luôn xuất hiện các bài toán có liên quan đến phép tính nhân.
Vì vậy, tính nhân chính là “chìa khoá” và “cầu nối” giữa toán học và thực tiễn đời 
sống. Nó chiếm vị trí rất quan trọng trong chương trình môn toán lớp 3 và môn 
toán tiểu học nói chung nhất là về mặt thực hành tính toán.
Xuất phát từ nhu cầu đặt ra trong công cuộc đổi mới giáo dục nói chung và đổi 
mới dạy học môn toán ở tiểu học nói riêng.
 Công cuộc đổi mới kinh tế, xã hội đang diễn ra từng ngày từng giờ trên 
khắp đất nước. Nó đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới có bản lĩnh, có 
năng lực, chủ động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, thích ứng được với thực tiễn đời 
sống xã hội luôn luôn phát triển. Nhu cầu này làm cho mục tiêu đào tạo của nhà 
trường phải được điều chỉnh một cách hợp lý dẫn đến sự thay đổi tất yếu về nội 
dung và phương pháp dạy học.
Đặc điểm của phương pháp dạy học cũ là có sự mất cân đối rõ rệt giữa hoạt động 
dạy của giáo dục và hoạt động của học sinh.Trong đó:
Lê Thị Bích Ngọc – Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng 1 Một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực để rèn kỹ năng thực hành phép nhân cho học 
 sinh Lớp Ba.
chia ngoài bảng trong phạm vi 1.000.000 (với số có một chữ số). Việc rèn luyện 
các kỹ năng thực hành phép nhân giúp cho học sinh nắm chắc một số tính chất cơ 
bản của các phép tính viết, thứ tự thực hiện các phép tính trong các biểu thức có 
nhiều phép tính, mối quan hệ giữa các phép tính (đặc biệt giữa phép cộng và phép 
nhân, phép nhân và phép chia). Đồng thời dạy học phép nhân, phép chia tên tập 
hợp số tự nhiên nhằm củng cố các kiến thức có liên quan đến môn toán như đại 
lượng và phép đi đại lượng các yếu tố hình học, giải toán. 
Ngoài ra, rèn kỹ năng thực hành phép nhân, phép chia còn góp phần trọng yếu 
trong việc phát triển năng lực tư duy, năng lực thực hành, đặc biệt là khả năng 
phân tích, suy luận lôgíc và phẩm chất không thể thiếu được của người lao động 
mới.
Xuất phát từ những lý do thực tế trên, qua nghiên cứu quá trình dạy học môn toán 
lớp 3 ở bậc tiểu học, là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, kết hợp với những 
hiểu biết đã có và những điều mới mẻ lĩnh hội được từ các bài giảng về “phương 
pháp dạy học Toán ở Tiểu học” của các thầy giáo trường Đại học Sư Phạm, trong 
khuôn khổ cho phép của một đề tài khoa học, tôi quyết định chọn đề tài: 
“Một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực để rèn kỹ năng thực hành 
phép nhân cho học sinh lớp 3”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 - Tìm hiểu những vấn đề lí luận về đổi mới dạy học tích cực nói 
 chung và dạy học tích cực trong môn Toán nói riêng.
 - Vận dụng dạy học tích cực để thiết kế bài dạy để rèn luyện kỹ 
 năng thực hành phép nhân góp phần nâng cao chất lượng dạy và học 
 Toán Tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng.
 - Đề tài này biểu hiện kết quả tự học, tự rèn luyện nâng cao tay 
 nghề của bản thân, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng 
 nghiệp, quý thầy cô để đổi mới, nâng cao hiệu quả dạy học rèn luyện kỹ 
 năng thực hành phép nhân, phép chia cho học sinh lớp 3.
Lê Thị Bích Ngọc – Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng 3 Một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực để rèn kỹ năng thực hành phép nhân cho học 
 sinh Lớp Ba.
Khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học, quá trình nhận thức 
trong học tập không nhằm phát hiện những điều loài người chưa biết mà nhằm 
lĩnh hội những tri thức mà loài người đã tích luỹ được. Tuy nhiên, trong học tập, 
học sinh cũng phải khám phá ra những gì đã nắm được qua hoạt động chủ động, 
nỗ lực của chính mình. Đó là chưa nói lên tới một trình độ nhất định sự học tập 
tích cực sẽ mang tính nghiên cứu khoa học và người học cũng làm ra những tri 
thức mới cho khoa học.
Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ 
học tập. Động cơ có đúng đắn tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. 
Hứng thú và tự giác là 2 yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh tư duy 
độc lập suy nghĩ, độc lập suy nghĩ là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong 
cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng 
động cơ học tập.
Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu hăng hái trả lời các câu hỏi của 
giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước 
vấn đề nêu ra, hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa rõ, 
không chủ động vận dụng kiến thức kỹ năng đã học, kiên trì hoàn thành các bài 
tập, không nản trước những tình huống khó khăn.
Tính tích cực học tập đạt những cấp độ từ thấp lên cao như:
 - Bắt chước: gắng sức làm theo các mẫu hoạt động của thầy, của 
 bạn...
 - Tìm tòi: Độc lập giải quyết các vấn đề nêu ra, tìm kiếm những 
 cách giải quyết khác nhau về một số vấn đề...
 - Sáng tạo: Tìm ra cách giải quyết mới độc đáo, hữu hiệu.
2. Độc lập với tính tích cực là tính thụ động:
Tính thụ động học tập của học sinh được biểu hiện ở chỗ:
 - Học sinh chủ yếu ít nghe giảng, ghi nhớ rồi làm bài theo mẫu.
 - Học sinh ít hứng thú học tập, không thích phát biểu ý kiến.
Lê Thị Bích Ngọc – Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng 5 Một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực để rèn kỹ năng thực hành phép nhân cho học 
 sinh Lớp Ba.
họ lòng tham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người, kết quả học tập sẽ 
được nhân lên gấp bội. 
Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy, nỗ 
lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập bị động sang học tập chủ động, đặt vấn đề 
phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên 
lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên.
c) Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác:
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức tư duy của học sinh không thể đồng đều 
tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hoá 
về trình độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế 
thành một chuỗi công tác độc lập.
Áp dụng dạy học tích cực ở trình độ cao thì sự phân hoá ngày càng lớn. Việc sử 
dụng các công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể học tập 
theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh.
Tuy nhiên, trong học tập không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đều được hình 
thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp 
giữa thầy và trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường 
chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến 
mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên 
một trình độ mới. Bài học vận dụng được hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi học 
sinh và của cả lớp chứ không phải dựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm của thầy 
giáo.
Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp cao nhóm, tổ, 
lớp hoặc nhà trường. Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác 
trong nhóm 4 đến 6 người. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập nhất là lúc 
giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các 
cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không 
thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn 
nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ. Mô hình hợp tác trong 
Lê Thị Bích Ngọc – Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng 7 Một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực để rèn kỹ năng thực hành phép nhân cho học 
 sinh Lớp Ba.
dạy và học thụ động mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh 
mà nhiều khi diễn biến bên ngoài tầm dự kiến của giáo viên.
II. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC THƯỜNG ĐƯỢC VÂN 
DỤNG TRONG DẠY HỌC TÍCH CỰC
1. Dạy học theo nhóm nhỏ:
a) Ưu điểm của cách dạy học theo nhóm:
 - Góp phần rèn luyện tinh thần tự chủ của học sinh: Một số hoạt 
 động có thể giao cho học sinh tự làm, giáo viên không cần can thiệp trực 
 tiếp vào.
 - Tạo ra cơ hội để học sinh hoà nhập cộng đồng. Học sinh tập 
 lắng nghe ý kiến của người khác, tập lắng nghe ý kiến của chính mình.
 - Tạo ra cơ hội để học sinh nâng cao năng lực hợp tác, học sinh 
 tự xác định trách nhiệm cá nhân đối với công việc chung của nhóm, 
 nhận xét đánh giá ý kiến của bạn điều chỉnh suy nghĩ của mình.
 - Tạo điều kiện để học sinh phát huy hết khả năng của mình theo 
 hướng phân hoá trong dạy học.
b) Cấu tạo của một tiết học theo nhóm như sau:
+ Làm việc chung cả lớp:
 - Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
 - Tổ chức các nhóm: chia thành từng nhóm nhỏ (4 - 6 học sinh)
 - Giao nhiệm vụ: giáo viên giao việc cho mỗi nhóm và nhóm 
 trưởng, cần nói rõ yêu cầu về nội dung công việc và thời gian thực hiện.
+ Làm việc theo nhóm:
 - Phân công trong nhóm: Mỗi nhóm bầu ra một nhóm trưởng, 
 ngoài ra có thể bầu thư kí (nếu cần).
 - Các nhóm làm việc: Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động, 
 mỗi thành viên trong nhóm đều phải hoạt động, không được ỷ lại vào 
 nhóm trưởng và các thành viên khác trong nhóm, cần làm việc, suy nghĩ 
Lê Thị Bích Ngọc – Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng 9 Một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực để rèn kỹ năng thực hành phép nhân cho học 
 sinh Lớp Ba.
 - Thường chia thành 4 nhóm: Nhóm gồm các học sinh giỏi, 
 nhóm gồm các học sinh khá, nhóm gồm các học sinh trung bình, nhóm 
 gồm các học sinh yếu.
 - Nếu sự chênh lệch về trình độ học tập giữa các nhóm là quá 
 cao, chẳng hạn có sự khác biệt về trình độ giữa lớp này với lớp khác, 
 khi đó sự phân chia nhóm này trở thành sự chia nhóm trong một lớp 
 ghép. Lớp ghép là hình thức tổ chức dạy học trong đó một giáo viên 
 cùng một lúc dạy nhiều nhóm học sinh thuộc nhiều trình độ khác nhau 
 trong cùng một lớp học.
 - Cần thận trọng khi chia thành các nhóm có cùng trình độ. Giáo 
 viên cần thực sự nắm bắt trình độ của học sinh trong lớp để không chia 
 sai, cần chú ý rằng trình độ có thể thay đổi theo thời gian. Sự chia sai 
 gây ra phản tác dụng, chẳng hạn cho học sinh khá vào nhóm yếu ỷ lại 
 không làm việc. Cần tránh tâm lý tự ti trong nhóm học sinh yếu hay tâm 
 lý tự kiêu trong nhóm học sinh giỏi. Khi chưa tự tin về đánh giá của 
 mình, giáo viên chỉ nên sử dụng hình thức chia này vào dạy lớp ghép 
 hoặc thời gian hướng dẫn học sinh tự học.
 - Chia thành các nhóm có đủ trình độ: cách chia này thông 
 thường sử dụng khi nội dung hoạt động dạy học cần có sự hỗ trợ lẫn 
 nhau. Chẳng hạn, khi tổ chức thực hành ngoài lớp học, ôn tập hoặc giải 
 bài tập khó.
 - Chia nhóm theo sở trường: cách chia này thường được tiến 
 hành trong các buổi ngoại khoá. Mỗi nhóm gồm những học sinh có cùng 
 một sở trường, hứng thú. Giáo viên có thể nêu tên, nêu tiêu chuẩn của 
 thành viên và nhiệm vụ của các nhóm, rồi để các em tự xung phong vào 
 các nhóm. Cách chia này ít được áp dụng ở Tiểu học vì sở trường hay 
 hứng thú chưa được bộc lộ rõ ràng.
Dạy học theo nhóm là một hình thức mới đối với đa số giáo viên. Dạy học theo 
nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm bản 
Lê Thị Bích Ngọc – Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_hoc_theo_huong_ti.docx