Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 giải toán có lời văn nhanh và chính xác

doc 28 trang sangkienlop3 29/03/2024 3682
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 giải toán có lời văn nhanh và chính xác", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 giải toán có lời văn nhanh và chính xác

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 giải toán có lời văn nhanh và chính xác
 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 
GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN NHANH VÀ CHÍNH XÁC
 Môn: Toán
 Năm học 2020 - 2021
 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải toán có lời 
văn nhanh và chính xác”.
 2. Lĩnh vực áp dụng kinh nghiệm: Học sinh lớp 3
 3. Tác giả: 
 Nguyễn Thị Vân Hà Nam (nữ): Nữ
 Ngày/tháng/năm sinh: 26/12/1975
 Trình độ chuyên môn: Cao Đẳng Sư phạm Tiểu học
 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Lam Sơn
 Điện thoại: 0368 653 216
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 
 Trường Tiểu học Lam Sơn - Thanh Miện - Hải Dương
 Điện thoại: 0368 653 216
 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: 
 Trường Tiểu học Lam Sơn - Thanh Miện - Hải Dương
 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
 - Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy Toán: đồ dùng trực quan, tranh ảnh, 
bảng nhóm.....
 - Giáo viên đạt trình độ chuẩn, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững 
vàng. 
 7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2020 - 2021
 TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ 
 (ký tên) ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
 Nguyễn Thị Vân Hà 
 XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
 3 thiết phải viết vào phần trình bày bài giải (mục đích tóm tắt bài toán là làm rõ 
giả thiết, bài toán cho gì và kết luận, bài toán hỏi gì; từ đó thiết lập mối quan 
hệ giữa cái đã biết với cái cần tìm dẫn đến cách giải thích hợp).
 - Về trình bày bài giải, học sinh viết câu lời giải và phép tính tương ứng. 
GV kiên trì để học sinh tự diễn đạt câu trả lời bằng lời, sau đó viết câu lời 
giải. Cái khó nhất của bài toán có lời văn ở lớp 3 chính là trình bày bài giải, 
do đó giáo viên tập cho học sinh diễn đặt câu hỏi theo nhiều cách khác nhau, 
không vội vàng và làm thay học sinh.
 - Khi dạy phần tính độ dài đường gấp khúc hoặc tính chu vi hình tam 
giác, tứ giác, hình vuông, hình chữ nhật các bài toán dạng đó (bài toán có nội 
dung hình học) được trình bày bài giải như các bài toán có lời văn đã học.
 4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:
 Với cách dạy và học trên học sinh chăm chú say mê học toán, các em 
không ngại khi giải các bài toán có lời văn. Học sinh tích cực, chủ động tìm 
tòi, sáng tạo xây dựng kiến thức của bài học. Nhờ vậy mà học sinh nắm bài 
nhanh, nhớ kiến thức lâu hơn, chắc hơn và tự tin làm cho không khí tiết học 
sôi nổi, không gò bó, học sinh được thực sự bộc lộ hết khả năng của mình. Từ 
đó học sinh có hứng thú học toán, tạo thành thói quen tự suy nghĩ, chủ động 
làm bài để tìm ra cách giải hay và nhanh nhất.
 5. Đề xuất khuyến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng 
kiến.
 Trong năm học tiếp theo, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để áp dụng biện pháp 
nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn cho học sinh ở các lớp 4, 5 đạt 
hiệu quả.
 5 đức tính tốt của con người lao động mới, rèn luyện các em đức tính kiên trì, tự 
lực vượt khó, cẩn thận, chính xác, có kế hoạch yêu thích sự chặt chẽ, 
 - Việc dạy – học giải toán có lời văn còn giúp các em học tốt các môn 
khác, cụ thể như môn Tiếng Việt. Các em biết dùng từ đặt lời giải hay, ngắn 
gọn, 
 - Việc giải toán có thể giúp các em thấy được nhiều khái niệm toán học, 
ví dụ: các số, các phép tính, các đại lượng ... đều có nguồn gốc trong cuộc 
sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con người, thấy được các mối 
quan hệ biện chứng giữa các dữ kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm ..
 1.2. Xuất phát từ việc dạy và học giải toán có lời văn.
 Nhìn lại quá trình dạy học tôi thấy: hoạt động giải toán là một trong 
những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ ở học sinh. Vì giải toán 
có lời văn giúp học sinh có khả năng tư duy tốt, biết phát hiện dữ kiện, tìm 
điều chưa biết, nó phát huy được tính tích cực của mỗi em Ngoài ra việc 
giải toán có lời văn còn hình thành cho học sinh đức tính cẩn thận, kiên trì 
Tuy nhiên trong thực tế thì có rất ít học sinh có được điều đó thông qua việc 
giải toán. Để giúp học sinh giải toán có lời văn tốt người giáo viên phải biết tổ 
chức hướng dẫn cho học sinh các hoạt động dưới sự trợ giúp đúng mức của 
giáo viên để mỗi học sinh tự phát hiện và giải quyết bài toán thông qua việc 
thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học từ trước. Phần 
lớn tâm lí học sinh rất thích học môn Toán hơn so với các môn khác nhưng 
thực tế các em chỉ thích làm toán số, còn với giải toán có lời văn thì hầu như 
các em rất sợ thậm chí mới đọc đề xong các em đã cho rằng bài khó, không 
chịu suy nghĩ, .... Vì vậy kết quả việc giải toán của các em còn thấp.
 Tôi đang dạy lớp 3, khi dạy học sinh giải toán có lời văn tôi đã tìm ra 
được một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải nhanh và chính xác Toán có 
lời văn, từ đó các em yêu thích giải toán hơn.
 2. Cơ sở lý luận của vấn đề.
 2.1. Nội dung kiến thức về giải toán có lời văn ở lớp 3:
 2.2. Các bài toán về nhiều hơn, ít hơn – so sánh hai số hơn kém nhau bao 
 7 Trong quá trình dạy học sinh lớp 3 giải toán có lời văn, tôi thấy các em 
chưa có kỹ năng tóm tắt, mắc phải những sai lầm về cách đặt lời giải, viết và 
làm phép tính. Một phần là do tư duy của các em còn trừu tượng, vẫn còn 
máy móc chưa có khả năng phát hiện nhanh vấn đề, thường hay quên. Các em 
thường không hiểu bản chất của bài toán, không đọc kĩ bài toán mà thường 
giải luôn nên khả năng nhầm lẫn và sai sót là rất lớn, giải xong các em thường 
không kiểm tra lại kết quả dẫn đến việc không biết mình làm đúng hay sai.
 Ngoài những nguyên nhân xuất phát từ học sinh, còn là do giáo viên 
chưa chú trọng đến việc hình thành cho học sinh kĩ năng, phương pháp giải, 
chưa phát huy được tính độc lập, tích cực của học sinh: việc hướng dẫn học 
sinh phương pháp giải các dạng toán điển hình sao cho học sinh hiểu, nắm 
được phương pháp giải từng dạng toán khác nhau. Làm sao để học sinh sau 
khi đọc đề toán hiểu đề, nhận dạng đề toán, biết phân tích đề, tóm tắt đề bằng 
chữ, bằng sơ đồ đoạn thẳng,  Người giáo viên còn lúng túng trong việc xây 
dựng hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh để giúp học sinh tìm ra hướng 
giải bài toán theo từng dạng toán khác nhau,  Một số giáo viên chưa dành 
thời gian để nghiên cứu, nắm vững chương trình cấu trúc SGK và cấu trúc nội 
dung toán có lời văn  
 Với hạn chế trên, tôi thấy nguyên nhân chính là nằm ở giáo viên. Trước 
sự bất cập đó, tôi đã lựa chọn những biện pháp sau để nhằm nâng cao chất 
lượng về giải toán có lời văn cho học sinh.
 4. Các biện pháp thực hiện:
 4.1. Giúp học sinh nắm chắc và ghi nhớ các bước thực hiện khi giải 
toán có lời văn.
 4.1.1. Cấu trúc chung của đề toán
 Đề bài của bài toán có lời văn bao giờ cũng có hai phần:
 - Phần đã cho hay còn gọi giả thiết của bài toán.
 - Phần phải tìm hay còn gọi kết luận của bài toán.
 9 Thực tế có rất nhiều cách tóm tắt bài toán, nếu các em càng nắm được 
nhiều cách tóm tắt thì các em sẽ càng giải toán giỏi. Tuy nhiên với khả năng 
của học sinh lớp 3 chúng ta chỉ nên hướng dẫn cho các em tóm tắt bằng lời 
văn hoặc bằng sơ đồ đoạn thẳng. 
 Khi hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng lời, tôi tập cho các em có thói quen 
viết các giá trị của một đại lượng thẳng cột với nhau, câu hỏi của bài toán nên 
đưa về dòng cuối. Để làm được điều này tôi kiên trì tập luyện cho các em qua 
từng tiết học. Thời gian đầu học sinh chưa quen tôi đặt cho các em những câu 
hỏi gợi mở để các em biết cách tóm tắt. Sau khi đã thành thạo, các em đã tự 
tóm tắt được bài toán.
 Ví dụ: Bài 2 (SGK/Trang 128)
 Có 28kg gạo đựng đều trong 7 bao. Hỏi 5 bao đó có bao nhiêu kg gạo?
 7 bao: 28 kg gạo
 5 bao:  kg gạo?
 Khi hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng, cần hướng dẫn 
các em điểm bắt đầu của các đoạn thẳng phải thẳng cột với nhau mới dễ so 
sánh các dữ kiện trong bài. Ngoài ra cần chú ý đến tính chính xác của sơ đồ 
đoạn thẳng trong khi tóm tắt mỗi bài toán sao cho các đoạn thẳng biểu thị 
trong một bài toán phải có sự tương xứng phù hợp. Chẳng hạn: Đoạn thẳng 
biểu thị cho 9 cái kẹo không thể bằng một nửa của đoạn thẳng biểu thị cho 12 
cái kẹo.
 Khi tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng, tôi giúp học sinh phân biệt rõ: Với 
những bài toán có nội dung “nhiều hơn” hoặc “ít hơn” một số đơn vị thì ta 
biểu thị các giá trị trong bài bằng các đoạn thẳng dài hơn hoặc ngắn hơn.
 Ví dụ: Bài 1: (SGK/Trang 50)
 Anh có 15 tấm bưu ảnh, em có ít hơn anh 7 tấm bưu ảnh. Hỏi cả hai anh 
em có bao nhiêu tấm bưu ảnh?
Tóm tắt: 15 tấm bưu ảnh
 Anh: 
 7 tấm ? tấm bưu ảnh
 Em: 11 Thực hiện phép tính theo trình tự đã thiết lập để tìm đáp số. Mỗi khi thực 
hiện phép tính cần kiểm tra đã tính đúng chưa? Phép tính được thực hiện có 
dựa trên cơ sở đúng đắn không?... Giải xong bài toán, khi cần thiết, cần thử 
xem đáp số tìm được có trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các 
điều kiện của bài toán không?
 Qua quá trình quan sát học sinh giải toán, tôi thấy rằng học sinh thường 
coi bài toán đã giải xong khi tính ra đáp số hay tìm được câu trả lời. Khi tôi 
hỏi: “Em có tin chắc kết quả là đúng không?” thì nhiều em lúng túng. Vì vậy 
việc kiểm tra, đánh giá kết quả là không thể thiếu khi giải toán và phải trở 
thành thói quen đối với học sinh. Cho nên khi dạy giải toán, chúng ta cần 
hướng dẫn các em thông qua các bước:
 - Đọc lại lời giải.
 - Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí yêu cầu của bài chưa, các câu văn 
diễn đạt trong lời giải đúng chưa.
 - Thử lại các kết quả vừa tính từ bước đầu tiên.
 - Thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề bài chưa.
 Đối với học sinh có năng khiếu, giáo viên có thể hướng các em nhìn lại 
toàn bộ bài giải, tập phân tích cách giải, động viên các em tìm các cách giải 
khác, tạo điều kiện phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo, suy nghĩ độc lập của 
học sinh.
 4.2. Hướng dẫn các em nắm vững các dạng toán.
 Đối với toán có lời văn ở lớp 3, chủ yếu là các bài toán liên quan đến rút 
về đơn vị và các bài toán có hai phép tính, thực chất việc giải các bài toán hợp 
cũng chính là giải quyết các bài toán đơn. Mặt khác các dạng toán đó đều 
được học ở các lớp trước. 
 Vì vậy, trước tiên cần giúp các em nắm vững và giải tốt các bài toán đơn. 
Sau khi nắm vững rồi thì sẽ áp dụng các bài toán đơn để giải các bài toán hợp. 
Cụ thể như sau:
 4.2.1. Các dạng toán đơn: 
 4.2.1.1. Các bài toán tìm "tích”.
 13 4.2.1.6. Bài toán: "Giảm một số đi nhiều lần”. 
 * Ví dụ: Bài 2b (trang 37/SGK Toán 3)
 Một công việc làm bằng tay hết 30 giờ, nếu làm bằng máy thì thời gian 
giảm 5 lần. Hỏi làm công việc đó bằng máy hết bao nhiêu giờ?
 - HS cần ghi nhớ giảm số lần ta làm tính chia.
 4.2.1.7. Bài toán: "So sánh hai số gấp, kém nhau mấy lần”. 
Ví dụ: Anh có 10 que tính. Em có 5 que tính. Hỏi số que của anh gấp mấy lần 
số que tính của em? 
 4.2.1.8. Các bài toán có nội dung hình học
 Yêu cầu học sinh phải hiểu và thuộc công thức tính chu vi, diện tích 
hình chữ nhật và hình vuông. Chú ý độ dài các cạnh của hình chữ nhật, nếu 
chưa cùng đơn vị đo thì phải đổi về cùng đơn vị đo rồi mới tính.
 4.2.1.9. Các bài toán về đại lượng và đo đại lượng
 - Nắm được bảng đơn vị đo độ dài, thuộc tên và viết đúng các đơn vị đo, 
biết đổi số đo độ dài.
 - Nắm được bảng đơn vị đo khối lượng, thuộc tên và viết đúng các đơn 
vị đo, biết đổi số đo khối lượng.
 - Nắm được các đơn vị do thời gian, biết đổi số đo thời gian.
 - Biết xem lịch, ngày, tháng, năm; tính ngày, tháng, năm, giờ, phút.
 - Biết các loại tiền Việt Nam, biết tính giá trị tiền Việt Nam.
 * Một số lưu ý khi dạy toán đơn.
 Trên đây là các dạng toán đơn. Mặc dù chỉ là những bài toán đơn giản 
nhưng trong thưc tế các em vẫn nhầm. Vậy muốn giải đúng tôi rút ra một số 
điều cần lưu ý khi giải toán đơn như sau:
 - Yêu cầu các em thực hiện theo 5 bước giải toán. Trong thực tế có thể 
lược bớt đi một số bước. Thậm chí, khi học sinh đã quen thì có thể cho các em 
tự đọc đề và tự giải, không cần bước nào cả. 
 - Trong một bài toán, câu hỏi có một chức năng quan trọng trong việc 
lựa chọn câu lời giải và phép tính thích hợp. Với cùng các dữ kiện như nhau 
có thể đặt các câu hỏi khác nhau do đó việc lựa chọn phép tính cũng khác 
 15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_g.doc