Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khi dạy các bài phép nhân trong bảng ở Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khi dạy các bài phép nhân trong bảng ở Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khi dạy các bài phép nhân trong bảng ở Lớp 3

ủy ban nhân dân quận thanh xuân Trường tiểu học nguyễn trãi --------------------- Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Một số biện pháp khi dạy các bài phép nhân trong bảng Lĩnh vực : Chuyên môn Người viết : Trần Lệ Huyền Chức danh : Giáo viên chủ nhiệm lớp 3I Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Nguyễn Trãi năm học 2013 - 2014 phép nhân. Tiếp theo giáo viên đưa ra phép nhân, học sinh chuyển thành phép cộng để tìm kết quả. Nêu khoảng 2,3 ví dụ, học sinh sẽ lập được bảng nhân. ví dụ: Khi dạy bài phép nhân có thừa số 4, giáo viên đưa ra ví dụ trong sách giáo khoa. 1. Hình thành bảng nhân. a. 4 + 4 + 4 + 4 = ? - Học sinh tính toán và kết quả bằng 20 - Có mấy số hạng giống nhau ? ( 5 số hạng) - Đổi thành phép nhân : 4 x 5 = 20 b. 4 x 6 (chuyển phép nhân bằng phép cộng) - Đổi thành tích tổng. 4 x 6 = 4 + 4 + 4 + 4 + 4 + 4. - Tính tổng 4 + 4 + 4 + 4 + 4 + 4 = 24 - Rút ra kết quả : 4 x 6 = 24 Từ 2 ví dụ trên giáo viên cho học sinh thấy nếu tăng ở tích lên 1 lần 4 thì kết quả tăng lên 4 đơn vị. Do đó ta có thể lập nên bảng nhân 4 (bảng thứ nhất). 4 x 1 = 4 4 x 2 = 8 ............... 4 x 10 = 40 2. Luyện đọc thuộc bảng nhân: Sau khi thành lập được bảng nhân giáo viên đọc trước, cho một vài em đọc, cả lớp đọc đồng thanh. Khi học sinh đã thuộc bảng nhân thứ nhất, giáo viên đưa ra bảng nhân thứ hai. Ví dụ : 1 x 4 = 4 2 x 4 = 8 ............... 10 x 4 = 40 2 Đối với một tiết dạy thành lập bảng nhân, tôi đã tiến hành theo các bước sau: Bảng nhân thứ nhất Bảng nhân thứ hai B1: Hình thành bảng nhân thứ nhất B1: Hình thành bảng nhân thứ hai B2: Học thuộc bảng nhân thứ nhất B2: Học thuộc bảng nhân thứ hai B3: Luyện tập B3: Luyện tập B4: Củng cố A: Bước 1: Hình thành bảng nhân 1. Đối với các phép nhân có thừa số 2,3,4, (những bảng nhân đầu), tôi thường tiến hành theo các bước sau: Ví dụ: Khi dạy bài: Phép nhân có thừa số 4 Phép nhân là phép cộng các số hạng bằng nhau. Muốn hình thành phép nhân thì ta phải bắt đầu từ phép cộng các số hạng bằng nhau. Nhưng nếu như giáo viên chỉ được ra một loạt các phép cộng có các số hạng bằng nhau rồi học sinh chuyển thành phép nhân thì tiết học sẽ nhàm chán . Bằng đồ dùng trực quan, được mắt thấy, tay hoạt động các em dễ dàng tiếp thu hơn. Vả lại, nó giúp các em bước đầu làm quen với những bài toán đố sau này. Đối với các em, que tính là vật rất gần gũi các em có sẵn, dễ thực hành. Vì vậy khi thành lập bảng nhân 4, yêu cầu học sinh lấy que tính bó thành nhiều bó, mỗi bó gồm 4 que tính. Lúc thực hành, các em làm sẽ nhanh, gọn, rõ ràng, nổi bật được vấn đề nếu giáo viên yêu cầu nhận xét về số lần lấy, kết quả lấy . - Sau khi học sinh có những bó 4 que tính, tôi yêu cầu các em: - Hãy lấy 1 lần 4 que tính -> có 4 que tính - Hãy lấy 2 lần 4 que tính -> có ( 4 + 4) que tính. + Học sinh tính kết quả bằng 8 que tính + Có mấy số hạng giống nhau? (2 số hạng) + Các số hạng đều bằng mấy ? (bằng 4) + Đổi phép cộng bằng phép nhân ( 4 x 2 ) = 8 - Hãy lấy 3 lần 4 que tính -> có (4 + 4 + 4) que tính 4 Khi thành lập bảng nhân cuối giáo viên không phải máy móc hình thành lại tất cả những phép nhân đã có trong các bảng trước bằng đồ dùng trực quan . Vì như vậy chỉ là một việc làm thừa, không có tác dụng. ở đây ta có sử dụng trực quan nhưng cách làm sẽ khác. Giáo viên và học sinh cùng tham gia. Chủ yếu giáo viên gợi ý để học sinh biết rút ra qui luật tính để tính cho nhanh . Như vậy, ta đã dần dần đưa các em tiến tới tư duy trìu tượng hơn . * Dựa vào các bảng nhân đã học, học sinh làm bài tập: 1 x 8 = 5 x 8 = 8 x 1 = 8 x 5 = 2 x 8 = 6 x 8 = 8 x 2 = 8 x 6 = 3 x 8 = 7 x 8 = 8 x 3 = 8 x 7 = 4 x 8 = 8 x 4 = Như vậy, các em có thể nêu ngay được kết quả các phép tính: 8 x 1, 8 x 2, 8 x 3, 8 x 4, 8 x 5, 8 x 6, 8 x 7, Để giúp các em tìm được kết quả của các phép tính 8x8, 8x9, 8x10 tôi đưa ra ví dụ sau: * Trong hội thi khéo tay hay làm, Bình cắt được một số hoa. Mỗi lần, Bình cắt được 8 bông hoa và đã cắt tất cả 7 lần. Như vậy Bình cắt được tất cả bao nhiêu bông hoa?. Dựa vào bảng nhân trước, học sinh tính được số hoa bằng cách lấy. 8 x 7 = 56 Giáo viên viết 8 x 7 56 Giả sử Bình cắt thêm một lần nữa được 8 bông hoa như vậy để biết sau 8 lần cắt Bình cắt được bao nhiêu bông hoa thì con làm như thế nào? ( 8 x 7 + 8 ) 8 x7 = ? Vậy con có tìm được kết quả 8 x 7 + 8 không ? 8 x 7 + 8 chính là 8 x ? ( 8 x 8 ) 6 hợp lý trong môn toán làm cho giờ học hấp dẫn. Hệ thống các bài tập đưa ra phải đa dạng, phong phú. Có nhiều dạng bài tập . Có thể là tính, điền số, trắc nghiệm, toán đố, tìm x ... nhưng giáo viên cần phải lựa chọn cho hợp lý. Để tránh cho học sinh xuôi chiều và nâng cao hơn một chút sau bảng nhân thứ nhất, tôi đưa ra các bài tập sau: ( Có thể là thừa số, là tích ) 4 x = 16 6 x = 6 x 3 = 12 36 = 4 x 4 x = 20 8 = x 2 Học sinh phải thuộc bảng nhân 4 thứ nhất thì sẽ điền được ngay số vào ô trống. * Đối với bài phép nhân có thừa số 8. Các em hay thích bắt chước cô giáo, giáo viên có thể cho các em dạng bài toán trắc nghiệm kiểm tra đúng sai. Tự mình được đánh giá bài làm, các em thích thú và qua đó cũng là củng cố bảng nhân đã học . Điền Đ hoặc S. 8 x 2 = 10 8 x 4 = 32 8 x 3 = 24 8 x 5 = 40 8 x 1 = 8 8 x 0 = 8 8 x 6 = 46 8 x 7 = 56 Biết được kết quả đúng hay sai chứng tỏ các em thuộc bảng nhân. Thuộc bảng nhân thứ hai rồi, các em cũng lại được luyện tập qua các bài như: Ví dụ: Phép nhân thừa số 4: 8 - Nhìn tóm tắt rồi giải (tóm tắt có thể bằng lời hoặc bằng sơ đồ) - Nhìn tranh đặt đề toán rồi giải. Tuỳ theo từng bài mà giáo viên đưa ra bài tập cho phù hợp. Ví dụ: Bài: Phép nhân có thừa số 4. Cho tóm tắt, yêu cầu học sinh giải. 1 bạn: 5 quyển vở 4 bạn : ? quyển vở Tôi đặt câu hỏi gợi ý đầu bài cho biết dữ kiện gì? Hỏi cái gì? Muốn biết 4 bạn có bao nhiêu quyển vở, con làm tính gì? * Bài: Phép nhân có thừa số 8: Từ những dạng toán đã quen thuộc, giáo viên có thể phát triển khả năng tư duy của các em bằng cách cho các em đặt đề toán phù hợp với nội dung của bức tranh và giải. Bức tranh của tôi vẽ 8 con cua mỗi con có 2 càng, 8 chân. Tôi yêu cầu các em quan sát thật kỹ bức tranh và cho biết: - Bức tranh vẽ con gì ? (con cua) - Có mấy con cua ? (8 con). - Mỗi con cua có mấy càng ? (2 càng) - Và mấy cái chân ? (8 chân) Có thể gọi 3 em đặt đề. Các bạn khác nhận xét. Khi đã đặt đề xong, học sinh nêu tóm tắt rồi giải. Từ hình vẽ đó, tôi có thể che bớt đi một số con cua. Học sinh nhìn vào tranh và có thể đặt được thêm những đề toán khác. Như vậy, từ một bức tranh thôi, giáo viên có thể tạo ra cho các em nhiều đề bài mà tự học sinh đặt đề và tự học sinh giải toán. Từ đó tư duy của các em càng được phát triển. Học sinh cảm thấy thích thú, giờ học sẽ sôi nổi hẳn lên. Bước 4: Củng cố: Trong giờ học, các em phải ngồi chăm chú nghe giảng , nhớ kiến thức mới, vận dụng kiến thức để làm bài tập . Trong khi đó học sinh tiểu học không 10 Các kết quả ghi trong giấy là : 24 , 48 , 8 Với cách học sinh qua trò chơi này, học sinh vừa được củng cố lại kiến thức vừa học, đồng thời rèn luyện cho học sinh tính nhanh nhẹn, tự tin trong việc học toán. IV. kết quả: Trên đây là tiến trình tôi đã áp dụng trong giờ toán khi dạy phép nhân trong bảng. Tôi nhận thấy rằng: - Trong giờ Toán của lớp tôi, học sinh tiếp thu bài nhanh, hiểu bài sâu, nhớ bài lâu và giải được tất cả các bài tập có liên quan với phép nhân từ dễ đến khó. Phát huy được tính tích cực của học sinh. Các em chủ động, tự tin trong việc chiếm lĩnh kiến thức mới. Học sinh hứng thú khi được thực hành trên đồ dùng tạo ra không khí sôi nổi, thầy trò làm việc nhịp nhàng. Từ chỗ học sinh sợ học toán nay các em đã hứng thứ học tập, mong được tìm hiểu, khám phá ra những kiến thức mới. Các em phấn khởi với kết quả mình đạt được. - Giáo viên không phải nói nhiều, chỉ là người gợi mở cho các em . Kết quả qua các lần kiểm tra định kỳ với số liệu như sau: Điểm số Bài kiểm tra Số bài 1-2 3-4 5-6 7-8 9-10 Đầu năm 54 0 0 6 20 28 Giữa học kỳ 1 54 0 0 2 13 39 Cuối học kỳ 1 54 0 0 0 7 47 Giữa học kỳ 2 54 0 0 0 4 50 Trong những năm qua, khi dạy các bài về nhân trong bảng, với phương pháp này sau giờ học, tôi thấy tiết học nhẹ nhàng, hấp dẫn, học sinh nắm chắc bài một cách thoải mái không gò bó, căng thẳng. 12 VII. kết luận: Trên đây là một số những suy nghĩ và phương pháp mà tôi đã tiến hành trong giờ toán dạy thành lập phép nhân. "Nhân trong bảng" chỉ là một phần của kiến thức toán lớp 3 nhưng nó vô cùng quan trọng. Có thuộc được những bảng nhân thì mới có thể làm nhanh những bài toán nhân số có nhiều chữ số sau này. Muốn học giỏi toán cần phải học chắc ngay từng bài. Chính vì vậy, tôi rất coi trọng đến việc thiết kế một bài giảng sao cho hiệu quả nhất. Ngày 26 tháng 3 năm 2014 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm do mình viết không sao chép nội dung của người khác. Người viết Trần Lệ Huyền 14
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_khi_day_cac_bai_phep.doc