Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 3 trong giờ tập đọc

docx 14 trang sangkienlop3 13/12/2023 4080
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 3 trong giờ tập đọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 3 trong giờ tập đọc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh Lớp 3 trong giờ tập đọc
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Như chúng ta đã biết, trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt là 
một môn học hết sức quan trọng giúp các em tiếp nhận những tri thức ban đầu 
về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng. Trên cơ sở đó hình thành và phát triển ở học 
sinh các kĩ năng (nghe - nói - đọc - viết) để học tập và giao tiếp. Thông qua việc 
dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện phát triển các năng lực và phẩm chất 
toàn diện cho học sinh. 
 Tập đọc là một phân môn quan trọng trong chương trình Tiếng Việt, nó 
hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở phát triển tư duy cho học sinh để tiếp thu 
các môn học khác. Đối với học sinh lớp 3, các yêu cầu kĩ năng cần phải có của 
việc đọc là đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Người giáo 
viên không những rèn cho học sinh đọc đúng, đọc rõ ràng từng từ, từng câu 
trong một đoạn văn, đoạn thơ, biết ngắt, nghỉ hơi ở dấu phẩy, dấu chấm câu... 
mà phải rèn cho học sinh bước đầu biết thay đổi giọng đọc phù hợp với bài thơ 
hoặc bài văn xuôi. Là một giáo viên nhiều năm liền dạy lớp 3, tôi thấy việc rèn 
đọc đúng cho học sinh là một kĩ năng rất quan trọng làm tiền đề để các em có 
thể đọc hiểu và đọc hay được bài văn, bài thơ. Từ đó giúp các em tự tin và học 
tốt môn tập đọc hơn nữa.Chính vì nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi đã 
trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp và rút ra được: “Một số biện pháp rèn kĩ 
năng đọc đúng cho học sinh lớp 3 trong giờ tập đọc.”
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Thực trạng công tác dạy và học
 Trong quá trình thực hiện tôi thấy có những ưu điểm như sau
 a) Ưu điểm :
 Trường Tiểu học Bình Dương có đội ngũ giáo viên đoàn kết, nhiệt tình 
trong công tác giảng dạy,luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc được 
giao. Đội ngũ giáo viên rất linh hoạt sử dụng phương pháp dạy học tích cực và 
 1 số
 3A 30 17 56,6 6 20,0 4 16,6 3 10,0
 Kết quả như trên cho thấy việc đọc đúng của học sinh chưa cao.Học sinh 
đọc đúng còn chiếm tỉ lệ thấp. Phần lớn học sinh còn đọc sai âm đầu, không biết 
cách ngắt, nghỉ trong câu. 
 Để đạt được kết quả tốt sau đây tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp 
mà mình đã áp dụng
 Biện pháp 1 : Phát huy hiệu quả việc đọc mẫu của giáo viên 
 Biện pháp 2: Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh
 Biện pháp 3: Phối hợp với phụ huynh học sinh.
2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy.
Biện pháp đầu tiên mà tôi muốn hướng tới học sinh là: Phát huy hiệu quả 
việc đọc mẫu của giáo viên. 
 Khâu đầu tiên trong quy trình luyện đọc ở lớp 3 là đọc mẫu của giáo viên. 
Bước này rất quan trọng vì muốn học sinh đọc đúng, phải giới thiệu cho các em 
mẫu đúng. Giáo viên không được đọc thừa, không được đọc thiếu âm, vần, 
tiếng.
 Vì vậy, việc đọc mẫu của giáo viên đòi hỏi phải chuẩn mực, chính xác, 
có tác dụng với học sinh và định hướng cách đọc đúng. Để có giọng đọc đúng 
tốt, tôi không ngừng rèn luyện về giọng đọc. Vì thế, ở mỗi tiết học, trước khi 
luyện đọc cho học sinh, tôi thường luyện đọc trước nhiều lần để rèn luyện giọng 
đọc của mình cho trôi chảy tự nhiên. Đặc biệt là phát âm đúng chuẩn, ngắt nghỉ 
và nhấn giọng đúng chỗ. Giọng đọc của giáo viên phải luôn thể hiện được ngữ 
điệu của từng kiểu câu của nội dung từng đoạn, từng bài, từng nhân vật.Có như 
vậy mới làm nổi bật ý nghĩa và tình cảm của tác giả đã gửi gắm vào bài đọc đó. 
Từ đó giúp học sinh thấy sôi nổi, hào hứng tham gia vào việc tìm hiểu, khám 
phá bài Tập đọc hơn và học sinh có ý thức đọc diễn cảm tốt hơn.
 3 + Nhóm 1 : Các em thường hay phát âm nhầm lẫn những tiếng có phụ âm l / n.
+ Nhóm 2: Các em hay đọc sai dấu thanh ngã thành dấu thanh sắc.
Và tôi rèn các em theo quy trình của tiết dạy tập đọc ở phần luyện đọc.
Đầu tiên tôi hướng dẫn học sinh đọc đúng từ
 a) Hướng dẫn học sinh đọc đúng từ.
 Ví dụ: Khi dạy bài “ Ông ngoại” 
 - Tôi cho học sinh tự tìm những từ mà các em cho là khó đọc: Cơn nóng, 
 luồng khí, lặng lẽ, nhường chỗ, lặng lẽ.
 - Trong quá trình theo dõi học sinh đọc tôi thấy các em học sinh lớp tôi hay 
 đọc hay sai ở những từ có phụ âm đầu l / n và dấu ngã. Nên trong số 
 những từ các em vừa đưa ra tôi hướng dẫn các em đọc những từ sau: 
 luồng khí, lặng lẽ, cơn nóng.
 + Đối với nhóm 1: Các em thường hay phát âm nhầm lẫn những tiếng có 
 phụ âm l / n
 - Đưa các từ này lên bảng.
 - Hỏi học sinh cách đọc.
 - Cho học sinh nhận xét.
 - Giáo viên kết luận rồi hướng dẫn cụ thể như sau:
 + Khi phát âm, đối với tiếng có phụ âm đầu "l": Đầu lưỡi cong lên đặt lên 
ngạc trên rồi phát âm bật đầu lưỡi đẩy luồng hơi ra ngoài.
 Ví dụ: loang lổ....
 + Đối với tiếng có phụ âm đầu "n": Đầu lưỡi chạm lợi (thẳng lưỡi) rồi 
phát âm luồng hơi sẽ thoát ra cả miệng và mũi.
 Ví dụ: cơn nóng
 Tôi tiếp tục cho học sinh luyện đọc lại nhiều lần các từ này.
+ Đối với nhóm 2: Các em hay đọc sai dấu thanh ngã thành dấu thanh sắc.
 Ví dụ: ngã / ngá, những /nhứng
 5 Ngoài việc ngắt hơi sau dấu phẩy và nghỉ hơi sau dấu chấm. Tôi hướng dẫn 
các em dựa vào quan hệ ngữ pháp và nghĩa của từ để xác định cách ngắt, nghỉ 
giữa các cụm từ. Như ở câu trên cần phải ngắt hơi ở sau từ: “ Thế là” và cụm từ 
“ của trường tiểu học”. Sau khi thống nhất, tôi dùng phấn kẻ một nét xiên ( / ) 
ngắt hơi và hai nét xiên (có ông ngoại) ( // ) nghỉ hơi. Tôi yêu cầu học sinh 
dùng bút chì gạch theo như thày giáo ở trong sách .Sau đó tôi sẽ gọi học sinh 
đọc lại nhiều lần câu dài này. 
Đối với học sinh lớp tôi, tôi còn tổ chức cho vài học sinh thi đọc câu dài để tạo 
không khí thi đua trong lớp. Do vậy mà các em đọc đúng, đọc tốt các câu dài.
 *Đối với những câu thơ , khi dạy những bài thơ,ngoài phát âm đúng, giáo 
viên cần hướng dẫn các em biết ngắt, nghỉ đúng nhịp điệu bài thơ và biết nhấn 
giọng các từ ngữ gợi cảm xúc.
 Ví dụ :
 Đối với học sinh khá giỏi lớp tôi, tôi hướng dẫn các em cách đọc diễn cảm, 
nhấn giọng qua các từ ngữ, hình ảnh gợi tả, gợi cảm.Những văn bản truyện kể 
có lời đối thoại, tôi hướng dẫn học sinh bằng cách: Khi nghe giáo viên đọc mẫu, 
học sinh phải tìm ra được cách đọc của từng nhân vật và lời dẫn chuyện, sau đó 
cho học sinh thể hiện đúng giọng đọc các nhân vật đó dưới hình thức sắm vai.
 Với những câu có dấu chấm cảm, dấu chấm hỏi, tôi hướng dẫn các em đọc lên 
giọng ở cuối câu, thể hiện giọng người hỏi và sắc thái biểu cảm.
 Đối với học sinh yếu tôi dành thời gian để hướng dẫn trực tiếp các em đọc 
bài trước mỗi giờ học. Ngoài ra tôi dành thời gian vào các thứ chẵn trong 15 
phút truy bài để rèn cho học sinh cách phát âm đúng, cách ngắt nghỉ đúng. Còn 
lại những thứ lẻ trong tuần tôi cho các em rèn đọc cho nhau theo hình thức Đôi 
bạn cùng tiến, tôi sẽ kiểm tra việc đọc của các em vào những buổi sinh hoạt cuối 
tuần. Nhóm nào có nhiều bạn tiến bộ sẽ được tuyên dương, khen thưởng trước 
lớp. Như vậy các em sẽ hứng thú hơn với môn học và có ý thức đọc bài tốt hơn.
 7 khuyến khích con chăm đọc sách và có niềm say mê sáng tạo với môn tập đọc 
này.
3. Thực nghiệm sư phạm
a.Mô tả cách thức thực hiện
Đối tượng : Là học sinh lớp 3A lớp thực nghiệm
Lớp kiểm chứng là lớp 3B
Thời gian thực nghiệm: Từ 9/ 9/ 2020 đến hết tháng 1 năm 2021
 b) Kết quả đạt được
Thông qua áp dụng các biện pháp trên tôi đã áp dụng vào bài tập đọc nhớ lại 
buổi đầu đi học như sau:
 BÀI SOẠN MINH HỌA
 TẬP ĐỌC
 BÀI : NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
 Theo THANH TỊNH
I Mục tiêu
Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: nao nức, bỡ ngỡ,
-Biết đọc bài với giọng trìu mến, tự hào thể hiện tình cảm yêu mến ngôi trường 
mới và tình cảm yêu quê hương đất nước của em học sinh.
-Nắm được nghĩa của các từ ngữ mới: náo nức, mơn man, quang đãng, và ý 
nghĩa của bài.
II Hoạt động dạy học 
1 Kiểm tra bài cũ
HS1: Đọc đoạn 3 của bài Bài tập làm văn
HS2: Đọc đoạn 4 của bài – nhận xét, khen
Câu chuyện Bài tập làm văn đã khuyên chúng ta điều gì ?
Học sinh trả lời – nhận xét, khen
Giáo viên nhận xét, khen
2 Bài mới
 9 + Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ ,rụt rè của đám học trò mói tựu trường?
+Đoạn văn nào tả cảm xúc của bạn học sinh ?
+ Theo em bạn học sinh trong bài có yêu quê hương và ngôi trường của mình 
không ?
Liên hệ : Để thể hiện tình cảm của mình với ngôi trường các em cần làm gì ?
Qua bài tập đọc hôm nay tác giả đã cho chúng ta thấy được điều gì ?
-Chia sẻ trước lớp
Học sinh trả lời – nhận xét – giáo viên nhận xét, chuyển sang hoạt động 3
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
Học sinh làm cá nhân – nhóm
Học sinh chia sẻ 
Tổ chức cho học sinh thi đọc đoạn 2
Học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét
Tôi áp dụng biện pháp 2, học sinh đã biết đọc thầm, biết phát âm đúng, ngắt 
nghỉ hơi hợp lí và đã biết nhấn giọng phù hợp.
4. Nhận xét giờ học. 
Giáo viên nhận xét tiết học 
Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau
 Như vậy tôi đã trình bày ba biện pháp ,So sánh lớp thực nghiệm (3A) và lớp 
kiểm chứng ( 3B ) tôi thu được kết quả như sau :
Lớp thực nghiệm là lớp 3A
 Đọc đúng Ngắt, nghỉ chưa Đọc sai âm đầu Đọc ngọng
Lớp Sĩ số đúng
 SL % SL % SL % SL %
3A 30 28 93,4 1 3,3 0 0 1 3,3
Lớp kiểm chứng là lớp 3B
 11 Trên đây là một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 3 trong 
giờ tập đọc . Tôi mong được sự đóng góp của ban giám khảo cùng các thầy cô. 
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn.
5. Kiến nghị với các cấp quản lý.
 a) Đối với tổ chuyên môn và nhà trường
 Tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn về phân môn tập đọc để các giáo 
viên được chia sẻ kinh nghiệm.
 Trang bị đầy đủ phương tiện dạy học để giáo viên có thể tổ chức tốt các tiết 
dạy của mình.
 b ) Đối với phòng giáo dục và đào tạo
 Tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn để tôi có nhiều cơ hội được học 
hỏi kinh nghiệm của các trường .
 6 CAM KẾT
 Tôi xin cam kết báo cáo tôi là tri thức,kinh nghiệm thực tế của bản thân tại 
trường tiểu học Bình Dương .Tôi không sao chép hay vi phạm bản quyền.
 Do thời gian có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi những sai sót,rất mong 
hội đồng thẩm định,đồng nghiệp đóng góp ý kiến để báo cáo được hoàn thiện 
hơn
 PHẦN III : MINH CHỨNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
Lớp kiểm chứng là lớp 3B
 Đọc đúng Ngắt, nghỉ chưa Đọc sai âm đầu Đọc ngọng
 Lớp Sĩ đúng
 số SL % SL % SL % SL %
 3B 30 21 70,0 3 9,9 2 6,6 4 13,3
Lớp thực nghiệm là lớp 3A
 13

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_dung.docx