Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 3 mô hình VNEN

doc 3 trang sangkienlop3 06/03/2024 3530
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 3 mô hình VNEN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 3 mô hình VNEN

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 3 mô hình VNEN
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Thị trấn Kiên Lương, ngày 19 tháng 5 năm 2016
 BÁO CÁO
 GIẢI PHÁP TÁC NGHIỆP
 - Họ và tên: Trần Thị Thu Hằng 
 - Chức danh: Giáo viên 
 - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Kiên Lương 1
 1. Tên giải pháp:
 Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 (Mô hình 
VNEN)
 2. Căn cứ:
 Căn cứ công văn số 6444/BGDĐT- GDTH, ngày 28/9/2012 về hướng dẫn tổ 
chức hoạt động dạy học ở các lớp học mô hình VNEN.
 Căn cứ vào tình hình thực tế sau 3 năm áp dụng dạy học theo mô hình VNEN, 
bản thân đã đúc kết giải pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn, góp phần nâng cao chất 
lượng dạy học nói chung và dạy học môn Toán nói riêng. 
 3. Thực trạng tình hình:
 a. Thuận lợi: Tài liệu học có tính tương tác cao, chú trọng kĩ năng làm việc 
theo nhóm hợp tác, phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh, cộng đồng và nhà trường.
 b. Khó khăn:
 - Đa số HS ít khi đọc kĩ đề hoặc chưa biết tập trung vào những dữ kiện trọng 
tâm của đề vì vậy một số em vẫn còn nhầm lẫn giữa các dạng toán.
 - Vốn từ và khả năng tư duy logic của HS lớp 3 còn hạn chế nên một số em 
chưa biết tóm tắt, còn lúng túng khi viết lời giải đặc biệt với dạng toán giải bằng hai 
hoặc ba phép tính, có em còn viết sai cả tên đơn vị tính.
 4. Các nội dung chính của giải pháp:
 4.1. Đọc đề, tìm hiểu kĩ đề toán: Đây là một bước rất quan trọng, GV cần rèn 
cho HS thói quen đọc kĩ đề, tìm hiểu một số từ ngữ quan trọng chỉ rõ tình huống toán 
học rồi dùng viết chì, thước gạch chân dưới những dữ kiện trọng tâm của đề và tự trả 
lời một số câu hỏi như: đề bài cho biết gì? Hỏi gì? Bài toán thuộc dạng nào? Sau đó 
các em có thể chia sẻ cặp đôi hoặc trong nhóm để nắm vững các dữ kiện và yêu cầu 
của bài toán. GV cần bao quát lớp tốt, nếu có nhóm giơ thẻ cứu trợ vì chưa hiểu đề thì 
GV cần đến và hướng dẫn cụ thể cho các em. 
 4.2 Tóm tắt đề bài: Cần lựa chọn cách trình bày tóm tắt một cách hợp lý vì nó 
là một phần quan trọng giúp hs có cái nhìn tổng thể về nội dung bài toán, từ đó tìm ra 
mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm, giúp các em chọn phép tính thích hợp. Ở 
lớp 3, HS có thể tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc lời văn.
 Khi HS tóm tắt bằng sơ đồ, GV cần lưu ý các em dóng thẳng các vị trí đầu mút 
có giá trị so sánh. Với các bài toán dạng chia phần (hoặc gấp, giảm một số lần), các 
đoạn thẳng tỉ lệ được chia đều trên sơ đồ cần chính xác tuyệt đối (sử dụng thước có 
chia vạch cm hoặc dòng kẻ ô li). Còn những bài toán dạng hơn, kém (hoặc nhiều hơn, 
ít hơn) thì các phần được chia ra chỉ mang tính ước lệ song cũng phải đảm bảo được 
sự chính xác tương đối (ước lượng bằng mắt).
 Ngoài việc luyện cho HS kĩ năng tóm tắt đề toán, GV cần chú trọng rèn cách 
nêu bài toán theo tóm tắt rồi giải, giúp các em hiểu thêm về các dạng toán. 
 1 mục tiêu bài học. 
 - GV cần hỗ trợ kịp thời, đặc biệt là những HS yếu trong lớp. Thường xuyên 
nhận xét bằng lời kết quả học tập của HS, GV phải nêu rõ những cái được, chưa được 
của các em để khen ngợi hoặc đưa ra lời tư vấn giúp các em hiểu rõ vấn đề từ đó hoàn 
thành tốt yêu cầu của bài tập. Rèn cho HS thói quen tự kiểm tra, đánh giá bài làm của 
mình và của bạn để phát hiện ra cái đúng, cái sai qua đó giúp các em nhanh hiểu bài 
và có kĩ năng giải toán tốt hơn.
 - GV nên tận dụng nửa thời gian các tiết ôn chiều, hướng dẫn thêm cho HS 
trung bình (yếu) để các em nắm vững dạng toán đã học từ đó giúp các em tự giải được 
các dạng toán theo đúng chuẩn kiến thức. Đồng thời ra thêm những bài toán nâng cao 
nhằm phát huy kĩ năng giải toán khó cho HS giỏi.
 - Với mục đích học mà chơi - chơi mà học và để nâng cao kĩ năng giải toán cho 
HS, vào cuối mỗi tiết học, GV nên mời ban học tập lên cho cả lớp chia sẻ những gì 
học được và những vấn đề các em còn phân vân để các bạn và cô cùng tháo gỡ. Đồng 
thời khuyến khích HS viết các đề toán bỏ vào hộp thư bè bạn. Vào giờ chơi, HS sẽ 
cùng nhau trao đổi tìm ra cách giải hay và đúng nhất. Với những bài quá khó, HS có 
thể nhờ sự hỗ trợ của GV qua hộp “Điều em muốn nói” và GV sẽ giải đáp cho các em 
vào các tiết ôn toán buổi chiều.
 5. Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng nhân rộng.
 * Kết quả: Sau một năm học vận dụng một số biện pháp nêu trên vào các tiết 
dạy toán, tôi thấy tiết học diễn ra nhẹ nhàng, học sinh học tập tích cực, biết tự đánh 
giá và vận dụng kiến thức vào thực tiễn rất tốt. Đa số HS trong lớp biết cách phân tích 
đề và có cách giải toán khoa học, rõ ràng. Riêng HS khá giỏi, ngoài việc làm thuần 
thục các bài toán có lời văn trong chương trình, các em còn vận dụng tốt vào giải 
những bài toán hợp phức tạp hơn.
 Kết quả khảo sát đầu năm (chưa áp dụng giải pháp) và các kì kiểm tra (đã áp 
dụng giải pháp), của 37 HS trong lớp 3/1 thu được như sau:
 Khảo sát đầu năm Kiểm tra cuối kì I Kiểm tra cuối kì II
 Kết quả
 TS % TS % TS %
 Điểm 9-10 18 48,6 22 59,5 35 94,6
 Điểm 7- 8 12 32,4 12 32.4 2 5,4
 Điểm 5- 6 7 19,0 3 8,1
 Từ bảng thống kê cho thấy chất lượng môn toán của HS lớp 3/1 nâng lên rõ rệt. 
Điều đó khẳng định được tính khả thi của giải pháp mà tôi đã đúc kết và thử nghiệm. 
 * Phạm vi áp dụng: Kinh nghiệm trên đã được áp dụng tại lớp 3/1, trường tiểu 
học TT Kiên Lương 1. Ngoài ra kinh nghiệm có thể nhân rộng với các khối lớp 3 đang 
thực hiện giảng dạy theo mô hình VNEN trong huyện, tỉnh.
 Trên đây là kinh nghiệm trong việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn. Rất mong 
sự đóng góp của Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm và đồng nghiệp.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Người báo cáo 
 Trần Thị Thu Hằng
 3

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_giai_toan.doc