Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn Lớp 3
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1.Lí do chọn đề tài. Nhân loại đang bước vào thế kỉ XXI, là thế kỉ có nhiều biến đổi to lớn về khoa học- công nghệ, bước tiến nhảy vọt về kinh tế. Tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Phát huy trí tuệ, sức mạnh của người Việt Nam: coi phát triển GD-ĐT và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Đáp ứng yêu cầu quốc sách của Đảng, ngành GD đã thực sự đổi mới trên mọi mặt, đặc biệt đổi mới về phương pháp phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS. Đất nước ta đang bước vào kĩ nguyên mới: “Kĩ nguyên hội nhập kinh tế quốc tế” đầu tư vào chất xám sẽ là đầu tư có hiệu quả nhất, đòi hỏi con người phải năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động. Những năm gần đây, Bộ GD-ĐT đã và đang thực hiện phong trào: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà chúng ta rất cần những con người lao động tự chủ, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề do thực tiễn đặt ra. Vậy làm thế nào để có được những con người lao động “hiện đại” này ? Chắc hẳn chỉ có giáo dục đào tạo mới trả lời được điều này. Vì vậy, Đảng, nhà nước và nhân dân ta đã xác định vai trò giáo dục đào tạo là “Quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội”.Tuy nhiên, để đạt được điều đó nền giáo dục Việt Nam phải có một hệ thống giáo dục quốc dân hoàn chỉnh và một cơ sở vững chắc là bậc giáo dục Tiểu học. Bậc tiểu học là bậc học đặc biệt quan trọng - bậc học đặt nền móng cho sự hình thành nhân cách của học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức ban đầu về tự nhiên xã hội, phát triển các năng lực nhận thức. Trong chương trình môn học ở tiểu học, môn toán là môn học đóng vai trò quan trọng.Toán học là môn thể thao của trí tuệ, giúp ta trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, rèn luyện tính thông minh, sáng tạo.... điều này thể hiện rõ nét qua qua việc giải toán. 1 phần giải toán có lời văn nhằm nâng cao trình độ nhận thức, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển Giáo dục trong giai đoạn hiện nay của ngành và của nhà trường. Từ những lí do thực tế trên, tôi mạnh dạn chọn đi sâu nghiên cứu đề tài kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn lớp 3”. 1.2 Điểm mới của đề tài. Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn lớp 3” là một đề tài đã được rất nhiều tài liệu nói đến nhưng riêng ở Trường TH tôi đang công tác thì đến nay chưa có giáo viên nào nghiên cứu để viết thành đề tài kinh nghiệm. Bởi vậy, tôi đã mạnh dạn chọn trình bày đề tài nghiên cứu này. Điểm mới trong đề tài là tôi đã thực hiện vận dụng điểm mới của mô hình lớp học VNEN về đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc thay đổi không gian lớp học, xây dựng nhóm học tập thân thiện, tạo cơ hội cho học sinh có sự trao đổi, tự tìm tòi và lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo trên cơ sở giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, điều hành. 1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Vì điều kiện thời gian và sự phân công công tác nên phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu trong lớp học tôi đang chủ nhiệm (lớp 3D). 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của chất lượng giải toán có lời văn lớp 3D. Qua khảo sát vào đầu năm học, ở lớp 3 với giai đoạn này các em đang tiếp nối kiến thức đã học từ lớp 1, lớp 2. Các bài tập thực hành là các bài toán đơn chỉ có một lời giải, một phép tính và đáp số.Với các dạng toán giải: Bài toán về nhiều hơn; bài toán về ít hơn. Tuy vậy, cũng đề toán dùng từ “nhiều hơn” nhưng phải thực hiện phép tính trừ; với đề toán dùng từ “ít hơn” lại thực hiện bằng phép tính cộng. Đối với các dạng toán như vậy các em nắm chưa thành thạo, tìm phép tính chưa phù hợp với lời giải, thiếu chính xác. Sang cuối đợt một, các em bắt đầu làm quen với các dạng toán hợp. Đây là dạng toán có hai phép tính trở lên, câu hỏi của bài toán thường là phần gợi ý của lời giải thứ hai còn lời giải 3 của mình. Ý thức học tập chưa cao, tinh thần trao đổi với bạn bè, thầy cô còn hạn chế. Xuất phát từ thực trạng đó, là một giáo viên đứng lớp tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và tìm một số biện pháp nhằm “Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh khi dạy giải toán có lời văn lớp 3”. 2.2. Các biện pháp. 2.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng nhóm học tập thân thiện. Hình thức tổ chức dạy học này có ý nghĩa và tác dụng tích cực. Tất cả học sinh đều được làm việc và thực hành luyện tập, biết giúp đỡ lẫn nhau, giải quyết được những vấn đề khó và tìm ra cái mới trong bài học. Tạo thái độ học tập tích cực, đặc biệt bước đầu giúp các em làm quen với phong cách làm việc hợp tác, đề xuất với giáo viên những vấn đề vướng mắc cần giải đáp. Giáo viên lập các nhóm học tập dựa vào năng lực học của từng học sinh, sao cho mỗi nhóm đều có học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu tham gia số lượng từ 4 - 6 em. Hình thức hoạt động: Lần đầu giáo viên tổ chức, hướng dẫn các em cách thức sinh hoạt, cách thức phân tích bài toán, cách thức kiểm tra các thành viên trong nhóm để nhóm tự kiểm tra, thảo luận, giúp nhau trong việc giải toán như: phân tích bài toán; tìm Các bước giải; lựa chọn phép tính phù hợp; sửa chữa sai sót cho nhau trong quá trình giải toán. Giáo viên“Tập huấn” cho trưởng nhóm về cách điều khiển các hoạt động của nhóm (như một giáo viên). Nhóm trưởng biết cách phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm sao cho các bạn đều được tham gia, đều phải thể hiện. Biết thay đổi linh hoạt vai trò của các thành viên trong nhóm: là thư kí; là đại diện báo cáo kết quả. Biết động viên khích lệ bạn còn chưa thực nhanh tay, nhanh mắt trong nhóm, tạo tính mạnh dạn cho các em. Ví dụ: Cho bài toán “Một cửa hàng buổi sáng bán được 62 kg gạo, buổi sáng bán được nhiều hơn buổi chiều là 18 kg gạo. Hỏi cả hai buổi cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?”. Bạn trưởng nhóm điều khiển nhóm mình như giáo viên đã hướng dẫn. + Cho các bạn đọc đề toán, nêu dự kiện của bài toán: bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?. 5 các em cũng như cha mẹ hay thầy, cô giáo tạo ra. Từ đó giúp các em hào hứng hơn trong mỗi hoạt động học đường. Các em sẽ tự giác và tích cực học tập hơn khi được sống trong môi trường thân thiện. Đổi mới không gian lớp học, xây dựng không gian lớp học thân thiện bằng cách xây dựng các góc học tập, góc thư viện, góc môi trường, góc hỗ trợ các hoạt động giáo dục.......phù hợp với khoảng không gian lớp học, thuận tiện trong sử dụng. Đối với môn toán, góc học tập là nơi trưng bày trang thiết bị đồ dùng dạy học, các sản phẩm học tập của học sinh. Trong góc đó là những đồ vật, thiết bị gần gũi với các em như êke, compa, những mô hình, những vật thật và cả những thiết bị, đồ dùng do các em tự làm... Chính những đồ vật đó đã giúp học sinh lĩnh hội được những kiến thức trừu tượng trong hoạt động học tập. Khi nhìn những đồ dùng học tập đó, học sinh thấy tái hiện lại quá trình sử dụng đồ dùng học tập, thấy chúng trở nên thân thiện thú vị hơn vì đấy chính là những đồ vật đã đồng hành trong việc giúp các em học tập. Thay đổi không gian lớp học ở đây còn thể hiện ở việc thay đổi tư thế ngồi học. Lớp học bây giờ được thay thế bằng các nhóm học tập. Bàn ghế được sắp xếp theo hình chữ U, các nhóm hoặc các học sinh trong nhóm được ngồi đối diện nhau để thuận tiện trong việc học nhóm, tạo hứng khởi cho các em trong học tập. Vị trí ngồi trong nhóm cũng được thay đổi thường xuyên theo từng tiết học, buổi học. Không gian này có thể thay đổi từng tuần tùy theo đặc trưng của từng môn học và để đảm bảo cho học sinh được thay đổi vị trí, tránh trường hợp ngồi lệch so với bảng trong thời gian dài. 2.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp dạy học. Trong dạy học “Không có phương pháp nào là vạn năng” song người giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp thích hợp cho từng tiết học giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách chủ động, sáng tạo tạo nên tiết học sinh động, giải quyết được vấn đề một cách hợp lý, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Có thể cùng một bài toán nhưng có thầy dạy thì học sinh dễ hiểu, nắm được mạch bài, nhưng có thầy dạy thì học sinh hiểu rất ít, đó chính là khác nhau giữa phương pháp dạy học giữa hai người thầy. Để nâng cao hiệu quả dạy học, người thầy phải tìm tòi, lựa chọn phương pháp, biện pháp dạy học thích hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh mình. 7 Sau khi học sinh trình bày, giáo viên cho các nhóm nhận xét cách trình bày lời giải trong mỗi phép tính để chọn lời văn chính xác cho mỗi phép tính của bài giải. Giáo viên có thể cho học sinh trình bày nhiều lời giải khác và chú ý lời văn trong mỗi cách nêu lời giải để hình thành kỹ năng diễn đạt các bài toán có lời văn. Đối với những bài toán khó giáo viên cần giành thời gian nhiều hơn hướng dẫn học sinh tìm hiểu kỹ bài toán. Gợi mở để học sinh hiểu đề bài và gợi ý cho học sinh khá giỏi làm không nên bắt buộc học sinh yếu làm. Để giúp học sinh học tốt nâng cao chất lượng giải toán có lời văn, giáo viên không nên tự xem vốn kiến thức của mình là thoả mãn, giáo viên phải phát huy vai trò tự học, tự rèn học những phương pháp giải toán, thường xuyên giải bài toán khó, đọc tạp chí tiểu học, các chuyên đề bồi dưỡng học sinh lớp 3 nhằm trang bị cho mình những kiến thức toán học bổ ích. Tham gia các lớp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của người giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Trong quá trình tổ chức điều khiển quá trình học tập của học sinh giáo viên đưa ra những câu hỏi liên quan đến nội dung bài học với nhiều loại câu hỏi khác nhau. Đó là những câu hỏi về hiện tượng, sự kiện, câu hỏi đòi hỏi nhớ lại, đòi hỏi nhận thức cao hơn và biết sắp xếp chúng từ dễ đến khó đặc biệt là trong các tiết luyện tập thực hành. Ví dụ: Khi hướng dẫn giải bài toán “Một hình vuông có chu vi 2m 4dm. Hỏi hình vuông đó có diện tích bằng bao nhiêu xăng – ti – mét – vuông?” - Đề toán này nhằm nâng cao một bước năng lực của học sinh trong hoạt động giải toán. - Bằng hệ thống câu hỏi phát vấn dẫn dắt học sinh đến với đề toán. Bài toán cho biết gì? (Câu hỏi tìm dữ kiện). Bài toán yêu cầu ta phải làm gì? (Tìm ẩn số). Học sinh muốn giải bài toán này cần phải chuyển hai đơn vị đo về một đơn vị đo nhỏ hơn, giáo viên phải đặt câu hỏi: 9 2.2.5 Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi kết quả học tập của học sinh. Bất kể hoạt động nào cũng cần kiểm tra đánh giá, đây là công việc cần thiết trong công tác giảng dạy của giáo viên. Các em ở lứa tuổi này còn ham chơi, nếu giáo viên không thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở thì các em sẽ lơ là trong học tập. Bởi vậy giáo viên cần kiểm tra để động viên khuyến khích kịp thời, tạo động lực học tập cho các em. Đồng thời rèn các em có tính siêng năng, biết phấn đấu vươn lên trong học tập, thấy được những thiếu sót của mình để sữa chữa, khắc phục. Ví dụ như ngoài những bài tập trong chương trình giáo viên có thể ra thêm một vài bài toán có nhiều cách giải yêu cầu các em tìm ra nhiều cách giải hay nhằm phát huy tính sáng tạo, tạo niềm say mê hứng thú thêm cho các em. Ví dụ: có bài toán “Một cửa hàng có 950kg gạo. Ngày thứ nhất bán 116kg gạo, ngày thứ hai bán gấp 3 lần ngày thứ nhất. Hỏi sau hai ngày bán, cửa hàng còn bao nhiêu ki-lô-gam gạo?”. Với bài toán như vậy giáo viên hướng dẫn các em hướng dẫn giải rồi yêu cầu các em tìm nhiều cách giải khác nhau. * Hướng dẫn các em: - Đọc kĩ bài toán: Đọc đề bài xem bài toán cho biết gì? hỏi gì? - Lập kế hoạch giải: + Tìm số ki-lô-gam gạo của ngày thứ hai. + Tìm số ki-lô-gam gạo của hai ngày bán. + Tìm số ki-lô-gam gạo còn lại sau hai ngày bán. - Sau khi hướng dẫn xong, yêu cầu các em về nhà giải bằng nhiều cách. Giáo viên kiểm tra kết quả sau. Cách giải 1: Bài giải Số ki-lô-gam gạo ngày thứ hai bán được: 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc