Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 rèn kĩ năng Tính giá trị biểu thức theo bộ sách Cánh diều
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 rèn kĩ năng Tính giá trị biểu thức theo bộ sách Cánh diều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 rèn kĩ năng Tính giá trị biểu thức theo bộ sách Cánh diều
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu2 3. Đối tượng nghiên cứu2 4. Phương pháp nghiên cứu2 PHẦN NỘI DUNG 3 1. Cơ sở lí luận3 2. Thực trạng vấn đề4 2.1. Những tồn tại của học sinh trong từng dạng bài tính giá trị biểu thức4 2.2. Nguyên nhân của những tồn tại.5 3. Các giải pháp tổ chức thực hiện.6 3.1.Giải pháp 1: Tự học và tự bồi dưỡng của giáo viên 6 3.2.Giải pháp 2: Phân loại đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng dạy học7 3.3.Giải pháp 3: Ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản có liên quan đến tính giá trị biểu thức.8 3.4.Giải pháp 4: Giúp học sinh có kĩ năng “Tính giá trị biểu thức” trong các bài học chính khóa. 10 3.5.Giải pháp 5: Tuyên dương, khen thưởng học sinh 15 2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 16 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18 1. Kết luận. 18 2. Kiến nghị. 19 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 2 biện pháp giúp học sinh lớp 3 rèn kĩ năng Tính giá trị biểu thức theo bộ sách Cánh diều”. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu là tìm ra những biện pháp rèn cho học sinh lớp 3 kĩ năng tính giá trị biểu thức. Kĩ năng tính toán và giải các dạng toán trong chương trình. 3. Đối tượng nghiên cứu Với đề tài này tôi chỉ đi sâu nghiên cứu và áp dụng giảng dạy cho học sinh lớp 3G do tôi chủ nhiệm và học sinh khối 3 trong năm học 2022 - 2023 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này tôi đã vận dụng những phương pháp để nghiên cứu như sau: + Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. + Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. + Phương pháp điều tra. + Phương pháp luyện tập - thực hành. + Phương pháp hỏi - đáp. 4 + Dạng biểu thức tính nhanh bằng việc nhóm thành các cặp số tròn trăm, tròn nghìn. + Dạng biểu thức có chứa biểu thức trong ngoặc có giá trị bằng 0, bằng 1. Đa số học sinh làm sai hoặc lúng túng khi gặp các dạng bài chưa có quy tắc này 2. Thực trạng vấn đề Lên đến lớp 3, với vòng số lớn hơn, yêu cầu tính giá trị biểu thức từ 2 đến 3 phép tính và các dạng bài tập đa dạng, học sinh hay làm sai thậm chí bỏ qua những bài khó không giống các dạng cơ bản sách giáo khoa khi được giao trong đề ôn tập hoặc kiểm tra. Khi thực hiện 3 dạng bài các em còn nhầm lẫn cách tính giữa dạng 1 với dạng 2 và dạng 3. Đặc biệt, khi mở rộng các dấu phép tính các em còn làm sai. Sau đây là kết quả khảo sát 48 học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm về tính giá trị biểu thức đầu năm học 2022 - 2023: Tổng số HS Hoàn Thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 48 Số lượng 13 27 8 Tỉ lệ 27,1 % 56,3 % 16,6 % Từ kết quả trên, tôi nhận thấy: Kĩ năng tính giá trị biểu thức của học sinh còn nhiều hạn chế. Các em vẫn còn làm sai kết quả tính và nhầm lẫn cách làm các dạng bài. Để khắc phục tình trạng trên, tôi tìm ra lỗi sai của các em trong từng dạng bài và nguyên nhân của những tồn tại đó để từ đó có những giải pháp kịp thời, phù hợp, giúp các em nắm vững các dạng bài về tính giá trị biểu thức. a. Những tồn tại của học sinh trong từng dạng bài tính giá trị biểu thức * Trường hợp 1: Đối với các biểu thức đơn: (Biểu thức chỉ có 2 số và 1 dấu phép tính) Đối với biểu thức đơn có 1 phép tính: cộng, trừ, nhân, chia có nhớ, đa số học sinh sai do quên không nhớ khi thực hiện tính hoặc do không thuộc các bảng cộng, trừ, nhân, chia đã học nên tính sai kết quả. * Trường hợp 2: Đối với các biểu thức có 2 dấu phép tính. + Biểu thức chỉ có dấu cộng, trừ hoặc nhân, chia. Ví dụ: (Bài 2 trang 90 Toán 3 Bộ sách Cánh diều tập 1) Chọn giá trị đúng với mỗi biểu thức sau: a) 125 - 82 + 7 b) 40 : 5 x 8 c) 20 + 70 - 30 6 + Giáo viên đôi lúc chưa linh hoạt trong giảng dạy, chưa đầu tư nghiên cứu tìm ra phương pháp giảng dạy hợp lý đối với từng dạng bài. Chưa khắc sâu cách làm từng dạng bài cho học sinh. + Một số em có lực học không ổn định và nhanh quên kiến thức; kĩ năng tính toán của một số em còn sai; học sinh chưa thuộc bảng cộng, trừ, nhân, chia. + Lên đến lớp 3, các em được thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân có nhớ nhưng khi thực hiện các em thường quên không nhớ hoặc cộng, trừ, nhân, chia sai. Học sinh chưa hiểu bản chất của từng quy tắc, chưa nắm vững cách tính của từng dạng tính giá trị biểu thức. + Học sinh chưa được làm quen với các dạng bài tập mở rộng về tính nhanh giá trị biểu thức nên hầu hết các em tính sai hoặc đưa ra cách tính chưa hợp lý khi thực hiện yêu cầu bài tập. 3. Các giải pháp tổ chức thực hiện. 3.1.Giải pháp 1: Tự học và tự bồi dưỡng của giáo viên Tự học, tự bồi dưỡng là phương thức tốt nhất giúp người giáo viên tiến bộ, trưởng thành, có đủ phẩm chất năng lực chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đào tạo được giao. Tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho mình, tôi nghĩ không phải là trong một, hai ngày mà là cả một quá trình làm nghề dạy học. Ý thức được điều đó, tôi luôn tự học hỏi nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân mình. Ngay từ đầu năm học, dưới sự chỉ đạo của BGH, tôi đã xây dựng cho mình kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng một cách khoa học nhất. Trong kế hoạch tôi đã xác định được mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp tự học, tự bồi dưỡng. Với các chuyên đề nhà trường tổ chức, tôi đã tự mình tìm hiểu nội dung chương trình của các lớp, tìm hiểu mục tiêu của các tiết học để cùng tham gia thảo luận đóng góp ý kiến với đồng nghiệp. Khi được giao nhiệm vụ dạy lớp 3, tôi đã tìm hiểu sâu về chương trình toán 3 bộ sách Cánh Diều nói chung và dạy tính giá trị biểu thức nói riêng, chỗ nào băn khoăn chưa hiểu tôi hỏi ngay đồng nghiệp, chuyên môn để được tháo gỡ. Nắm 8 + Nhóm 3: Trường hợp học sinh nghịch ngợm, không chú ý trong giờ học, tôi xếp cho các học sinh đó ngồi ngay bàn đầu và xếp em học sinh ngoan, học giỏi bên cạnh để giúp đỡ, kèm cặp. Trong giờ học, tôi thường xuyên quan tâm đến học sinh đó bằng cách gọi trả lời các câu hỏi, khen ngợi và động viên khích lệ các em khi có sự tiến bộ + Nhóm 4: Là nhóm học sinh ngoan, tiếp thu bài tốt, ngoài những bài tập yêu cầu cần đạt chuẩn, tôi luôn chuẩn bị thêm một số bài tập nâng cao hơn để giúp các em phát huy khả năng của mình. Ngoài ra, với học sinh nhóm 1, 2, 3 tôi luôn đánh giá các em theo hướng động viên, khuyến khích còn nhóm 4 tôi đánh giá theo sự sáng tạo. Bên cạnh đó, trong thời gian dạy buổi 2, tôi dành nhiều thời gian để ôn tập củng cố lại các bảng nhân, chia, cộng, trừ với nhiều hình thức: đọc đồng thanh từng bảng nhân, chia; bằng cách nối tiếp, cá nhân, thi đọc thuộc lòng, hỏi vấn đáp nhanh các phép tính cộng, trừ trong bảng đã học ở lớp 2, giải toán liên quan đến tính giá trị biểu thức với mục đích giúp các em nhớ lại các dạng bài đã học. Sau thời gian được ôn tập và có hệ thống, học sinh lớp tôi có nhiều chuyển biến tích cực trong học tập: đi học chuyên cần, tích cực tự giác học bài và biết vận dụng vào tính giá trị của biểu thức tốt hơn. Đó là cơ sở để các em học tốt tính giá trị biểu thức trong chương trình học. 3.3.Giải pháp 3: Ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản có liên quan đến tính giá trị biểu thức. Để học sinh học tốt được dạng bài tính giá trị biểu thức ở lớp 3, trước hết học sinh phải thực hiện thành thạo các bảng nhân, chia, cộng, trừ đã học. Có kĩ năng thực hiện thành thạo các phép tính về cộng, trừ, nhân, chia từ dễ đến khó theo các vòng số của chương trình sách giáo khoa. Do đó tôi đã tiến hành ôn tập lại cho học sinh các mạch kiến thức trên như sau: Với các bảng nhân chia từ 2 đến 9 Để ôn tập cho học sinh tôi tiến hành dưới các hình thức như: Phát phiếu bài tập cho các em làm với nhiều dạng bài. Tổ chức trò chơi xì điện, trò chơi đố nhau. Tổ chức học nhóm đôi học sinh kiểm tra lẫn nhau về các bảng cộng trừ, nhân, chia 10 thức, khi dạy đến dạng toán“Tính giá trị biểu thức”, tôi luôn yêu cầu học sinh nắm chắc các kiến thức cơ bản mà sách giáo khoa cung cấp. a. Cho học sinh làm quen với biểu thức. Ở các lớp 1, 2 các em mới chỉ thực hiện các phép tính cộng trừ, nhân, chia dạng đơn giản nhưng các em chưa biết gì về biểu thức. Vậy để học sinh làm quen với biểu thức và biết cách tính giá trị, tôi đã cung cấp giới thiệu cho học sinh nhận biết về biểu thức. Ví dụ : (Ví dụ về biểu thức số trang 87 Toán 3 Bộ sách Cánh diều tập 1): 381 + 135; 95 – 17; 13 x 3; 64 : 8; 265 - 82 + 10; 11 x 3 + 4; 5 x 12 : 2 ... được được gọi là biểu thức. Tôi đưa ra kết luận: Biểu thức là một dãy các số, dấu phép tính viết xen kẽ với nhau. Từ đây, học sinh nhận biết được khái niệm ban đầu về biểu thức và các em không còn bỡ ngỡ về biểu thức mà cảm thấy quen thuộc vì lâu nay các em đã được học, được làm. Đồng thời tôi còn giới thiệu cho các em biết về giá trị của biểu thức. Ví dụ: (trang 89 Toán 3 Bộ sách Cánh diều tập 1) 381 + 209 = 590. Vậy 590 được gọi là giá trị của biểu thức 381 + 209 68 : 2 = 34. Vậy 34 được gọi là giá trị của biểu thức 68 : 2 Tôi khẳng định cho học sinh: Giá trị của biểu thức chính là kết quả tìm được của biểu thức. Từ đây các em hiểu rõ hơn về biểu thức và giá trị biểu thức. * Sau khi các em đã có khái niệm ban đầu về biểu thức và giá trị biểu thức, tôi mới tiến hành dạy các dạng bài “Tính giá trị biểu thức” trong sách giáo khoa thông qua các bước sau: Bước 1: Hướng dẫn học sinh nhận xét biểu thức. Bước 2: Hướng dẫn học sinh cách làm. Bước 3: Hướng dẫn học sinh cách trình bày. Bước 4: Rút ra cách làm cho từng dạng. b. Biểu thức chỉ có dấu cộng, trừ hoặc nhân, chia. Ví dụ 1: 37 - 7 - 16 (Ví dụ 1, trang 90 Toán 3 Bộ sách Cánh diều tập 1) Bước 1: Hướng dẫn học sinh nhận xét biểu thức: 12 + Thực hiện phép tính nhân được kết quả bao nhiêu viết dấu bằng xuống dòng dưới thẳng với dấu bằng ở trên và viết kết quả của phép tính nhân vừa tìm được. + HD học sinh cách trình bày khác: 15 : 3 x 2 = 5 x 2 = 10 Hoặc: 15 : 3 x 2 = 5 x 2 = 10 Bước 4: Củng cố cách làm cho học sinh. + Trong biểu thức có chứa dấu phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện tính như thế nào? (Thực hiện tính từ trái sang phải). Qua 2 ví dụ nêu trên tôi khẳng định cho học sinh: Đây là dạng “Tính giá trị biểu thức” chỉ có các dấu (cộng, trừ) hoặc (nhân, chia). (Dạng 1) Tôi quy ước cho học sinh cách làm như sau: Khi tính giá trị của các biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. c. Biểu thức có dấu cộng, trừ, nhân, chia. Ví dụ 1: 312 x 2 -5 (Bài 1c, trang 91 Toán 3 Bộ sách Cánh diều tập 1) Bước 1: Hướng dẫn học sinh nhận xét biểu thức: - Biểu thức này có phép tính nhân và trừ. Bước 2: Hướng dẫn học sinh cách làm: - Biểu thức trên ta tính như sau: Ta thực hiện phép nhân trước lấy 312 nhân cho 2 được 624, Lấy 624 trừ 5 bằng 619. Các em thực hiện nhân trước, trừ sau. Bước 3: Hướng dẫn học sinh cách trình bày: - Tôi hướng dẫn học sinh cách trình bày như sau: 312 x 2 - 5 = 624 - 5 = 619 * Tôi lưu ý học sinh cách trình bày như sau: + Số 624 đứng ở vị trí đầu nên các em phải giữ nguyên vị trí của số 624 sang sau dấu bằng không được đổi vị trí giữ nguyên giống biểu thức ban đầu.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_r.docx