Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 3
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 3

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG TIỂU HỌC QUYẾT THẮNG BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3” Họ và tên: Phan Thị Hà Ngày, tháng, năm sinh: 10/05/1990 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học Giáo dục Tiểu học Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên- Trường tiểu học Quyết Thắng Đăng kí danh hiệu thi đua/hình thức khen thưởng: UBND Thị xã tặng Giấy khen Đông Triều, tháng 4 năm 2022 Đ Năm học 2021-2022 3 pháp để nâng hiệu quả "Đọc diễn cảm" nghĩa là biện pháp rèn đọc cho học sinh Tiểu học nói chung và đặc biệt đối với học sinh lớp 3 nói riêng. Xuất phát từ những lí do chủ yếu nói trên tôi chọn "Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3" làm sáng kiến nghiên cứu khoa học của mình trong năm học 2021-2022 này. 2. Mục đích nghiên cứu - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Giúp học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm không chỉ trong nội dung một văn bản của tiết Tập đọc mà biết đọc diễn cảm bất kì một bài văn nào. Biết vận dụng đúng kiến thức, hiểu biết của mình trong giao tiếp hàng ngày để nói hay, nói đúng, mạnh dạn, tự tin và bình tĩnh trước tập thể. - Giáo dục cho các em phát triển về trí tuệ, năng lực, phẩm chất để trở thành người công dân tốt, có phẩm chất tốt là một nhân cách của con người Việt Nam, đó là trí tuệ phát triển, ý chí cao cả và tình cảm đẹp. Trong tương lai biết lao động tạo ra của cải vật chất phù hợp với từng giai đoạn lứa tuổi các em. - Giúp giáo viên khối 3 có một số kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt nhằm giúp học sinh phát triển các năng lực môn Tập đọc và để giờ học thêm hấp dẫn, gây hứng thú học tập. - Giúp bản thân tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng thêm năng lực cảm thụ văn học. 3. Thời gian, địa điểm: - Thời gian: Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022 - Địa điểm: Trường tiểu học Quyết Thắng 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Áp dụng các biện pháp kĩ năng rèn đọc diễn cảm để phát triển năng lực môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học Quyết Thắng. 5. Đóng góp mới về mặt thực tiễn Việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3, tôi thấy việc làm này thật là cần thiết, giúp khả năng tư duy, suy luận cũng được phát triển. Đặc biệt, nếu trước đây học sinh thường tỏ ra chán nản, không mấy hứng thú với phần luyện đọc, luyện đọc diễn cảm. Qua quan sát tôi thấy học sinh thật sự chăm chú và hứng thú hơn khi đọc. Các em còn tham gia thảo luận sôi nổi về các đọc . 5 II. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan 1. Cơ sở lí luận Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động tương ứng với bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Đọc là quá trình chuyển dạng hình thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó( ứng với hình thức đọc thành tiếng ) là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm).Đọc không chỉ là việc giải quyết bộ mã gồm hai phần chữ viết và âm thanh ( ứng với đọc thầm). Đọc không chỉ là việc giải quyết bộ mã gồm hai phần chữ viết và âm thanh, nghĩa là nó không chỉ sự “đánh vần” lên thành tiếng theo đúng ký hiệu chữ viết mà đọc còn là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc.Đó là một hoạt động nhận tin, hoạt động chỉ xảy ra khi người đọc nắm được chữ viết là dùng mắt và cơ quan thị giác chuyển các ký hiệu trong văn bản thành dòng âm thanh,ngôn ngữ (vang lên trong không khí hoặc trong đầu).Sau đó các thao tác tư duy xảy ra giúp người đọc thông hiểu nội dung chứa trong văn bản.Như vậy đọc là hoạt đông trí tuệ phức tạp mà cơ sơ là việc tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào họat động của cơ quan thị giác.Nó được xem như một hoạt đông lời nói trong đó có các : - Tiếp nhận dạng chữ viết của từ. - Chuyển dạng thức chữ viết thành âm thanh. - Thông hiểu những gì được đọc. Kỹ năng đọc là một kỹ năng phức tạp đòi hỏi, có một quá trình tập luyện lâu dài.Các em phải bắt đầu bằng giai đoạn học vần, đó là sự phân tích chữ cái và đọc từng tiếng. Từ cuối lớp 1và đầu lớp 2 trở đi, học sinh bắt đầu đọc tổng hợp, tiếp nhận từ bằng thị giác và phát âm gần như trùng với nhận thức ý nghĩa.Việc đọc ngày càng được tự động hoá ở các lớp sau, khi đó người đọc càng chú ý nhiều đến việc chiếm lĩnh văn bản (nội dung các sự kiện,cấu trúc,chủ đề).Đến lớp 3 ngoài việc đọc đúng giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm để cảm nhận cái hay cái đẹp của văn bản. + Đọc diễn cảm là ngắt, nghỉ hợp lí, giọng đọc phù hợp với từng nội dung, câu đọc, bài đọc, thể hiện nội tâm trong từng lời nói nhân vật hay nội tâm toàn bộ bài đọc. Các kĩ năng đọc tác động tích cực qua lại lẫn nhau vì vậy trong dạy học không thể xem nhẹ yếu tố nào. 7 dạy và qua dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy tình trạng này diễn ra không phải là ít. Người giáo viên cần làm gì? Làm như thế nào? để tiết học nhẹ nhàng, đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy Tập đọc là điều tôi còn băn khoăn, trăn trở. Thông qua giảng dạy tôi đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp và một phần những việc làm mà bản thân đã khám phá ra trong giảng dạy với một mong muốn tìm ra các biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3 để nâng cao hiệu quả giờ tập đọc. Đây chính là lí do khiến tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3” để nghiên cứu trong năm học này. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu 1. Thực trạng 1.1. Khảo sát thực trạng Thực tế qua khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh tôi nhận thấy rằng học sinh phát âm sai quá nhiều, phổ biến là sai các phụ âm đầu vần và dấu thanh.Trong đó phổ biến là các phụ âm đầu như l/n;ch/tr;s/x và các dấu thanh hỏi , ngã. Ngoài ra các em chưa biết đọc diễn cảm, giọng đọc còn đều, chưa biết thể hiện lên giọng hoặc hạ giọng, đôi khi còn kéo dài giọng ở các câu thơ, câu văn khiến người nghe không cảm nhận được cái hay của bài văn, bài thơ đó. Các lỗi học sinh thường mắc là : a) Đọc sai do phát âm hoặc tư có vần khó: - l/n: lan/nan; lữ/nữ;nước/lước. - ch/tr:trẻ/chẻ; trong/chong. - s/x; xuống/xuống;song/xong. - ?/~: quả ổi/quả ủi. - Quay/quai; quyên/quên; quanh/quoanh. b) Đọc nhầm, lẫn lộn các dấu thanh: - Lỗi do đọc nhầm dấu huyền thành dấu sắc và ngược lại: cùng/cúng. - Lỗi do đọc nhầm dấu ngã thành dấu sắc và ngược lại:cũng/cúng. c) Đọc bớt tiếng hoặc thêm tiếng: Ví dụ 1: Bài “Các em nhỏ và cụ già”- SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 1 trang 26 có câu: “Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao.” Rất nhiều học sinh đọc như sau: “Mặt rời đã lùi dần về phía chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao.”Học sinh đã tự thêm từ “phía” vào câu văn. 9 + Trong giờ Tập đọc chưa chú trọng đến khâu luyện phát âm và hướng dẫn luyện cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng chưa hợp lí. + Chưa giảng sâu nội dung bài Tập đọc, nhấn mạnh tính cách nhân vật, chưa hướng dẫn cụ thể cách đọc giọng kể như thế nào, giọng nhân vật ra làm sao. Do đó học sinh không định hình được cách thay đổi giọng điệu cho phù hợp với nội dung đọc, chưa thực sự gây hứng thú cho học sinh. + Do giáo viên chưa thực sự tâm huyết rèn đọc cho học sinh ở mọi lúc, mọi bài học cho học sinh. + Do giáo viên chưa động viên, khích lệ kịp thời cho học sinh. + Do chưa nắm và phân biệt đúng cách đọc các âm vần và thanh điệu. + Do ảnh hưởng của gia đình, của phương ngữ. + Do ngọng bẩm sinh. + Do các em chưa có ý thức luyện đọc. + Do chưa nắm rõ qui tắc ngắt, nghỉ hơi. + Do chưa biết cách thể hiện giọng đọc. + Do đọc diễn cảm các em còn ngượng ngùng xấu hổ. 2. Các giải pháp Từ thực trạng nêu trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng các giải pháp như sau: 2. 1. Biện pháp 1: Rèn đọc dựa trên từng nhóm đối tượng học sinh Trong dạy học nói chung, phân hóa từng nhóm đối tượng học sinh là việc làm hết sức cần thiết để có phương pháp và hình thức dạy học hợp lí. Đối với việc rèn đọc cho học sinh cũng vậy, có những em đọc chậm, chưa trôi chảy thì yêu cầu đối với các em lại khác, có những em đọc khá tốt, trôi chảy thì lại yêu cầu ở mức cao hơn. * Đối với học sinh đọc chậm, phát âm chưa đúng - Giáo viên xếp học sinh ngồi đầu bàn phân nhóm học sinh dễ lẫn để tiện việc rèn đọc cho học sinh. - Giáo viên cần hướng dẫn các em đọc theo hình thức cá nhân; luyện đọc tiếng khó, từ khó nhiều lần để học sinh đọc đúng. - Giáo viên hướng dẫn rèn luyện đọc nhiều lần để các em làm quen với mặt chữ. - Ngoài việc đọc đúng giáo viên cần xây dựng nếp học, thói quen đọc tiếp sức câu, đoạn. 11 (đoạn văn hay khổ thơ nào, đọc để biết, hiểu, nhớ hay suy nghĩ để trao đổi về điều gì,...) * Đối với học sinh đọc lưu loát, trôi chảy Bên cạnh việc rèn học sinh đọc chưa tốt, giáo viên không thể quên các em đã đọc được mà cần nâng từ mức độ đọc khá lên đọc tốt. Ngoài việc đọc đúng, giáo viên cần phải xây dựng cho học sinh có thói quen đọc tiếp sức đoạn và tự giác học tập, phát huy tính tích cực trong học tập. Tạo mọi điều kiện để học sinh được tham gia vào tiết học (trả lời câu hỏi, phát biểu về nghĩa của từ, mở rộng từ, tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa, đặt câu,...). Đề xuất cách đọc diễn cảm sau khi hiểu từ, hiểu nghĩa; biết lắng nghe và nhận xét ý kiến của bạn, được rèn đọc đúng và diễn cảm, tham gia các trò chơi, luyện đọc, đọc theo cách phân vai. Ví dụ: Bài “Người liên lạc nhỏ”- SGK Tiếng Việt lớp 3 tập l trang 112. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc diễn cảm thể hiện giọng đọc qua từng đoạn: - Hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời người dẫn chuyện, bọn giặc, Kim Đồng, ông Ké, nhằm luyện đọc diễn cảm cho học sinh. - Lời ông Ké thân mật, vui vẻ: Nào bác cháu ta lên đường! - Lời Kim Đồng trong đoạn đóng kịch để lừa lũ giặc: bình tĩnh, thản nhiên, không hề tỏ ra bối rối, sợ sệt khi trả lời bọn lính (Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm); tự nhiên, thân tình khi gặp ông Ké (Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy!) Đọc câu văn: Mắt giặc tráo trưng mà hóa thong manh (giọng giễu cợt bọn giặc; đọc câu miêu tả “Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như vui trong nắng sớm”, với giọng vui. Trong tiết học, giáo viên giữ vai trò tổ chức hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài; giáo viên nghe và sửa chữa cách đọc của từng học sinh nhưng không áp đặt và gò ép. * Đối với học sinh đọc hay (diễn cảm) Giáo viên cần cho học sinh khá giỏi đọc mẫu để phát huy năng lực đọc cho các em. Giáo viên khuyến khích cách đọc sáng tạo của học sinh, tránh áp đặt một cách đọc theo khuôn mẫu. Sau khi tìm hiểu nội dung bài, giáo viên cần mở rộng nội dung bài; đặt câu hỏi mở rộng phù hợp với nội dung bài để học sinh suy nghĩ, phán đoán, tạo cho học sinh có cơ hội phát huy năng lực tìm tòi, sáng tạo trong học tập. Có thể 13 Ví dụ: Bài “Cậu bé thông minh”- SGK Tiếng Việt 3 Tập 1 Trang 4. Sau đây là cách đọc một số câu: Ngày xưa,/ có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước.// Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ/ nộp một con gà trống biết đẻ trứng,/ nếu không có thì cả làng phải chịu tội.// ( giọng đọc chậm rãi). Cậu bé kia,/ sao dám đến đây làm ầm ĩ ? // (đọc với giọng oai nghiêm). Thằng bé này láo, / dám đùa với trẫm! / Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được?// (giọng bực tức, lên giọng ở cuối câu). Muôn tâu, / vậy sao Đức vua lại hạ lệnh cho làng con/ phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ? // (Đọc với giọng thể hiện sự lễ phép, bình tĩnh, tự tin). - Giáo viên cho học sinh đọc nối tiếp đoạn, yêu cầu cả lớp lắng nghe và tìm câu dài, khó đọc. - Sau khi học sinh phát hiện được câu dài, khó đọc giáo viên ghi vào bảng phụ rồi gọi 1, 2 học sinh đọc. Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét thông qua hệ thống câu hỏi gợi ý: Em nào có ý kiến khác? Bạn đọc như thế nào? ... Mời một vài em đọc lại. Học sinh đọc và ngắt hoặc nghỉ hơi để các bạn khác nhận xét bổ sung và giáo viên thống nhất cách đọc. Nhằm luyện kĩ năng đọc thầm và tập trung theo dõi người khác đọc để phối hợp nhịp nhàng khi đọc lời nhân vật tôi cho học sinh thi đọc phân vai. Với bài tập đọc có lời nhân vật tôi thường dành 2 – 3 phút cho các em thi đọc. Ví dụ: Bài “Cuốn sổ tay” – SGK Tiếng Việt 3 – Tập 2 - Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 em. Yêu cầu các em đọc theo hình thức phân vai. Giáo viên mời 1 nhóm đọc trước lớp, cả lớp lắng nghe và nhận xét cách đọc của từng nhân vật sau đó 2 đến 3 nhóm thi đọc để chọn ra nhóm, cá nhân đọc hay nhất. Trong giờ dạy giáo viên cũng đừng quên nhận xét, tuyên dương, khen ngợi những em đọc tốt để khuyến khích các em đọc tốt hơn nữa ở những tiết học sau. * Rèn đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài Giáo viên cũng nên cho những em học sinh này luyện đọc cá nhân nhiều lần, đọc cả yêu cầu bài tập hoặc nội dung ở những môn học khác như Toán, Tập làm văn, Luyện từ và câu,... Qua mỗi lần tiến bộ của các em giáo viên đừng quên dành những lời khen, động viên khích lệ các em dù đó chỉ là kết quả nhỏ, vì đó là những thành công ban đầu của các em mà mỗi giáo viên cần trân trọng. 2.3. Biện pháp 3: Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ và bước đầu rèn đọc hay (diễn cảm)
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_doc_dien.docx