Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số Lớp 3
Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu MỤC LỤC Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. 2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 4 II. PHẦN NỘI DUNG 1.Cơ sở lí luận .......................................................................................................34 2. Thực trạng .........................................................................................................36 2.1. Những thuận lợi, khó khăn .............................................................................46 2.2. Thành công, hạn chế.......................................................................................57 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu ........................................................................................57 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động ...........................................................57 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt 7 ra......................................................................................................... 8 3. Giải pháp, biện pháp.. 8 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.. 9 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 15 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp .. 15 3.4. Mối quan hệ giữa giải pháp, biện pháp....... 16 3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 16 4. Kết quả... III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16 1. Kết luận.......................................................................................... 17 2. Kiến nghị........................................................................................ 19 Tài liệu tham khảo.............................................................................. 1 Bùi Thị Thư - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu - Năm học: 2015 - 2016 Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu nên vốn từ tiếp thu được rất hạn chế. Chính vì vậy mà đại bộ phận học sinh có khi hiểu nhưng lại diễn đạt sai dẫn đến hiểu sai nghĩa. Ví dụ: cô đi đâu ? thì học sinh lại nói : đâu đi cô? hoặc Em đi học chưa? thì các em nói : Chưa học đi em ? + Kỹ năng nghe - hiểu - viết của học sinh nhìn chung là chậm, khả năng hiểu và xác định nghĩa của từ tiếng Việt còn hạn chế hay dùng sai từ trong khi nói và viết. + Do ảnh hưởng thói quen nói tiếng mẹ đẻ, khả năng nhận diện con chữ chậm. Dẫn đến khả năng đọc của các em chậm, việc đọc liền mạch từ, câu gặp rất nhiều khó khăn. Khả năng đọc diễn cảm còn hạn chế. + Khả năng tiếp nhận thông tin, tư duy để xử lý, tái tạo nội dung thông tin của học sinh còn chậm. Vậy làm thế nào để dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3, làm giàu thêm vốn tiếng Việt cho các em, giúp các em lĩnh hội và chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động và đạt được chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học theo yêu cầu, tôi là một giáo viên công tác 30 năm trên địa bàn xã khó khăn có đến 98,1% học sinh toàn trường là người dân tộc Ê đê, trăn trở với suy nghĩ làm thế nào để có thể làm phong phú hơn vốn từ tiếng Việt cho các em cũng như giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong quá trình giao tiếp bằng tiếng phổ thông tôi quyết định lựa chọn đề tài:“Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu”. Mong được chia sẻ và nhận được những đóng góp chân tình từ các bạn đồng nghiệp. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài * Mục tiêu: Mục tiêu của đề tài là nhằm tìm ra một số biện pháp, hình thức tổ chức dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (Ê đê) lớp 3 phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy – học. * Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến vấn đề dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (Ê đê) lớp 3. Đánh giá đúng thực trạng học tập của học sinh và công tác dạy học của giáo viên. 3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (Ê đê) lớp 3, nhằm nâng cao chất lượng dạy - học và giáo dục tại trường Tiểu học Võ Thị Sáu – Huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk. 4. Phạm vi nghiên cứu Do khuôn khổ thời gian cũng như khả năng của bản thân có hạn Đề tài 3 Bùi Thị Thư - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu - Năm học: 2015 - 2016 Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu + Về kỹ năng nghe Khả năng nghe của hầu hết học sinh là chậm bởi những lý do sau đây: Khả năng phản ứng của học sinh khi nghe tiếng Việt rất chậm. Đặc biệt học sinh ít có khả năng nghe rõ và ít phát hiện được âm sắc khi nghe người khác đọc và nói là do không được thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Việt. Khả năng nghe chậm còn do học sinh còn lạ và chưa hiểu một số từ của tiếng Việt. Bởi vậy trong các giờ học, tôi thường xuyên tổ chức cho các em hoạt động nhóm đôi, nhóm bốn để các em nghe bạn trao đổi đóng góp ý kiến tạo thói quen nghe - nói cho các em. Mặt khác, ngay từ đầu năm học, tôi ra quy định khi đến trường các em không nên giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ mà phải giao tiếp bằng tiếng Việt và giao nhiệm vụ cho các tổ theo dõi phát hiện những bạn hay giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ cuối tuần xếp loại thi đua. + Về kỹ năng nói Phần lớn học sinh khi nói thường nói thêm dấu thanh, hoặc mất dấu đối với nhiều tiếng từ: Ví dụ Trống chiêng với trông chiếng, mặt trăng – mặt trặng; Khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt của học sinh còn hạn chế, thường nói câu cụt, ít có đầu có cuối, thường diễn đạt và nói ngược. Ví dụ : Khi cô hỏi : Hôm qua các em học Tập đọc bài gì ? Các em chỉ trả lời Gà Trống và Cáo.hoặc Mí em có ở nhà không ? Các em chỉ trả lời: có Một số em khi trả lời thường có sự pha trộn giữa tiếng mẹ đẻ với tiếng Việt làm cho người nghe không hiểu. Vì vậy trong các giờ học kể chuyện, tôi thường gọi nhiều em kể, mỗi em chỉ cần kể 2 – 3 câu, kể một đoạn. Trong các tiết học khác, giao cho mỗi em làm nhóm trưởng một lần nhằm rèn kĩ năng nói trước lớp. + Về kỹ năng đọc thành tiếng, đọc hiểu Do khả năng nhận mặt chữ chậm, nhiều học sinh khả năng đọc liền mạch còn yếu dẫn đến trong khi đọc câu văn hoặc đoạn văn các em ngắt, nghỉ tùy tiện không đúng chỗ. Cũng như kỹ năng nói, học sinh thường đọc sai tiếng do thêm bớt dấu thanh của các tiếng Do vậy, làm mất nghĩa của từ hoặc của cả câu văn. Mặt khác, khả năng hiểu văn bản của các em khi đọc còn chậm và hạn chế. Để học sinh dân tộc đọc đúng đạt với yêu cầu thì rất cần sự nhiệt tình của giáo viên. + Về kỹ năng viết Do ảnh hưởng của kỹ năng nghe nên học sinh viết chậm, viết sai tiếng do thiếu, thừa các dấu thanh. Đa số học sinh viết chữ chưa đều, chữ viết chưa đúng độ cao, cách trình bày chưa đẹp (một phần do sử dụng bút bi để viết). Khả năng sử dụng từ còn nhiều hạn chế, vốn từ còn nghèo, câu văn lủng 5 Bùi Thị Thư - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu - Năm học: 2015 - 2016 Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu hoặc nhà danh học kiệt xuất các em đọc là nha dành học kiết xuật, nói câu cụt không có chủ ngữ 2.2. Thành công - hạn chế * Thành công Sau khi thực hiện đề tài đã có dấu hiệu khả thi rõ rệt : khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt của các em được tốt hơn, các em có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết ít sai dấu hơn. * Hạn chế Tốn nhiều thời gian và đòi hỏi giáo viên phải công phu, kiên trì trong quá trình thực hiện. 2.3. Mặt mạnh - mặt yếu * Mặt mạnh Giúp giáo viên phát hiện những thiếu sót trong quá trình giảng dạy, kịp thời phát hiện những khó khăn, yếu kém trong học tập của các em. Được đồng nghiệp góp ý sửa chữa ngay những khiếm khuyết của mình, từ đó đưa ra cách thức cũng như phương pháp giảng dạy phù hợp. * Mặt yếu Đánh giá kết quả học tập của học sinh chỉ dựa vào kết quả của các tiết lên lớp sẽ không khách quan mà ta chưa xem xét đến các điều kiện cần thiết khác như các hoạt động ngoài giờ lên lớp, 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến đề tài Do đứng trước những thực trạng của lớp, của trường chất lượng học môn Tiếng Việt của học sinh quá thấp dẫn đến khả năng nhận biết trong giao tiếp, trong cuộc sống của phần lớn học sinh dân tộc thiểu số quá kém, bởi vậy tôi đã tìm ra một số biện pháp để dạy tăng cường tiếng Việt nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (Ê đê) lớp 3 tại trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Do giáo viên chưa năng động, chưa mạnh dạn linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo cơ hội cho các em được giao tiếp . 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Muốn lồng ghép tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (Ê đê) lớp 3 có hiệu quả giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ mục tiêu bài. Xem những nội dung nào quan trọng trong giờ dạy để từ đó lồng ghép tăng cường tiếng Việt để củng cố cho học sinh cách đọc – nói – nghe – viết cho chuẩn. Nên tập trung vào những tiếng, từ các em đọc, viết chưa chuẩn mà lồng ghép, tránh lồng ghép một cách tràn lan và không phù hợp. Giáo viên cũng cần chọn lọc cô đọng các 7 Bùi Thị Thư - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu - Năm học: 2015 - 2016 Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu Các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tích hợp lẫn nhau, góp phần hình thành nên các kỹ năng Nghe - Nói - Đọc -Viết của môn Tiếng Việt. Vì vậy tôi đã vận dụng một số biện pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy cho các em: Biện pháp 1: Thường xuyên tăng cường khả năng nghe và nói tiếng Việt cho học sinh thông qua dạy Tập đọc. Nghe và nói tiếng Việt có liên quan mật thiết với nhau. Có nghe được mới nói được, nghe đúng mới nói đúng. Do vậy, tôi phải nói rõ ràng, nói đúng, đồng thời phải nói chậm rãi để học sinh dễ tiếp thu và hướng dẫn cách phát âm, cách nói để học sinh nói theo. Khả năng nói tiếng Việt của học sinh được xác định là khả năng phát âm chuẩn, khả năng sử dụng tiếng từ đúng và phong phú trong khi nói, khi tham gia giao tiếp với người khác. Khả năng nói tiếng Việt là nền tảng ban đầu quan trọng nhất để hình thành các kỹ năng khác của môn Tiếng Việt. Đặc biệt đối với học sinh dân tộc Ê đê các em nói thế nào viết thế ấy thì việc tập cho các em nói đúng lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thực tế trong giảng dạy tôi thấy khả năng nói tiếng Việt của các em là rất yếu, nói lẫn lộn giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt. Đó là do vốn từ về tiếng Việt của các em còn quá ít, các em không diễn đạt được khi nói, khi giao tiếp. Học sinh phát âm không chuẩn, phát âm không đúng; còn rụt rè trong giao tiếp... Để giúp cho học sinh hạn chế những tồn tại này, tôi thường xuyên tăng cường khả năng nói tiếng Việt cho các em bằng cách cung cấp thêm từ ngữ mới, thông qua việc luyện nói câu hỏi, luyện nói câu trả lời, luyện đối thoại. Thông qua đó mà giúp cho các em làm quen với việc sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau của tiếng Việt, góp phần làm phong phú thêm vốn từ cho học sinh. Khó sửa nhất về kỹ năng nói của học sinh Ê đê là nói thừa hoặc thiếu dấu thanh dẫn đến đọc, nói sai tiếng, từ. Do vậy, khi giảng từ, giải nghĩa từ, hướng dẫn phát âm tôi hướng dẫn kỹ, phát âm mẫu nhiều lần, sửa sai cụ thể cho các em. Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc: “Mồ Côi xử kiện” tôi gọi một em đọc tốt đọc mẫu để cả lớp cùng được nghe sau đó yêu cầu các em phát hiện những tiếng, từ mà các em hay đọc và nói sai sau đó hướng dẫn phát âm đúng các từ đó. Ví dụ như từ : công đường, thản nhiên, bằng cách cho các em phân tích lại cấu tạo các tiếng, từ rồi gọi nhiều em đọc, em nào đọc chưa chuẩn tôi cho các em đọc lại từ đó nhiều lần, rồi tôi cùng sửa cho các em. Đối với em khó khăn về đọc, tôi hướng dẫn các em đánh vần sau đó đọc trơn lại và nhiều em được luyện đọc từ khó. Khi đọc đoạn, tôi lắng nghe phát hiện và sửa sai ngay những tiếng, từ các em còn đọc sai. Bên cạnh đó, tôi còn giúp các hiểu nghĩa của các từ ngữ trong phần chú giải và cung cấp thêm từ mới sau đó giải nghĩa để học sinh hiểu được nghĩa của từ “công đường”, " bồi thường” và cho các em nhắc lại nghĩa của từ đó. Phần tìm hiểu bài, tôi đưa ra câu hỏi và yêu cầu các em suy nghĩ trả lời đầy đủ câu. Nếu em nào trả lời chưa đủ câu, tôi cho các em trả lời lại hay gọi 9 Bùi Thị Thư - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu - Năm học: 2015 - 2016
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tang_cuong_tieng.doc