Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phép nhân, phép chia trong môn Toán Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phép nhân, phép chia trong môn Toán Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phép nhân, phép chia trong môn Toán Lớp 3
I. ĐẶT VẤN ĐỀ Môn Toán ở bậc tiểu học là một môn học quan trọng, nó có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày, Toán học giúp con người giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống một cách thiết thực, góp phần phát triển xã hội, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực. Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy trong mạch nội dung Số và phép tính của môn Toán lớp 3 thì khi thực hiện phép nhân, phép chia học sinh còn hay nhầm lẫn, gặp nhiều khó khăn. Do ở lớp 3 học sinh mới bắt đầu được thực hiện phép tính nhân và chia ngoài bảng. Bên cạnh đó một số giáo viên chưa nắm chắc bản chất của phép nhân và phép chia, chưa phát triển khả năng tư duy của các em. Chính vì vậy việc giúp học sinh thực hiện thành thạo các phép tính nhân và phép chia là một vấn đề cấp thiết, vô cùng quan trọng. Giúp học sinh có nền tảng để thực hiện tốt các phép nhân, phép chia ở lớp trên và học tốt các mạch kiến thức khác trong chương trình. Là một giáo viên đang trực tiếp dạy lớp 3, qua kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy, học hỏi đồng nghiệp tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh học tốt phép nhân, phép chia trong môn Toán lớp 3” II. NỘI DUNG 1. Thực trạng của vấn đề Qua thực tế tình hình dạy học nội dung rèn luyện kỹ năng thực hiện phép nhân, phép chia tôi rút ra một số nhận xét sau: *Thuận lợi: -Ở lứa tuổi lớp 3, các em rất ham tìm tòi học hỏi. -Nội dung chương dạy phép nhân, phép chia theo sách giáo khoa nói chung rất phong phú, vừa sức và phù hợp tâm sinh lí lứa tuổi các em. 1 chia trong quá trình dạy học Toán là vấn đề cấp thiết hàng đầu. Để tạo ra được động cơ giáo viên cần giúp học sinh thấy được ứng dụng quan trọng, hữu ích của phép nhân, phép chia trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, trong quá trình dạy học bên cạnh những bài Toán trong SGK, tôi đã thiết kế một số tình huống, bài Toán có nội dung thực tế mà các em hay gặp trong đời sống thực tiễn hàng ngày. Tình huống đó có dụng ý sư phạm hấp dẫn không chỉ về nội dung, mà còn cả về hình thức, phải giúp học sinh huy động vốn hiểu biết và kiến thức cũ để giải quyết tình huống. Qua đó học sinh thấy được ứng dụng của phép nhân, phép chia trong giải quyết các tình huống trong đời sống thực tiễn, góp phần tạo động cơ, hứng thú thực hiện phép tính nhân, phép tính chia. Ví dụ: Trong bài: “Nhân số có hai chữ số cho số có một chữ số” - GV đưa ra tình huống: “Cô giáo có 3 hộp bút chì màu, mỗi hộp có 12 chiếc bút chì màu. Vậy cô giáo có bao nhiêu chiếc bút chì màu? - Từ tình huống này, học sinh sẽ đưa ra được phép tính 12 x 3=? - GV giúp HS phát hiện ra đây là một phép nhân số có hai chữ số cho số có một chữ số mà chúng ta sẽ học trong bài ngày hôm nay. Ví dụ: Trong bài: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (tiếp theo) Để giúp học sinh hiểu hơn về ứng dụng của phép chia có dư trong đời sống hàng ngày, giúp các em có hứng thú trong bài học. GV đưa ra tình huống để dẫn dắt vào bài mới như sau: Hôm nay nhà cô Ba có cỗ, cô Ba đã mua 79 quả cam để xếp vào các đĩa, sao cho mỗi đĩa xếp nhiều nhất là 6 quả cam. Các em hãy tính giúp cô Ba xem cô phải lấy ít nhất bao nhiêu chiếc đĩa để đựng hết số cam đó. Thay vì cô phải lấy một đống đĩa trong tủ ra, nếu lấy thừa hoặc thiếu đĩa rất mất thời gian. Từ tình huống này HS sẽ đưa ra phép tính 79: 6 =? Và thực hiện chia. * Giải pháp 2: Đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học. Trong dạy học tôi luôn có phương châm giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh hoạt động học tập còn học sinh phải tự tìm ra tri thức. Vì vậy trong các giờ học Toán tôi đã sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực giúp học sinh phát triển một số năng lực, phẩm chất. 3 - GV đưa ra tình huống: “có 648 quyển vở chia đều vào 3 khối. Hỏi mỗi khối có bao nhiêu quyển vở” - GV cho HS làm việc cá nhân, suy nghĩ để tìm ra phép tính. (HS: Để tìm số quyển vở của mỗi khối ta có phép tính: 648: 3 =?) - GV yêu cầu HS tìm kết quả của phép tính chia 648: 3 =? (* GV tổ chức cho HS tìm cách đặt tính và thực hiện phép tính chia 648: 3 =? Theo kĩ thuật khăn trải bàn. - GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm có 4 HS. - HS ngồi vào đúng vào vị trí của mình. - HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi: “Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính chia 648: 3) - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ tìm cách đặt tính và tính. Sau thời giam làm việc cá nhân là 1 phút, các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến của mình và cả nhóm thống nhất cách đặt tính và cách tính) - Cả nhóm viết ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0) - GV cho một nhóm tốt nhất lên trình bày, các nhóm khác nhận xét và chỉ trình bày những ý kiến mà nhóm bạn không có, để tránh mất thời gian. - GV nhận xét. Việc lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học sao cho phải phù hợp với nội dung bài học, nhận thức của học sinh, điều kiện thực tế. * Giải pháp 3: Tìm những lỗi học sinh hay mắc phải khi thực hiện phép tính và cách khắc phục. Khi thực hiện các phép tính nhân, chia ở lớp 3 học sinh thường gặp một số khó khăn, sai lầm sau: * Dạy học phép nhân. a) Quên nhớ trong phép nhân có nhiều lần nhớ Ví dụ: 5 94 2 6 39 24 18 6 * Biện pháp khắc phục: - GV cần hướng dẫn kĩ học sinh cách ước lượng thương. + Để có kết quả 9 chia cho 2 được 4, học sinh phải nhân nhẩm từ 1 đến 5 ( 1 x 2 = 2, 2 x 2 = 4, 3 x 2 = 6, 4 x 2 = 8, 5 x 2 là 10) chọn được thương là 4. Như vậy để ước lượng được thương phải nhân và thử nhiều lần rất mất thời gian. Vì vậy, để ước lượng thương nhanh hơn, GV sẽ hướng dẫn như sau : Khi chia cho 2, ta tìm trong bảng nhân 2, có tích nhỏ hơn 9 (gần nhất) với số bị chia là 8, mà 4 x 2 = 8, ta ước lượng thương được 4. Vì vậy, ở lớp 3 khi chia cho số có 1 chữ số, số chia là số nào thì ta tìm tương ứng trong bảng nhân đó, tích (gần nhất) với số bị chia - Khi hướng dẫn chia, GV cần nhấn mạnh cho HS số dư ở tất cả các lượt chia đều phải nhỏ hơn số chia. Ở lượt chia thứ nhất, 9 chia 2 bằng 3, 3 nhân 2 bằng 6, 9 trừ 6 bằng 2, lượt chia thứ 1 số dư là 2 bằng với số chia. Như vậy ước lượng thương chưa đúng. Khi ước lượng thương số dư lớn hơn số chia, GV hướng dẫn HS ước lượng thương lại, bằng cách tăng thương lên c, Học sinh quên ghi số “0” trong phép chia có chữ số “0” ở thương. Ví dụ: Học sinh thực hiện tính như sau: 414 2 4 27 014 14 0 * Biện pháp khắc phục: - GV khi hướng dẫn chia phải lưu ý học sinh có bao nhiêu lượt chia thì thương sẽ có bấy nhiêu chữ số, chỉ có lần chia thứ nhất khi lấy nhiều hơn một chữ số ở số 7 * Giải pháp 5: Khen ngợi, động viên học sinh Học sinh Tiểu học tâm lí chung là thích được khen. Vì vậy trong quá trình dạy học tôi luôn khen ngợi các bạn tiến bộ bằng nhiều hình thức khác nhau như bằng hành động “ đập tay” với học sinh khi em làm bài đúng, hay khen bằng lời nói, hoặc viết nhận xét hay chuẩn bị sẵn các phiếu khen. Khi học sinh có tiến bộ trong thực hiện phép tính nhân, chia GV sẽ viết nhận xét vào và trao cho các em. Không chỉ khen những bạn khá giỏi, đối với những học sinh chậm tiến tôi càng phải động viên, khích lệ các em nhiều hơn, để các em có niềm tin vào khả năng của bản thân, không nhút nhát, tự ti. Khen ngợi, động viên học sinh giúp giáo viên gần gũi với học sinh hơn, học sinh không còn sợ làm sai, sợ hỏi cô giáo. Từ đó giáo viên sẽ biết được những khó khăn mà học sinh đang gặp phải từ đó nâng cao hiệu quả thực hiện phép tính nhân, chia. Học sinh học trong một môi trường thoải mái, sẽ giúp các em tích cực, say mê hơn trong học tập. * Kết quả thực hiện Lớp tôi gồm có 33 học sinh Trước khi áp dụng biện pháp giáo dục vào môn Toán , chất lượng của lớp tôi như sau: Hoàn thành Tốt: 12 học sinh, chiếm 36,4% Hoàn thành: 19 học sinh, chiếm 57,6% Chưa hoàn thành: 2 học sinh, chiếm 6 % 3. Kết quả đạt được Qua thực tế một năm áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy và thăm dò ý kiến của học sinh, tôi nhận thấy các em không còn phải lo sợ khi học về phép nhân, phép chia mà ngược lại các em hứng thú, hăng say học tập và chất lượng giải toán của học sinh được nâng cao rõ rệt. Cụ thể: Tiêu chí Lớp thực nghiêm( 3A ) 9 có đủ vốn kiến thức, phương pháp giải toán. Các em giải toán đúng, chính xác hơn khi các em được thầy cô nhiệt tình hướng dẫn với phương pháp dễ hiểu nhất, dễ nhớ nhất. Với phương pháp này tôi đã trang thiết bị cho các em vốn kiến thức phương pháp cơ bản để các em giải dạng toán này không nhầm lẫn, sai sót đến chất lượng học của các em được nâng lên rõ rệt. 5. Kiến nghị, đề xuất - Đối với giáo viên: + GV cần chuẩn bị kĩ bài trước khi đến lớp, nắm chắc kiến thức, kĩ năng của môn học. + GV phải có tinh thần vượt khó, yêu nghề mến trẻ. + GV phải nắm được xu hướng đổi mới của giáo dục. - Đối với tổ chuyên môn: Qua các buổi chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn đưa ra một số kinh nghiệm trong dạy học, cùng nhau trao đổi, tiếp thu những cái mới. - Đối với nhà trường và phòng giáo dục: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, các phương tiện, thiết bị dạy học cho học sinh như máy tính, máy chiếu, tranh ảnh. Động viên, khích lệ giáo viên có nhiều biện pháp giáo dục hay trong dạy học. Trên đây là một số biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 4 mà tôi đã thực hiện tại trường Tiểu học Gia Đông số 1. Rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và các nhà quản lí để biện pháp của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin cam kết: Biện pháp là chính tôi viết, không sao chép và xâm phạm bản quyền của người khác. Các minh chứng là đúng sự thật. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi xin trân thành cảm ơn! Gia Đông, ngày 29 tháng 10 năm 2021 GIÁO VIÊN Nguyễn Thị Hương 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.docx