Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 3

docx 14 trang sangkienlop3 12/11/2023 3730
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 3
 SKKN: “ Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3B”
 A. TÊN ĐỀ TÀI
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3B
 B. PHẦN MỞ ĐẦU
 I.Lí do chọn đề tài:
 1.Lí do lí luận 
 Ở trường Tiểu học, Tiếng Việt là môn học quan trọng có nhiệm vụ hình 
thành năng lực ngôn ngữ học sinh được thể hiện qua 4 dạng: nghe - đọc - nói - 
viết. Trong đó, Tập đọc là phân môn đảm nhiệm việc hình thành và phát triển 
cho học sinh kĩ năng quan trọng “kĩ năng đọc”. Khi đọc tốt, viết tốt các em mới 
có thể tiếp thu được các môn học khác một cách trọn vẹn. Từ đó học sinh mới 
hoàn thiện được năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ chính của bản thân.
 Tập đọc là phân môn đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh 
kĩ năng quan trọng. Vì vậy, việc tìm hiểu biện pháp để nâng cao hiệu quả giờ 
dạy phân môn Tập đọc là một vệc làm cần thiết đối với một giáo viên Tiểu học.
 Đối với lớp 3 thì việc rèn đọc cho học sinh là một là một yêu cầu cơ bản, 
vô cùng quan trọng. Hiện nay việc dạy Tập đọc ở trường Tiểu học đạt kết quả 
chưa cao, chưa thỏa mãn với yêu cầu đặt ra. Có thể do nhiều nguyên nhân: do 
phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phù hợp; phân bố thời gian dành cho 
rèn đọc còn ít; do học sinh phát âm không chuẩn; một số em khó khăn trong học 
tập. Phần luyện đọc giáo viên cho là dễ nhưng thực chất đây là phần khó khăn 
nhất, là phần trọng tâm trong giờ tập đọc. Ở lớp 3, nội dung hướng dẫn đọc ở 
một số bài chỉ dừng lại những lưu ý phát âm đúng các từ ngữ hoặc âm thanh của 
Tiếng Việt, chưa chú ý đầy đủ tới các thao tác nhằm tái hiện các tác phẩm hoặc 
khắc sâu kiến thức. Yêu cầu kĩ năng đọc của học sinh lớp 3 ngoài việc phát âm 
đúng học sinh phải đọc lưu loát từng đoạn, từng bài, biết ngắt phù hợp theo thể 
thơ hay nội dung đọc. Bước đầu đọc diễn cảm được bài có cảm xúc, biết nhấn 
giọng ở những ở những từ biểu cảm, gợi tả. Chính vì thế phải có biện pháp để 
nâng cao hiệu quả “Đọc”. “Đọc” nghĩa là các biện pháp rèn đọc cho học sinh 
Tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng.
 “Đọc” là một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ 
phải học đọc, sau đó trẻ đọc để học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ 
dùng trong giao tiếp và học tập, nó cũng là công cụ để học các môn học khác, nó 
tạo ra hứng thú và động cơ học tập, đồng thời tạo điều kiện để học sinh có khả 
năng tự học và tinh thần học tập, đọc là một khả năng không thể thiếu được của 
con người thời đại văn minh. Biết đọc sẽ giúp các em biết nhiều hơn. Bồi dưỡng 
cho các em tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng: yêu cái đẹp, 
yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước; yêu quý, kính trọng, biết ơn ông bà, 
cha mẹ, 
 Người thực hiện: Đào Thị Lài – Giáo viên trường Tiểu học Hướng Phùng SKKN: “ Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3B”
 III. Đối tượng nghiên cứu
 Các vấn đề liên quan đến việc rèn đọc cho học sinh có hiệu quả.
 Hiện trạng về mức độ đọc của từng nhóm học sinh trong lớp.
 IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
 Học sinh lớp 3B năm học 2016 - 2017.
 Tổng số học sinh: 34 em
 Trong đó: Nam: 18em
 Nữ: 16 em
 Đối tương: 100% là học sinh dân tộc Vân Kiều.
 V. Phương pháp nghiên cứu
 Để việc rèn đọc cho đối tượng học sinh đọc yếu, đọc chưa được, đọc được 
nhưng còn mắc lỗi trong khi đọc bài tập đọc là một việc làm rất cần thiết giúp 
học sinh rèn đọc, nâng cao chất lược đọc, kỹ năng đọc, cảm nhận được cái hay, 
cái đẹp của tác phẩm. Với những kinh nghiệm đã tích luỹ được, tôi tiến hành 
nghiên cứu chương trình, SGK, các tài liệu tham khảo về Tiếng Việt 3, điều tra GV 
và HS.
 Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm, tôi đã sử dụng một 
số phương pháp sau: 
 Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
 Phương pháp trao đổi, đàm thoại với đồng nghiệp.
 Phương pháp thực nghiệm.
 Phương pháp độc lập – lấy học sinh làm trung tâm.
 VI.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
 1.Phạm vi nghiên cứu
 Để các biện pháp rèn đọc được thực hiện một cách có hiệu quả, tôi chú ý 
đến một số vấn đề sau:
 Tâm lí học của học sinh khi ở trường và ở nhà.
 Khả năng đọc của học sinh.
 Các biện pháp rèn đọc theo sự tiến bộ của học sinh.
 2.Kế hoạch nghiên cứu
 Nghiên cứu bắt đầu từ tháng 9/2016 đến 29/3/2017.
 Người thực hiện: Đào Thị Lài – Giáo viên trường Tiểu học Hướng Phùng SKKN: “ Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3B”
 III. Giải pháp thực hiện
 Để tìm ra giải pháp thích hợp, ngay từ đầu năm học tôi đã tìm hiểu gia 
đình từng học sinh. Khảo sát chất lượng đọc cụ thể của từng em để rồi có biện 
pháp cụ thể trong quá trình dạy đọc và rèn đọc cho học sinh.Tôi đã sử dụng một 
số biện pháp sau:
 Khảo sát chất lượng đọc của học sinh.
 Phối hợp với phụ huynh học sinh.
 Rèn đọc trong phân môn Tập đọc.
 Dành thêm thời gian ngoài giờ học.
 Sau đây là các biện pháp cụ thể mà tôi đã thực hiện:
 1.Khảo sát chất lượng đọc của học sinh:
 Ngay từ đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát khả năng đọc của từng em, 
phân loại, ghi vào sổ tay cụ thể những lỗi phát âm sai của từng học sinh, để 
trong các giờ tập đọc dễ theo dõi và sửa lỗi sai cho học sinh. Tôi chia khả năng 
đọc của học sinh vào các nhóm như sau:
 Đọc được nhưng sai dấu thanh: 4 em
 Đọc chậm, đánh vần: 12 em
 Đọc một số vần còn sai: 13 em
 Chưa đọc được: 5 em
 Lỗi sai chủ yếu ở học sinh là đọc tiếng sai dấu thanh: tiếng có dấu thanh 
thì đọc có dấu thanh, tiếng không có dấu thanh thì các em đọc có dấu thanh.
 Ví dụ: + “Hai Bà Trưng” các em đọc “Hái Bá Trứng”.
 + “lựa chọn” các em đọc “lua chon”.
 Các em còn vụng trong đánh vần. 
 Ví dụ: ơ - i – ơi các em lại đánh vần ơ – i – ây,
 Còn vụng trong ghép vần với âm đầu
 Ví dụ: Khi đọc “khuỷu tay”, các em đánh vần u-y-u-uyu nhưng khi 
ghép thành tiếng lại đọc kh-uy-khủy - “khủy tay”mà không đọc được là 
“khuỷu tay”.
 Và có 5 em đọc chưa được do chưa nắm hết các mặt chữ cái ghép.
 Ví dụ: Âm ngh, th, ph, ch, tr,vì vậy khó khăn trong việc đánh vần và 
đọc.
 2. Phối hợp với phụ huynh học sinh
 Nắm được tình hình thực tế việc đọc yếu của học sinh trong lớp. Được nhà 
trường taọ điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm họp phụ huynh lớp đầu năm học. 
 Người thực hiện: Đào Thị Lài – Giáo viên trường Tiểu học Hướng Phùng SKKN: “ Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3B”
Tháng Tiến bộ Tồn tại Biện pháp
 Nhận biết và đọc đúng Đọc sai một số Cho học sinh luyện 
 các âm ghép: ngh, th, tiếng do đánh vần đọc, giáo viên trực 
 9 ch, ng, ph, nh, kh, sai, đọc sai dấu tiếp phát âm, giúp 
 thanh. học sinh nhận biết 
 các âm ghép.
 Đọc đúng hơn các vần, Phát âm chưa Cho học sinh luyện 
 ghép tiếng đúng hơn. chuẩn, còn đọc sai đọc, giáo viên trực 
 các vần tiếp hướng dẫn học 
 10 oay/uyu/oat/oăt, sinh cách đánh vần, 
 phát âm vần đó rồi 
 ghép với âm đầu rồi 
 đọc tiếng.
 Đọc được tiếng có các Phát âm chưa chuẩn Cho học sinh luyện 
 vần khó khi đọc các tiếng có đọc, giáo viên phát 
 11 oay/uyu/oat/oăt, vần khó. âm mẫu rồi yêu cầu 
 nhưng còn chậm. phát âm theo.
 Đọc trơn được từng Đọc trơn được tiếng Học sinh luyện đọc, 
 tiếng. nhưng còn ngắc giáo viên kèm cặp, 
 12 ngứ. Vẫn mắc một nhắc, giúp học sinh 
 số lỗi phát âm do đánh lại vần và phát 
 đánh vần sai. âm lại tiếng đó.
 Đọc trơn câu nhưng Đọc trơn được câu Cho học sinh luyện 
 còn ngắc ngứ. nhưng còn ngắc đọc, giáo viên trực 
 ngứ, dừng lại ở một tiếp rèn cách đọc cho 
 1 số tiếng, từ khó. học sinh, động viên 
 Đọc sai hết các dấu sự tiến bộ của học 
 thanh. sinh.
 Đọc trơn câu nhưng Đọc trơn câu ít ngắc Cho học sinh luyện 
 còn chậm. ngứ hơn, các tiếng đọc, yêu cầu học sinh 
 2 có vần khó cũng đã đọc tốt hơn kèm cặp, 
 dần dần được khắc theo dõi, giúp đỡ bạn.
 phục.
 Đọc trơn câu có tiến Đọc trơn được câu ít Cho học sinh luyện 
 bộ hơn. ngắc ngứ hơn. đọc, giáo viên lắng 
 3 nghe nhắc nhở, tuyên 
 dương.
 Khi luyện đọc cho học sinh tôi thường thực hiện như sau:
 Học sinh đọc
 Người thực hiện: Đào Thị Lài – Giáo viên trường Tiểu học Hướng Phùng SKKN: “ Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3B”
 Ngoài luyện đọc ở lớp, các tiết phụ đạo tôi còn dặn các em về nhà đọc lại 
bài đã học và đọc trước bài học tiếp theo.
 Trong quá trình dạy học, muốn học sinh kiên trì, chăm chỉ rèn đọc và đạt 
kết quả như mong muốn thì người giáo viên không chỉ có những phương pháp 
dạy học tốt mà còn phải có thái độ ôn hòa, cởi mở, hòa nhã với học sinh. Kiên 
trì uốn nắn, sửa cách đọc cho các em để các em đọc được bài một cách tốt nhất.
 + Luyện đọc thầm
 Sau khi đã rèn đọc thành tiếng, tôi tiến hành cho các em đọc thầm. Khi yêu 
cầu học sinh đọc thầm, một số em chỉ nhìn sách mà không đọc. Để khắc phục 
tình trạng này, tôi đã hướng dẫn các em:
 Tập trung vào bài, phải đọc đầy đủ các tiếng trong câu, đọc bằng mắt. Khi 
đọc không dùng tay hay vật gì để chỉ từng dòng.
 Kiểm tra thêm bằng cách bất ngờ hỏi: Em đọc đến đâu rồi?. Cứ như vậy 
giúp học sinh có ý thức tự giác khi đọc thầm.
 Bên cạnh đó giáo viên cũng phải quan sát kĩ từng em để nhắc nhỡ kịp thời.
 4. Dành thời gian ngoài giờ học để luyện đọc cho học sinh
 Ngoài thời gian học chính khóa, tôi còn lên kế hoạch phụ đạo cho học sinh 
như sau:
 Một tuần tăng cường thêm 2 tiết rèn đọc cho những học sinh đọc yếu.Tăng 
thời gian rèn đọc cũng là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lương 
đọc cho học sinh.
 III.Kết quả thực hiện
 Sau thời gian nghiên cứu và sử dụng các phương pháp rèn đọc cho học 
sinh, thì 100% em đã đọc được. Tuy nhiên vẫn có một số em đọc chưa trôi chảy 
và còn đọc sai dấu thanh. Tỉ lệ học sinh đọc được tăng lên rõ rệt. Kết quả đạt 
được như sau:
 Đọc được nhưng Đọc chậm, đánh Đọc một số vần còn Chưa đọc được
 sai dấu thanh vần sai
 SL % SL % SL % SL %
 20em 58,9 10em 29,4 4 em 11,7 0 em 0
 Qua kết quả đã đạt được, tôi mong rằng đây là một trong những kinh nghiệm 
có thể áp dụng rộng rãi trong dạy rèn đọc đối với các lớp có đối tượng học sinh 
đọc yếu.
 Người thực hiện: Đào Thị Lài – Giáo viên trường Tiểu học Hướng Phùng SKKN: “ Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3B”
 Hướng Phùng, ngày 29 tháng 3 năm 2017
 XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của một mình 
 tôi viết, không sao chép của người khác.
 THỦ TRƯỞNG
 (Ký và ghi rõ học tên)
 Đào Thị Lài
Người thực hiện: Đào Thị Lài – Giáo viên trường Tiểu học Hướng Phùng SKKN: “ Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3B”
 MỤC LỤC
 A.TÊN ĐỀ TÀI
 “Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3B”
 B. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.... Trang 1
1. Lí do lí luận...Trang 2
2. Lí do thực tiễn....Trang 2
II. Mục đích nghiên cứu.....Trang 2
III.Đối tượng nghiên cứuTrang 3
IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm..Trang 3
V. Phương pháp nghiên cứu...Trang 3
VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
1. Phạm vi nghiên cứu....Trang 3
2. Kế hoạch nghiên cứu..Trang 3
 C. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận....Trang 4
II. Cơ sở thực trạngTrang 4
III. Giải pháp thực hiện..Trang 5
IV. Kết quả thục hiện.Trang 9
D. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
I. Kết luận..Trang 9
II. Kiến nghị.Trang 10
 Người thực hiện: Đào Thị Lài – Giáo viên trường Tiểu học Hướng Phùng 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_doc_cho_hoc_sinh.docx