Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 học tốt các bảng nhân, chia

doc 25 trang sangkienlop3 12/11/2023 6232
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 học tốt các bảng nhân, chia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 học tốt các bảng nhân, chia

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 học tốt các bảng nhân, chia
 1
I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn tên biệp pháp
 Toán học là một khoa học có vai trò quan trọng trong đời sống con 
người. Toán học không chỉ giúp học sinh chiếm lĩnh một số kiến thức, kĩ năng 
phục vụ cho việc học tập và đời sống nó còn góp phần giáo dục và hình thành 
cho học sinh những phẩm chất cần thiết khác như tính cẩn thận, chính xác; có 
thói quen tư duy logic, hợp lí; khả năng làm việc độc lập; khả năng liên 
tưởng, phán đoán, tổng hợp. 
 Chương trình toán tiểu học chủ yếu cung cấp kiến thức và kỹ năng thực 
hiện các phép tính cơ bản (cộng, trừ, nhân, chia) về các số tự nhiên, số thập 
phân và phân số. Trong đó, phép nhân và phép chia là các phép tính mà học 
sinh thấy khó hơn. Thực tế đây là một kiểu toán mà các em chưa hề gặp, ít được 
làm quen trước đó nên các em gặp nhiều bỡ ngỡ; khác với toán cộng và toán trừ 
các em đã được tư duy và làm quen trong cuộc sống thường nhật kể từ hồi còn 
chưa biết chữ. 
 Đối với học sinh lớp 3 việc học tốt bảng nhân, chia không phải là một 
việc dễ. Với lứa tuổi các em “Mau thuộc lại mau quên”, “Học trước quên 
sau” mà trong chương trình Toán lớp 3 một phần quan trọng là bảng nhân, 
chia. Bởi vậy, muốn thuộc và ghi nhớ bảng nhân, chia mà không lẫn lộn là 
một quá trình học tập rất khó đối với các em. Nếu không thuộc bảng nhân, 
chia thì các em sẽ không làm được các bài toán có liên quan. Hơn nữa, nó là 
nền móng của các bài toán về nhân, chia ở lớp 4, 5. Nhưng làm thế nào để 
giúp học sinh lớp 3 học tốt bảng nhân, chia được thuận lợi nhất mà lại không 
bị quên, đó là trăn trở của tôi trong suốt thời gian qua. Vì vậy, tôi đã mạnh 
dạn đưa ra: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt các bảng nhân, 
chia.”
 2. Mục đích nghiên cứu 3
- Nghiên cứu các văn bản, tài liệu có liên quan đến đề tài. 
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm. 5
 - Việc học thuộc, ghi nhớ bảng cửu chương là một việc khá khó khăn, 
tốn nhiều thời gian của học sinh.
 - Nhiều em học thuộc bảng nhân, chia theo tờ “Bảng cửu chương” ở 
sau bài vở theo kiểu “học vẹt” không chịu suy nghĩ và lập theo thiết kế của 
giáo viên nên “mau thuộc, mau quên”; Nếu hỏi bất chợt một vài phép nhân 
trong những bảng mà học sinh đã thuộc (ví dụ: 7 x 8; 4 x 9; 5 x 7; ), thì một 
số em lại lẩm nhẩm từ đầu bảng: (7 x 1 = 7; 7 x 2 = 14; ;7 x 8 = 56) mất 
nhiều thời gian.
 Thực tế khi nhận lớp, tôi đã khảo sát học sinh về các bảng nhân, chia đã 
học ở lớp 2 với nhiều hình thức: Hỏi- đáp; ra đề kiểm tra,  Kết quả đề khảo 
sát như sau:
 Đọc thuộc bảng Đọc thuộc bảng 
 nhân, chia và trả nhân, chia theo Đọc bảng Chưa thuộc 
 Sĩ lời đúng phép thứ tự các phép nhân, chia còn bảng nhân, 
Lớp
 số tính nhân, chia của bảng nhân, ấp úng chia
 bất kì chia
 SL % SL % SL % SL %
 3A 33 6 18,2 10 30,3 9 27,2 8 24,3
 Qua kết quả thể hiện ở bảng khảo sát trên tôi thấy số học sinh đọc thuộc 
bảng nhân chia và trả lời đúng phép tính nhân, chia bất kì còn ít, vẫn còn học 
sinh chưa thuộc bảng nhân, chia.
 3. Các biện pháp thực hiện
 3.1. Biện pháp 1: Giúp học sinh hình thành các bảng nhân, chia.
 Khi hình thành các bảng nhân, chia cho học sinh, giáo viên cần tăng 
cường sử dụng đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng học toán, các tấm bìa có in số 
chấm tròn hoặc số hình vẽ tương ứng với bảng nhân, chia cần lập; tăng cường 
ứng dụng công nghệ thông tin với những trang trình chiếu đẹp, hiệu ứng rõ 
ràng nhằm thu hút sự chú ý của học sinh vào việc lập, hình thành các bảng 7
 Học sinh dễ dàng tính được kết quả của phép tính là 6 + 6 + 6 = 18. Từ 
đó hướng dẫn giúp học sinh thấy dãy tính trên có 3 số hạng, mỗi số hạng đều 
bằng 6 nên có thể đặt thành phép nhân 6 x 3 = 18.
 Trong đó các số 6, số 3 được gọi là thừa số, số 18 được gọi là tích và 6 
x 3 cũng được gọi là tích.
 Cũng từ phương thức tư duy nói trên, giáo viên cần tập luyện cho học 
sinh biết cách phân tích một phép tính nhân thành phép tính cộng (phân tích 
một tích thành tổng các số hạng bằng nhau) 
 Từ ví dụ trên 6 x 3 = 18, có thể được hiểu là 6 lấy 3 lần được 18 (hoặc 
6 nhân 3 bằng 18). Khi đó có thể chuyển sang phép cộng là: 6 x 3 = 6 + 6 + 6 
= 18 
 Cách tính kết quả của phép tính cộng rõ ràng là lâu hơn so với việc 
thuộc bảng cửu chương nhưng đó là kết quả chính xác và hoàn toàn có thể tin 
tưởng được vì nó do chính bản thân học sinh tính toán ra, điều đó quan trọng 
và có ý nghĩa hơn hẳn so với việc học thuộc lòng một con số nào đó.
 Và từ phép tính 6 x 3 = 18 học sinh dễ dàng lập được hai phép chia là 
18: 3 = 6; 18: 6 = 3. Trong đó số 18 được gọi là số bị chia, các số 3, 6 được 
gọi là số chia, các số 6, 3 được gọi là thương. Học sinh cũng biết được khi lấy 
tích chia cho thừa số này thì sẽ được thương là thừa số kia và ngược lại. Từ 
đó sẽ giúp học sinh dễ dàng tính toán và ghi nhớ lâu hơn.
 3.2. Biện pháp 2: Giúp học sinh nắm được những đặc điểm nổi bật 
của các bảng nhân, chia.
 Sau khi hình thành các bảng nhân, chia, giáo viên cần giúp học sinh 
nắm được những đặc điểm nổi bật của các bảng nhân từ đó học sinh sẽ ghi 
nhớ tốt hơn các bảng nhân, chia đã học.
 *Bảng nhân 5: Tích là các số đếm thêm 5 gồm 5;10; 15; 20; 25; 30; 
35; 40; 45; 50. Cách đếm thêm 5 này rất gần gũi với các em qua trò chơi 
“Trốn tìm” mà các em vẫn thường chơi hàng ngày vì thế sẽ giúp các em 
nhanh thuộc, ghi nhớ bảng nhân 5 tốt hơn. 9
 Quy tắc ngược chiều Quy tắc bàn tay
 Với quy tắc ngược chiều, giáo viên cần giúp học sinh nhận thấy trong 
bảng nhân 9: 
 - Tích có chữ số hàng chục tăng dần từ 0 đến 9 còn hàng đơn vị giảm 
dần từ 9 đến 0.
 - Chữ số hàng chục của tích kém thừa số thứ hai 1 đơn vị.
 - Tổng hai chữ số của tích luôn bằng 9.
 Có thể ghi nhớ bảng nhân 9 dựa vào quy tắc bàn tay như hình vẽ minh 
họa ở trên. Để thực hành bảng nhân 9, học sinh đếm số thứ tự các ngón tay, 
muốn nhân 9 với các số từ 1 đến 9 chỉ cần cụp một ngón tay và tính. (Ví dụ 
như hình minh họa là cách nhân 9 x 4).
 Biện pháp 3: Sử dụng các tính chất của phép nhân, chia khi dạy các bảng 
nhân, chia.
 - Bất kì số nào nhân với 0 thì kết quả sẽ bằng 0. (a x 0 = 0)
 - Một số nhân với 1 sẽ bằng chính số đó. (a x 1 = a)
 - Khi ta đổi chỗ các thừa số cho nhau thì tích không thay đổi. 
 (a x b = b x a)
 Vận dụng các tính chất này các em sẽ nhanh thuộc các bảng nhân hơn, 
số dòng cần học thuộc trong mỗi bảng nhân sẽ giảm dần.
 Ví dụ: 11 13
học thuộc ngay trong các tiết học toán, trong những phút truy bài đầu giờ, 
phối hợp với phụ huynh; tổ chức cho học sinh học và ghi nhớ các bảng 
nhân, chia với nhiều hình thức: qua luyện tập các dạng bài tập, đố vui, trò 
chơi, qua các bài hát vui nhộn,  15
 5.1. Luyện tập qua các dạng bài tập:
 Giáo viên khai thác triệt để các dạng bài tập có trong sách giáo khoa, 
vở bài tập, ngoài ra thiết kế đa dạng các dạng bài tập để học sinh luyện tập 
thêm theo các mức độ khác nhau phù hợp với khả năng nhận thức của học 
sinh; giúp học sinh luyện tập thêm một cách có hiệu quả trên các trang mạng: 
Vioedu.vn; olm.vn; toantieuhoc.vn; . Đối với các trang web miễn phí, giáo 
viên có thể lập tài khoản cho cả lớp; giao bài, kiểm tra bài và động viên khen 
thưởng học sinh kịp thời. 
 5.2. Học thuộc các bảng nhân bằng các bài hát vui nhộn.
 Ở độ tuổi này, các em học sinh còn rất ham chơi ham vui, vì vậy kết 
hợp vừa học vừa chơi là phương pháp mang lại hiệu quả tốt nhất. Đối với 
bảng cửu chương, có các bài hát do nhạc sỹ Song Thy sáng tác hết sức vui 
nhộn cùng các phép tính trong bảng cửu chương giúp trẻ học nhanh và dễ 
nhớ. Bài hát có các câu từ đơn giản, dễ thuộc, giai điệu vui nhộn, gần gũi theo 
sát các phép tính trong bảng cửu chương. Giáo viên có thể tải những bài hát 
này miễn phí và giới thiệu với học sinh, cho học sinh nghe vào đầu giờ, giờ 
truy bài hay bước củng cố trong các tiết học về bảng nhân. Dưới đây là link 
của những bài hát này trên youTube: 17
cố gắng trong thời gian quy định của trò chơi hãy triệt tiêu hết các ô số có sẵn 
trên màn hình và như vậy bạn sẽ là người thắng cuộc.
 Sau khi luyện tập học sinh có thể làm các bài kiểm tra nhanh với 10 câu 
trắc nghiệm. Từ đó giúp các em ghi nhớ tốt và lâu hơn bảng cửu chương. 19
 Một số hình thức trò chơi trên Power Point
III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG 
 1. Kết quả
 Qua gần một năm học lựa chọn đề tài nghiên cứu, lựa chọn các biện 
pháp vận dụng vào thực tế giảng dạy tại lớp tôi chủ nhiệm cho đến giữa kì II 21
 1. Kết luận
 Dạy toán thành công là một việc rất khó, đòi hỏi ngừơi giáo viên chẳng 
những phải vững vàng về bản lĩnh, nghiệp vụ sư phạm, kiến thức chuyên môn 
mà còn phải có một phong thái giảng dạy tốt, tình thương yêu đối với học 
sinh, lòng tận tuỵ với nghề nghiệp; biết cách làm cho nhũng con số khô khan 
trở lên có hồn, trở lên thu hút lòng đam mê của học sinh, đó thực sự là thử 
thách đối với người giáo viên.
 Người thầy tốt là người thầy biết dạy cho học sinh cách tìm ra chân lý 
chứ không phải là chỉ dạy chân lý. Điều này rất phù hợp với toán học. Toán 
học cần tư duy cái quá trình, cái logic, phù hợp chứ không chỉ là xác định cái 
kết quả một cách máy móc.
 Có thể nói dạy toán là một công việc vừa mang tính khoa học vừa 
mang tính nghệ thuật. Thiếu tính khoa học, người thầy khó có thể truyền đạt 
một cách hiệu quả, chính xác những kiến thức vừa trừu tượng vừa cụ thể của 
toán học cũng như nếu thiếu tính nghệ thuật thì người thầy cũng khó có thể 
hoàn thành những tiết dạy một cách xuất sắc, khó tạo sự thu hút, chú ý ở các 
em.
 Để giúp học sinh ghi nhớ tốt các bảng nhân, chia, giáo viên cần làm tốt 
một số việc sau:
 - Hình thành các bảng nhân, chia một cách khoa học, giúp học sinh 
hiểu rõ bản chất của phép tính nhân, chia.
 - Tăng cường sử dụng đồ dùng, phương tiện và các trang thiết bị dạy 
học: Bộ đồ dùng học toán 3; bài giảng điện tử, 
 - Giúp học sinh nắm được những đặc điểm nổi bật, cốt lõi của các bảng 
nhân, chia.
 - Sử dụng các tính chất: giao hoán, nhân, chia một số với 0, với 1 và 
các tính chất khác khi dạy bảng nhân, chia.
 - Ứng dụng các bảng tính, các kĩ thuật tính giúp học sinh ghi nhớ, thực 
hành phép tính nhân trong các bảng nhân, chia. 23
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 NGƯỜI VIẾT 
 Đỗ Thị Thanh Hải 25
1. Kết quả: 
.........................................................................................................15 
2. Ứng dụng: 
......................................................................................................16
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN 
NGHỊ....................................................................16
1. Kết quả: 
.........................................................................................................16
2. Kiến nghị: 
......................................................................................................17

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_h.doc