Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp học sinh học tốt môn toán Lớp 3

doc 14 trang sangkienlop3 12/11/2023 3500
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp học sinh học tốt môn toán Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp học sinh học tốt môn toán Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp học sinh học tốt môn toán Lớp 3
 SKKN: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp học sinh học tốt môn toán lớp 3 
 A.TÊN ĐỀ TÀI
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC NHẰM GIÚP HỌC SINH HỌC 
 TỐT MÔN TOÁN LỚP 3
 B. MỞ ĐẦU
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 1. Cơ sở lý luận
 Chương trình sách giáo khoa mới qui định dạy đủ 6 môn trong đó mỗi môn 
đều có tầm quan trọng riêng của nó. Thông qua quá trình dạy học các phân môn 
để hình thành cơ sở ban đầu về phát triển con người toàn diện cho học sinh. 
Cùng với môn Tiếng Việt, Đạo đức, TNXH, Nghệ thuật, môn Toán có vị trí 
quan trong vì:
 Việc thay sách Toán Tiểu học là một yêu cầu khách quan thì việc đổi mới 
phương pháp giảng dạy là điều không thể chậm trễ. Song việc đổi mới như thế 
nào, bắt đầu từ đâu, người thực hiện ra sao thì quả là không dễ dàng chút nào. 
Muốn làm được việc đó phải dày công nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo. Mà trước 
hết là người giáo viên giảng dạy. 
 Đứng trước thực trạng trên, là giáo viên chủ nhiệm lớp 3C tôi thật sự băn 
khoăn và đặt ra nhiệm vụ là làm thế nào để bồi dưỡng, hình thành cho học sinh 
những kiến thức cơ bản giúp học sinh học tốt môn toán. Chính vì thế nên tôi 
chọn đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp học sinh học tốt môn toán 
lớp 3 ở bậc tiểu học.
 2. Cơ sở thực tiễn 
 Môn toán có hệ thống kiến thức cơ bản cung cấp những kiến thức cần thiết, 
ứng dụng vào đời sống sinh hoạt và lao động. Những kiến thức kĩ năng toán học 
là công cụ cần thiết để học các môn học khác và ứng dụng trong thực tế đời 
sống. Toán học có khả năng to lớn trong giáo dục học sinh nhiều mặt như: Phát 
triển tư duy lôgic, bồi dưỡng những năng lực trí tuệ (Trừu tượng hoá, khái quát 
hoá, phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh, . . . ) Nó giúp học sinh biết tư 
duy suy nghĩ, làm việc góp phần giáo dục những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của 
người lao động.
 Vì vậy, để giúp học sinh nắm vững kiến thức kĩ năng làm nền tảng cho việc 
học tốt môn Toán là một vấn đề hết sức quan trọng đòi hỏi người làm công tác 
giáo dục phải nghiên cứu, tìm những biện pháp giảng dạy hay, giúp học sinh dễ 
hiểu, phù hợp để hình thành kiến thức, kĩ năng nhằm giúp học sinh học tốt môn 
toán.
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu đề tài này nhằm giúp học sinh học tốt môn Toán, để giải được 
các bài toán trong chương trình đổi mới sách giáo khoa Toán lớp 3.
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
 Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp học sinh học tốt môn toán lớp 3 
 IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM: 
 Học sinh lớp 3C trường Tiểu học Hướng Phùng Hướng Hoá Quảng Trị
 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 Người thực hiện: Lê Hữu Trị Trường tiểu học Hướng Phùng 1 SKKN: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp học sinh học tốt môn toán lớp 3 
 Vì vậy, các em còn ham chơi chưa chú ý về học tập. Việc học tập còn xao 
lãng. Như vậy trách nhiệm nặng nề thuộc vào người giáo viên trực tiếp đứng 
lớp.
 Mặt khác, qua nhiều năm đứng dạy lớp 3 chương trình sách giáo khoa cũ 
và thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa môn Toán 3. Bản thân đã có 
tinh thần trách nhiệm, có ý thức về chuyên môn trong việc tiếp cận với phương 
pháp giảng dạy toán 3 mới. Tôi nhận thấy đối tượng học sinh không đồng đều 
một số học sinh còn chậm, chưa biết gì. . . Phần nhiều học sinh chưa nắm vững 
chắc những kiến thức cơ bản về toán như:
 Chưa thuộc bảng nhân, chia.
 Chưa nắm vững cách đọc, viết và so sánh số tự nhiên (đến hàng nghìn, 
chục).
 Chưa biết đặt tính, thực hiện phép tính ( cộng, trừ, nhân, chia cột dọc).
 Đặc biệt các em còn rất yếu trong việc giải toán có lời văn.
 Chưa thuộc các quy tắc đã học trong giải toán.
 Khảo sát thực tế môn toán đầu năm học:
 Toán
 Tổng số 
 Năm học Lớp
 HS T H C
 2016 – 2017 3C 23 3 5 15
 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHI THỰC HIỆN:
 Để rèn luyện và bồi dưỡng học sinh học tốt môn toán, ngay từ đầu năm tôi 
được phân công giảng lớp 3C. Sau khi khảo sát chất lượng đầu năm và qua các 
tiết ôn tập toán đầu năm, tôi đã phân loại học sinh cụ thể vào sổ tay như sau: 
 Chưa thuộc bảng nhân, chia ở lớp 2 đã học: 20/23 học sinh.
 Chưa nắm vững cách đọc, viết và so sánh số tự nhiên: 18/23 học sinh.
 Chưa biết đặt tính, thực hiện phép tính: 18/23 học sinh.
 Giải toán có lời văn chưa được: 23/23 học sinh.
 Chưa thuộc các quy tắc đã học trong giải toán: 23/ 23 học sinh.
 Để tìm hiểu về gia đình, điều kiện sống, sự chăm lo của phụ huynh đối với 
con em. Ngay từ đầu năm tôi đề nghị Ban Giám Hiệu cho họp phụ huynh học 
sinh. Thông qua cuộc họp tôi báo cáo lại tình hình học tập của từng học sinh đặc 
biệt là học sinh yếu môn Toán.
 Trong cuộc họp tôi động viên phụ huynh mua đầy đủ dụng cụ học tập cho 
học sinh.
 Cần tạo điều kiện cho con em có góc học tập ở nhà, Đặc biệt là phụ huynh 
nhắc nhở việc học tập của các em và học thuộc bản cửu chương. Thường xuyên 
theo dõi, kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp.
 Để lớp đủ dụng cụ học tập tôi liên hệ thư viện mượn sách giáo khoa và vở 
bài tập cho học sinh, còn thiếu một ít thì bản thân tôi mua cho các em nên lớp tôi 
có 23/ 23 học sinh có đầy đủ dụng cụ học tập.
 Người thực hiện: Lê Hữu Trị Trường tiểu học Hướng Phùng 3 SKKN: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp học sinh học tốt môn toán lớp 3 
 Cách chơi:
 Phát cho mỗi em một bảng. Giáo viên hoặc lớp trưởng lần lượt đọc mỗi lần 
1 phép tính trong bảng nhân 4 nhưng không nêu kết quả. Học sinh nghe và tự 
tìm kết quả đánh dấu vào ô có kết quả đúng. Nếu học sinh nào đánh đúng, đủ 3 ô 
hàng ngang hoặc hàng dọc thì em đó thắng. 
 Tiếp tục như những cách làm trên cho đến khi cả lớp đều thuộc từ bảng 
nhân, chia 2 đến 9. Qua thời gian không lâu lớp tôi có 18/ 23 học sinh thuộc tất 
cả bảng nhân chia từ 2 đến 9.
 2. Hướng dẫn đọc, viết, so sánh các số tự nhiên.
 ( Học sinh biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên là chuỗi kiến thức rất quan 
trọng trong chương trình toán 3).
 Chuỗi kiến thức này nhằm giúp học sinh nắm được cách đọc, viết và so 
sánh các số tự nhiên vận dụng vào cộng, trừ, nhân, chia số thứ tự và giải bài toán 
hợp.
 Dạy chuỗi kiến thức này theo tôi người giáo viên cần hình thành cho học 
sinh những kiến thức cơ bản sau:
 Giúp học sinh hiểu các số tự nhiên.
 Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, . . . là các số tự nhiên.
 Số 0 là số tự nhiên bé nhất, không có số tự nhiên lớn nhất.
 Số 0, 2, 4, 6 . . . là các số tự nhiên chẵn, số 1, 3, 5,7, 9, 11, . . . là các số tự 
nhiên lẻ. Hai số chẵn ( hoặc lẻ) liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị.
 Nắm được tên và vị trí của các hàng ( hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, 
hàng nghìn).
 Biết qui tắc các giá trị theo vị trí của các chữ số trong cách viết số.
 VD: Dạy cho học sinh:
 Các số có bốn chữ số gồm hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. 
Tôi giải thích cho học sinh là: hàng nghìn các chữ số lớn hơn 0.
 VD: 1234; 2574; 4351; . . . . hàng nghìn là: 1, 2, 4 nghìn. Không thể có 
hàng nghìn là 0 như: 0234, 0574, 0351, . . . . Vậy số có bốn chữ số có hàng 
nghìn nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 9.
 Hướng dẫn đọc, viết.
 Hướng dẫn phân hàng: VD số: 5921.
 Hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
 Số 5921: Có 5 nghìn, 9 trăm, 2 chục, 1 đơn vị.
 Đọc số 5921: Năm nghìn, chín trăm hai mươi mốt.
 Giáo viên viết: 5921.
 Phân tích: 5 9 2 1
 5nghìn 9trăm 2chục 1đơn vị.
 Hoặc: lớp nghìn lớp đơn vị.
 Khi viết, ta viết từ hàng cao đến hàng thấp (viết từ trái sang phải).
 Khi đọc lớp nào ta kèm theo đơn vị lớp đó.
 Học sinh đọc: Năm nghìn, chín trăm hai mươi mốt.
 Người thực hiện: Lê Hữu Trị Trường tiểu học Hướng Phùng 5 SKKN: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp học sinh học tốt môn toán lớp 3 
 Muốn tìm hiệu ta lấy số bị trừ, trừ đi số trừ.
 8265 - 5152 = 3113
 Muốn tìm số bị trừ chưa biết, ta lấy hiệu cộng với số trừ.
 x - 5152 = 3113
 x = 3113 + 5152
 x = 8265
 Muốn tìm số trừ chưa biết, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
 8265 - x = 3113
 x = 8265 - 3113 
 x = 5152
 Bất kì số nào trừ 0 cũng bằng chính số đó.
 4 - 0 = 4 
 Đặt tính và tính:
 Cần hướng dẫn học sinh kĩ là phải đặt tính thẳng hàng (hàng đơn vị theo 
hàng đơn vị, hàng chục theo hàng chục, hàng trăm theo hàng trăm, hàng nghìn 
theo hàng nghìn). Hướng dẫn học sinh bắt đầu cộng từ hàng đơn vị (hoặc từ phải 
sang trái). Nên lưu ý học sinh đối với phép trừ có nhớ, cần bớt ra khi trừ hàng kế 
tiếp.
 VD: Phép cộng có nhớ một lần.
 435 
 +
 127 • 5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1.
 • 3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6.
 562
 GV nói: Khi kẻ lần vạch ngang,• tất4 cộngcả các 1 embằng đều 5, dùngviết 5. bằng thước.
 Lần: 321
 Nhắc học sinh chú ý: Trong phép cộng, trừ chỉ nhớ số 1, không nhớ 2, 3, 4, 5, 
6, 7, 8, 9.(trừ khi có nhiều số hạng cộng với nhau như bài tập 1b trang 156).
 Đối với phép nhân, chia: (giúp học sinh nhớ và áp dụng).
 Phép nhân:
 VD: 1427 x 3 = 4281 
 Thừ số Thừa số Tích 
 Muốn tìm tích, ta lấy thừa số thứ nhất nhân với thừa số thứ hai.
1427 x 3 = 4281
 Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
 1427 x x = 4281
 x = 4281 : 1427
 Khi ta thay đổi các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
 3 x 9 = 9 x 3 = 27
 Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
 3 x 1 = 3; 6 x 1 = 6; . . .
 Người thực hiện: Lê Hữu Trị Trường tiểu học Hướng Phùng 7 SKKN: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp học sinh học tốt môn toán lớp 3 
 Trong phép chia có dư, số dư nhỏ nhất là 1, số dư lớn nhất kém số chia 1 
đơn vị. ( trong chương trình toán 3 số dư trong phép chia nhỏ nhất là 1, lớn 
nhất là 8).
 VD: Số chia là 9, thì số dư là 1, 2, 3, 4, . . . . 8. (số dư phải nhỏ hơn số chia)
 Đặt tính và tính:
 Tôi nghĩ thực hiện đặt tính và tính cộng, trừ, nhân, chia theo cột dọc, thì 
phép chia là khó nhất vì:
 Học sinh hay quên, thực hiện chưa đầy đủ các hàng cao đến hàng thấp (có 
em chỉ mới thực hiện đến hàng trăm, chục mà không thực hiện hết). Cần hướng 
dẫn kĩ cho học sinh cách nhân ngược lên và trừ lại, . . . Đặc biệt đối với học sinh 
yếu toán, tôi hướng dẫn kĩ cách đặt tính, nhằm giúp các em thấy được hàng nào 
thực hiện rồi, hàng nào chưa thực hiện. Thực hiện như sau:
Khi hạ hàng nào phải hạ dưới sao cho thẳng hàng, để ta biết sẽ thực hiện hàng 
đó, sau đó mới thực hiện hàng kế tiếp.
 Nhắc học sinh:
 Tôi nói trong các phép tính cộng, trừ, nhân, chia theo cột dọc thì các phép 
cộng, trừ, nhân ta thực hiện tính theo thứ tự từ phải sang trái, hoặc từ hàng đơn 
vị, hàng chục, . . . Còn riêng phép chia ta tính theo thứ tụ từ trái sang phải, hoặc 
từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất ( hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị).
 Đối với các em này, hàng ngày mỗi tiết học toán tôi gọi lên bảng thực hiện 
phép tính. Tôi cũng thường xuyên đến các em yếu toán, việc làm theo yêu cầu 
cần đạt của chuẩn kĩ năng, kiến thức. Có khi tôi yêu cầu những em này chỉ làm 
một phần trong mỗi bài tập và hướng dẫn rất kĩ khi làm bài vào vở. 
 Qua một thời gian các em có tiến bộ rõ rệt. Mỗi lần thực hiện các em viết 
rất rõ ràng và tính chính xác.
 4. Hướng dẫn giải toán có lời văn.
 Đây là chuỗi kiến thức học sinh mất căn bản. Các em thường chưa biết 
phân tích đề toán, chưa biết suy luận, tổng hợp, so sánh tìm cách giải hợp lí cho 
từng bài. Vì vậy, trong mỗi tiết học gặp những bài toán giải có lời văn tôi yêu 
cầu học sinh như sau:
 Phần đọc thành tiếng và đọc thầm. 
 Đọc kĩ đề toán, gạch chân từ, số quan trọng liên quan đến khâu giải. (GV 
theo dõi cả lớp đọc thầm và yêu cầu em nào cũng phải đọc, có đọc mới hiểu và 
làm bài đựơc).
 Khi đọc cần hiểu bài toán cho ta biết điều gi? Bài toán hỏi gi?
 Phần hướng dẫn giải.
 Hướng dẫn tóm tắt đề toán bằng hình vẽ, lời câu văn, . . . 
 Tìm hướng giải: Phân tích hoặc tổng hợp.
 Gợi mở khâu đặt lời giải rõ ràng, gọn, đúng yêu cầu bài toán.
 VD: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
 Có 35l mật ong đựng đều vào 7 can. Nếu có 10l mật ong thì đựng đều vào 
mấy can như thế?
 Người thực hiện: Lê Hữu Trị Trường tiểu học Hướng Phùng 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_nham_giup_h.doc