Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 giải toán có lời văn

docx 23 trang sangkienlop3 27/02/2024 3580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 giải toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 giải toán có lời văn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 giải toán có lời văn
 MỤC LỤC
I PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................2
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................2
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................3
4. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................3
II. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ...............................................4
Chương I : Nội dung chương trình....................................................................4
Chương II : Thực trạng vấn đề..........................................................................4
Chương II: Những biện pháp cụ thể .................................................................5
3) Quá trình dạy học giải toán có lời văn:.......................................................5
4) Các hoạt động để hướng dẫn học sinh : ......................................................9
III. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN .................................................................20
 1. Hiệu quả của sáng kiến...........................................................................20
 2. Ý nghĩa của sáng kiến .......................................................................20
 3. Những bài học kinh nghiệm :.................................................................20
 4. Những ý kiến đề xuất..............................................................................21 Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy - học giải toán có lời văn. Tôi chọn 
đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải toán có lời văn.
1. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu SGK để nắm được nội dung chương trình, trên cơ sở lí luận thực 
tiễn, phân tích những ưu điểm tồn tại để đưa ra những biện pháp, giải pháp hữu 
ích nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy giải toán có lời văn.
 Giúp học sinh tiếp cận kịp thời với sách giáo khoa đồng thời giúp giáo viên có 
được những biện pháp rèn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3. Làm tốt các bài 
toán có lời văn giúp các em thêm yêu thích học môn toán.
2. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến dạy học Toán
 - Phương pháp nghiên cứu sách giáo khoa và sách giáo viên để tìm hiểu nội 
dung và phương pháp dạy Toán. Trên cơ sở đó lựa chọn những phương pháp phù 
hợp.
- Phương pháp tìm hiểu thực tế.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động học tập của học sinh
3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 3C trường Tiểu học Thanh Xuân Nam
4. Phạm vi nghiên cứu
- Năm học 2017 - 2018
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương I : Nội dung chương trình
 Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài tôi thố ng kê phân tích các hướng 
nghiên cứu giải toán có lời văn trong môn Toán của chương trình sách giáo khoa 
lớp 3 phục vụ cho việc giảng dạy. học sinh như sau:
- Học sinh còn thụ động trong suy nghĩ. Thường nôn nóng, đọc qua loa đề bài, 
chưa chú ý đến các dữ kiện, dữ liệu của bài toán
- Khả năng suy luận của học sinh còn hạn chế dẫn đến máy móc, bắt chước, chỉ 
giải được các dạng toán có sẵn, khi gặp bài toán ở dạng biến đổi thì không làm 
được.
- Kĩ năng tính toán còn thiếu chính xác dẫn đến khi giải toán hay sai kết quả.
- Một số em chưa biết cách đặt lời giải cho yêu cầu của bài toán, chưa biết cách 
trình bày bài toán. ( Do chưa phân tích được bài toán, chưa biết cách giải bài toán)
2) Phân nhóm các loại toán:
- Nhóm 1: Những bài toán điển hình, quá trình giải có phương pháp riêng cho 
từng dạng
- Nhóm 2: Những bài toán mà quá trình giải toán không theo một phương pháp 
thống nhất cho bài toán đó.
3) Quá trình dạy học giải toán có lời văn:
 Trên cơ sở nắm một cách chắc chắn các đối tượng học sinh lớp mình, nắm 
được cấu trúc chương trình các bài toán có lời văn tôi lựa chọn hình thức, phương 
pháp dạy học cho phù hợp.Quá trình dạy học giải toán có lời văn chia ra làm các 
bước sau:
Bước 1: Đọc kĩ đề toán
 Là một công việc có ý nghĩa hết sức quan trọng, các em có đọc kĩ đề mới nắm 
bắt được các dữ kiện của bài toán, nếu đọc qua loa sẽ hiểu nhầm, hiểu sai về mối 
quan hệ giữa các dữ kiện của bài toán và gây khó khăn cho bước tiếp theo. Gạch 
dưới một số thuật ngữ toán quan trọng có trong đề bài. Chẳng hạn: "kém 2 lần”, 
“ hơn 2 đơn vi”, “ gấp 3 lần”, “ bằng môt phẫn ba”...
 Ở bước này tôi luôn gọi những em giải toán chưa tốt đọc đề bài nhiều lần và 
nhấn mạnh ở những dữ kiện của bài toán và giúp cho học sinh hiểu một số thuật 
ngữ của bài toán.
Bước 2: Tóm tắt đề toán
 Đây là dạng diễn đạt ngắn gọn đề toán, tóm tắt đúng sẽ giúp cho học sinh có em ta làm thế nào? (Lấy số bưu ảnh của anh trừ đi 7 )
 Có thể ghi vắn tắt quá trình phân tích trên bằng sơ đồ:
 Tất cả
 ! !
 Anh + Em
 ! !
 Anh - 7
 Khi phân tích một bài toán cần hướng dẫn cho học sinh có thói quen tự đặt câu 
hỏi, chẳng hạn:
 + Bài toán cho gì?
 + Bài toán hỏi gì?
 + Muốn trả lời câu hỏi của bài toán phải biết gì? Phải thực hiện những phép tính 
gì? Từ những dữ kiện đã cho có thể biết được gì? Muốn biết thì phải làm phép 
tính gì?Làm phép tính đó có cần thiết cho việc trả lời câu hỏi của bài toán không?...
 Khuyến khích hướng dẫn học sinh biết nhận xét, tìm cách giải bài toán bằng 
nhiều phương pháp khác nhau, đồng thời biết chọn cách giải hay nhất, đơn giản 
nhất. Điều đó có tác dụng rất lớn trong việc phát huy tính sáng tạo, rèn luyện tư 
duy linh hoạt, phát triển trí thông minh. Đồng thời nó đem lại niềm hứng thú cho 
học sinh trong khi học toán.
Bước 4: Tổng hợp và trình bày bài giải
 Sau khi học sinh đã tìm được cách giải bài toán bằng phương pháp phân tích, 
lập sơ đồ giải toán,thì việc trình bày bài giải không phải là bước khó khăn lắm đối 
với các em.Tuy vậy cũng cần hướng dẫn cho các em bết viết lời giải và trình bày 
bài giải một cách khoa học rõ ràng, chính xác và đầy đủ theo phương pháp tổng 
hợp, ngược với phương pháp phân tích để tìm lời giải. Chẳng hạn, đối với bài toán 
ở ví dụ 1, từ sơ đồ này ta có thể đi ngược từ dưới lên để trình b ày bài giải như 
sau:
 Bài giải:
 Số bưu ảnh của em là:
 15 - 7 = 8 ( tấm) 4) Các hoạt động để hướng dẫn học sinh :
 - Yêu cầu HS đọc kĩ đề toán. (ít nhất 2 lần).
 - Cho HS nhận dạng bài toán, từ đó biết tóm tắt bài toán bằng chữ 
hoặc bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 - Hướng dẫn HS phân tích đề tìm cách giải :
 + Bài toán cho biết gì ?
 + Bài toán hỏi gì ?
 GV dùng hệ thống câu hỏi để gợi mở cho HS trả lời, tìm ra hướng giải đúng 
cho bài toán.
 - Yêu cầu HS thực hiện chính xác các phép tính và hình thành cách 
 giải.
 HS làm việc cá nhân. Thực hiện bài làm trên bảng, làm vào vở , làm vào 
phiếu bài tập, ...
 GV theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở, hướng dẫn HS làm bài tốt, đúng thời 
gian quy định.
 Áp dụng từng dạng toán có lời văn cụ thể như sau :
 > Phương pháp giải toán dạng : Các bài toán về nhiều hơn, ít hơn - so 
sánh hai số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị.
 VD : Thùng thứ nhất có 36 lít dầu, thùng thứ hai ít hơn thùng thứ nhất 8 lít 
dầu. Hỏi cả 2 thùng có bao nhiêu lít dầu ?
 * Hướng dẫn giải :
 + Bước 1 : Yêu cầu HS đọc kĩ đề toán (2 lần). - Bài toán cho biết gì ?
 - Bài toán hỏi gì ?
 + Bước 2 : Tóm tắt đề toán :
 - Bài toán có dạng toán gì ?
 - Vậy ta tóm tắt bằng gì ? - ít hơn 1 số đơn vị giải bằng 2 phép tính.
 - Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 Tóm tắt :
 36 lít
 Thùng 1 : I ----------------[ I
 ? lít
 Thùng 2 : I ----------------1 8 lít Tóm tắt :
 1 thùng : 8 hộp kẹo
 1 hộp : 32 viên kẹo
 5 thùng : ? viên kẹo
 + Bước 3 : Hướng dẫn HS giải :
- Muốn tìm số viên kẹo trong 5 thùng - Biết số viên kẹo có trong 1 thùng là 
ta phải biết gì ? bao nhiêu?
- Muốn tìm số viên kẹo có trong 1 - Lấy 32 x 8 (Lấy số kẹo 1 hộp gấp 8 
thùng, ta làm thế nào ? lần lên để tìm số kẹo của 1 thùng).
- Có số kẹo của 1 thùng rồi, muốn tìm - Lấy số viên kẹo của 1 thùng vừa tìm 
số viên kẹo trong 5 thùng , ta làm thế được nhân với 5 để tìm số kẹo của 5 
nào? thùng.
+ Bước 4 : Trình bày bài giải :
 Bài giải :
 Số viên kẹo của 1 thùng là :
 32 x 8 = 256 (viên)
 Số viên kẹo có tất cả là :
 256 x 5 = 1280 (viên).
 Đáp số : 1280 viên.
 > Phương pháp dạy học các bài toán về quan hệ giữa thành phần và kết 
quả phép tính:
 VD : Hai chuồng gà có tổng cộng 82 con, chuồng thứ nhất có 47 con. Hỏi 
chuồng thứ hai kém hơn chuồng thứ nhất bao nhiêu con gà ?
 + Bước 1 : Đọc kĩ đề, tìm hiểu đề.
 - Bài toán cho biết gì ? - Hai chuồng gà có tổng cộng 82 con, 
 chuồng thứ nhất có 47 con.
 - Bài toán hỏi gì ? - Hỏi chuồng thứ hai kém hơn chuồng thứ 
 nhất bao nhiêu con gà ?
 + Bước 2 : Tóm tắt : - Bài toán hỏi gì ? - Cả hai bao có tất cả bao nhiêu ki 
 lôgam gạo ?
 + Bước 2 : Tóm tắt : GV hướng dẫn HS tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 - Nếu vẽ đoạn thẳng biểu thị số gạo - .... là 2 phần.
 bao 1 là 1 phần thì đoạn thẳng biểu
 thị số gạo bao 2 là mấy phần như
 thế ?
 - Vẽ các phần này như thế nào với - Các phần này bằng nhau.
 nhau ?
 Tóm tắt : 45 kg
 Bao thứ nhất :
 ? kg
 Bao thứ hai
 ? kg
 + Bước 3 : Hướng dẫn giải.
 - Muốn tìm số kilôgam của 2 bao, ta - Số kilôgam của bao thứ 2.
 phải tìm số kilôgam của bao nào ?
 - Bao thứ hai có số gạo gấp mấy lần - . gấp 2 lần.
 bao thứ nhất ?
 - Muốn tìm số gạo bao thứ 2, ta làm thế - Lấy 45 x 2.
 nào ? Vì sao ?
 - Muốn tìm số gạo của cả 2 bao, ta làm - Lấy số gạo bao thứ nhất cộng với 
 thế nào ? số gạo của bao thứ thứ hai.
 GV : Bài toán có dạng gấp một số lên nhiều lần, bài toán hợp giải bằng 2 
phép tính. Ta có sơ đồ khối sau :
 Số gạo 2 bao || _
 Bao 1 + Bao 2
 || _ ||
 45 kg 45 x2
 Giải ngược từ dưới lên để tìm kết quả. + Bước 4 : Trình bày bài giải
 Bài giải :
 Số gạo bao thứ hai có là :
 45 x 2 = 90 (kg)
 Số gạo 2 bao có tất cả là :
 45 + 90 = 135 (kg)
 Đáp số : 135 kg.
 > So sánh số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn.
 VD : Có hai tổ công nhân vận chuyển hàng hoá, tổ thứ nhất chuyển được 15 
bao hàng hoá, tổ thứ hai chuyển 45 bao hàng hoá. Hỏi tổ thứ hai chuyển số hàng 
hoá gấp mấy lần tổ thứ nhất ?
 + Bước 1 : Đọc kĩ đề, tìm hiểu đề :
 - Bài toán cho biết gì ? -Tổ thứ nhất chuyển 15 bao hàng hoá, tổ thứ hai 
 chuyển 45 bao hàng hoá.
 - Bài toán hỏi gì ? -Hỏi tổ thứ hai chuyển số hàng hoá gấp
 mấy lần tổ thứ nhất ?
 + Bước 2 : Tóm tắt :
 Tổ thứ nhất chuyển : 15 bao.
 „ GV hướng dẫn mẫu
 Tổ thứ hai chuyển : 45 bao. cho HS tóm tắt.
 Hỏi tổ thứ hai chuyển gấp ? lần tổ thứ nhất.
+ Bước 3 : Hướng dẫn giải : - 45 bao là số lớn, 15 bao là số bé..
 - Bài toán có dạng toán gì ?
 - Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số - Lấy 45 : 15.
 bé, ta làm sao ?
 - Theo đề toán, số nào là số lớn, số nào 
 là số bé ?
 - Vậy muốn biết tổ thứ hai chuyển gấp 
 mấy lần tổ thứ nhất, ta làm sao ?
- So sánh số lớn gấp mấy lần số
bé.
- Lấy số lớn chia cho số bé.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_g.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 giải toán có lời văn.pdf