Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giải toán có lời văn bằng hai phép tính Lớp 3

docx 20 trang sangkienlop3 16/03/2024 2760
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giải toán có lời văn bằng hai phép tính Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giải toán có lời văn bằng hai phép tính Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giải toán có lời văn bằng hai phép tính Lớp 3
 . PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Trong nền giáo dục hiện nay, thế kỉ XXI đã thực sự trở thành thế kỉ của khoa 
học kĩ thuật, làn sóng phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của khoa học kĩ thuật 
đã thu hút tất cả mọi người vào vòng xoay của nó. Vì vậy, nhiệm vụ của các 
trường tiểu học hiện nay không chỉ dừng ở mức độ đào tạo những em học sinh 
ngoan, chăm học, có lòng yêu nước mà cần phải hình thành và phát triển ở các em 
những phẩm chất năng lực của người công dân Việt Nam trong thời kỳ mới: 
“Năng động, sáng tạo, tự chủ, có ý chí vươn lên, có năng lực tự học và có thói 
quen học tập suốt đời, ham hiểu biết và có niềm tự hào dân tộc”. Trách nhiệm của 
người giáo viên tiểu học là vô cùng nặng nề và cũng rất vẻ vang bởi tiểu học là 
cấp học nền tảng của nền giáo dục Nước nhà. 
 Chính vì lẽ đó, ngoài mục tiêu chủ yếu là bồi dưỡng kĩ năng tính toán thì giờ 
đây môn toán ở tiểu học còn phải chú ý phát triển tư duy, bồi dưỡng phương pháp 
suy luận cho các em, tạo cho các em niềm say mê hứng thú trong học tập, tích lũy 
kiến thức để có thể tiếp nhận được các thành tựu khoa học kĩ thuật mới nhất đang 
được sáng tạo hằng ngày, hằng giờ, tiếp cận với những thách thức khoa học kĩ 
thuật của thế kỉ XXI.
 Ở cấp tiểu học qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy đa số các em học sinh rất 
thích học toán nhưng cũng rất sợ những bài toán có lời văn, tại sao như vậy? Là 
giáo viên giảng dạy lâu năm tôi thấy có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên 
nhân chính là các em chưa biết cách tư duy và suy luận đề toán. Vì vậy, còn lúng 
túng trong khi giải, mặt khác giáo viên cũng chưa tìm hết mọi biện pháp và giúp 
học sinh phát triển tư duy và vận dụng kiến thức đó một cách linh hoạt và sáng 
tạo trong học tập.Qua thực tế giảng dạy lớp 3 nhiều năm nhất là trường tiểu 
học .............. chúng tôi đang áp dụng Mô hình trường học mới (VNEN) là một 
trong những mô hình nhà trường hướng tới việc đổi mới phương pháp dạy học. 
Nhằm tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực, độc lập, phát triển năng 
lực tự học, năng lực tự tìm tòi, khám phá, sáng tạo. Nhất là về môn Toán ở trường 
tiểu học .............. tôi thấy chất lượng rất cao nhưng riêng đối với những bài toán 
có lời văn hiều em còn lúng túng trong khi tìm cách giải nhất là phần lời giải các 
em làm chưa chính xác. Đúng phần này rất khó bởi phần này đòi hỏi các em phải 
nắm vững những kiến thức đã học, các em phải biết những thuật ngữ được dùng 
trong bài giải để áp dụng vào từng bài cụ thể. Để giúp các em phần nào bớt lúng 
 1 phép tính thì đòi hỏi các em phải đọc thông, viết thạo và phải có vốn hiểu biết và 
tư duy tốt thì các em mới giải tốt dạng toán này. Bởi vậy tôi đặc biệt chú trọng 
nghiên cứu tìm giải pháp tốt nhất để dạy cho học sinh hiểu đề toán một cách 
nhanh nhất có kỹ năng sử dụng nhận dạng toán tốt hơn.
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
 Năm học 2022-2023 tôi nhận lớp có tổng số học sinh: 28em, trong đó:
 - Nữ: 15 em
 - Dân tộc: 6 em
 - Nữ dân tộc: 3 em
 Đề tài được nghiên cứu trong thời gian tôi trực tiếp giảng dạy lớp 3A3 cho nên 
rất thuận lợi. Đa số học sinh ngoan và chăm học, hăng say xây dựng bài, sách vở 
và dụng cụ học tập đầy đủ, phụ huynh học sinh quan tâm chăm lo cho con em 
mình. Nhất là Ban giám hiệu nhà trường chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học cũng 
như tài liệu tham khảo cho giáo viên. Bản thân tôi thường xuyên dự giờ thăm lớp, 
được các đồng chí đồng nghiệp góp ý kiến hay, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi 
nghiên cứu đề tài này thành công và đã đưa vào áp dụng giảng dạy đạt hiệu quả 
cao.
 Tuy có nhiều thuận lợi song cũng gặp không ít khó khăn, trong lớp có một số 
em các em đọc chưa được trôi chảy, hiểu bài chậm nên một phần ảnh hưởng 
không nhỏ đến quá trình học tập của các em. Mỗi khi làm toán giải hầu hết các 
em thường làm lời giải chưa chính xác. Trong phép tính các em làm đúng nhưng 
có một số em còn ghi sai các danh số của bài toán. 
 Năm nhận lớp tôi nhận thấy mỗi khi học sinh làm bài toán dạng toán giải có lời 
văn nhất là toán giải bằng hai phép tính các em làm bài thường không hiểu cách 
tóm tắt bài toán hoặc hay làm sai lời giải, sai phép tính, sai các danh số. Tôi ra 
một số bài giải bằng hai phép tính và yêu cầu các em làm bài thì kết quả đạt như 
sau:
 Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
 Số lượng % Số lượng % Số lượng %
 6/28 21,4 13/28 46,5 9/28 32,1
 Chính vì thế tôi luôn nghĩ phải sử dụng phương pháp như thế nào để học sinh 
dễ hiểu bài nhất và từ những kinh nghiệm thực tế tôi đã áp dụng vào dạy lớp tôi 
thì kết quả đạt rõ rệt.
 3 * Đối với giáo viên:
 - Là một người giáo viên đứng lớp phải tận tâm, tận tụy với nghề. Thực sự là 
một người có tâm huyết, yêu thương học trò. Luôn luôn học hỏi, tìm tòi để tìm ra 
những phương pháp, hình thức dạy học phù hợp nhất với đối tượng học sinh lớp 
mình.
 - Trong mỗi tiết dạy, mỗi dạng toán cần tìm ra cách giải hay nhất, dễ hiểu nhất. 
 - Điều quan trọng là phải biết tạo hứng thú học tập cho học sinh. Muốn vậy 
người giáo viên phải tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học, trong từng tiết dạy 
phải sử dụng đồ dùng có hiệu quả, tạo cho các em tinh thần thoải mái trong khi 
học.
 - Giáo viên phải biết tổ chức cho học sinh học tập có nề nếp, giúp học sinh chủ 
động học tập một cách tự giác, say mê, sáng tạo.
 - Khi nhận xét, đánh giá bài của các em phải chính xác, kịp thời. Giáo viên cần 
khen, động viên kịp thời để khuyến khích các em học tập.
 Trong quá trình giảng dạy, để giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học về 
toán cộng, trừ, nhân, chia vào giải toán có lời văn. Bản thân tôi đã nghiên cứu, tìm 
tòi được một số kinh nghiệm và bước đầu đã đem lại kết quả. 
 - Bằng kinh nghiệm của mình tôi đã áp dụng vào giảng dạy lớp 3A3 năm học 
2019 – 2020 và không ngừng tìm tòi và học hỏi thêm. Nhằm giúp các em tập dượt 
cách suy nghĩ để tìm ra phương pháp học và cách giải toán khi tự làm hoặc dưới 
sự hướng dẫn của thầy cô. Chất lượng mũi nhọn ở lớp tôi đã được nâng cao.
 3. Nội dung hình thức của giải pháp.
 a. Mục tiêu của giải pháp.
 - Trong những năm tôi giảng dạy lớp 3 tôi thấy hầu hết các em tiếp thu toán 
giải có lời văn bằng hai phép tính còn hạn chế. Bởi vậy tôi luôn tìm mọi giải pháp 
giúp học sinh hiểu bài tốt hơn.
 - Trong từng tiết dạy tôi luôn tìm cách giảng đơn giản nhưng dễ hiểu nhất để 
học sinh tiếp thu bài tốt.
 - Mỗi khi giải toán có lời văn bằng hai phép tính tôi luôn giúp học sinh tìm hiểu 
được những dữ kiện đã cho và những dữ kiện cần tìm.
 - Giúp học sinh xác định đúng các dạng toán trong từng bài cụ thể.
 - Học sinh biết làm thành thạo các bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
 b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp.
 Với chương trình học mới hầu hết các em tự tìm tòi, tự khám phá, phát triển 
 5 * Bước 2: TÓM TẮT ĐỀ TOÁN
 Thông thường thì sau khi đã đọc kĩ đề toán để xác định những cái đã cho, cái 
phải tìm và các mối quan hệ chính trong bài toán thì giáo viên cần hướng dẫn các 
em biểu thị lại bài toán một cách trực quan và ngắn gọn những điều đã biết, chưa 
biết trong bài toán để dựa vào đó mà suy nghĩ cho thuận tiện.
 Trước khi tôi cho các em tóm tắt đề toán tôi thường nhắc nhở các em đọc kĩ đề 
toán tập trung suy nghĩ tìm những dữ kiên đã cho của đề toán, tìm cách nêu rõ bài 
toán bằng lời, hình vẽ, hoặc sơ đồ đoạn thẳng. Trong trường hợp học sinh khó 
hiểu học sinh không vẽ được sơ đồ đoạn thẳng thì tôi thường hướng dẫn các em 
dùng ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn để tóm tắt bài toán đơn giản, dễ hiểu hơn.
 Đối với học sinh lớp 3 thì phần tóm tắt không nhất thiết phải trình bày vào vở 
nhưng tôi thấy rất cần thiết đối với các em nên tôi thường cho học sinh tóm tắt 
xong tôi yêu cầu các em nhìn vào đề toán rồi đọc lại một lần nữa. Từ đó các em sẽ 
xác định được dạng toán cần tìm.
 *Bước 3: XÁC ĐỊNH DẠNG TOÁN VÀ GIẢI TOÁN
 Trong toán giải thì việc nắm vững cách giải những dạng toán điển hình là vô 
cùng quan trọng. Nhưng bước quan trọng không kém là phải nhận dạng được các 
loại toán. Giáo viên có thể giảng cho học sinh hiểu các thuật ngữ trong bài toán 
như: 
 * Cho biết một dữ kiện cụ thể nào đó sau đó yêu cầu phải tìm một dữ kiện khác 
thường đi kèm các từ: Cho đi, đã ăn, ít hơn ... thì đó là dạng bài toán về ít hơn nên 
phải làm phép tính trừ. Nếu gặp các thuật ngữ như: thêm, cho thêm, nhiều 
hơn ...thì là dạng toán này nên phải làm phép tính cộng.
 * Nếu dạng toán cho biết cụ thể dữ kiện thứ nhất, sau đó yêu cầu tìm dữ kiện 
thứ hai là “nhiều hơn” thì đó là dạng phép tính cộng. Sau đó yêu cầu tìm “tất cả” 
hay “cả hai” là phép tính cộng. (Dạng tìm hai phép tính cộng.)
 * Nếu dạng toán cho biết dữ kiện thứ nhất là “một” yêu cầu tìm dữ kiện thứ 
hai “gấp số lần” như thể là dạngphép tính nhân. Sau đó yêu cầu tìm : ”tất cả” hoặc 
“cả hai” là phép tính cộng. (dạng tìm một phép tính nhân và một phép tính cộng)
 * Nếu dạng toán cho biết cụ thể dữ kiện thứ nhất là số nhiều, yêu cầu tìm dữ 
kiện thứ hai “một” hoặc “ một phần mấy” là dạng toán có một phép tính chia. Sau 
đó yêu cầu tìm ”còn lại” là phép tính trừ. (dạng tìm một phép tính chia và một 
phép tính trừ)
 * Nếu dạng toán cho biết cụ thể dữ kiện thứ nhất, yêu cầu tìm dữ kiện thứ hai 
bằng “một phần mấy” là dạng toán có một phép tính chia. Sau đó yêu cầu 
tìm : ”tất cả” hoặc “cả hai” là phép tính cộng. (dạng tìm một phép tính chia và 
 7 Cả hai ngày:  quạt máy? 
 - Sau khi học sinh thoải mái nói lên ý kiến của mình giáo viên mới chọn ý hay, 
đúng nhất rồi ghi lên bảng như sau:
 Tóm tắt:
 Ngày thứ bảy: 9 quạt máy,
 Ngày chủ nhật nhiều hơn : 3 quạt máy.
 Cả hai ngày:  quạt máy? 
 Hoặc: Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng:
 Phương pháp này thay cho các số (số đã cho, số phải tìm trong bài toán) để 
minh họa các quan hệ đó. Ta phải chọn độ dài các đoạn thẳng và cần sắp xếp các 
đoan thẳng đó một cách hợp lý, tạo một hình ảnh cụ thể giúp chúng ta suy nghĩ, 
tìm tòi cách giải bài toán một cách dễ dàng.
 Tóm tắt:
 9 quạt máy
 Ngày thứ bảy: 3 quạt máy
 ? quạt máy
 Ngày chủ nhật:
 ? quạt máy
 Bước 3: Xác định dạng toán và giải toán
 - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận dạng bài toán.
 - Bài toán này giải bằng mấy phép tính. Là những phép tính gì.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh theo từng ý sau:
 + Bài toán cho biết gì? (Ngày thứ bảy bán được 9 quạt máy. Ngày chủ nhật bán 
được nhiều hơn ngày thứ bảy 3 quạt máy )
 + Bài toán yêu cầu tìm gì? (Cả hai ngày bán được bao nhiêu quạt máy? )
 + Muốn tìm được cả hai ngày ta phải biết gì? ( Phải biết ngày thứ bảy và ngày 
chủ nhật.)
 + Ngày thứ bảy đã cho biết chưa? (biết rồi). Biết bao nhiêu quạt máy? (9 Quạt 
máy)
 + Ngày chủ nhật bán được bao nhiêu quạt máy đã biết chưa? (Chưa biết) 
 + Vậy đây là dạng toán nào? (bài toán về nhiều hơn, giải bằng hai phép tính 
cộng)
 9 Cả hai ngày bán được số quạt máy là:
 9 + 12 = 21 (quạt máy)
 Đáp số: 21 quạt máy
 - Cứ như thế tôi hướng dẫn học sinh thật kĩ càng từng bài một số lần như vậy 
các em sẽ ghi nhớ kĩ và tự xác định được dạng toán cần làm.
 Bước 4: Thử lại
 Sau khi học sinh làm xong tôi yêu cầu học sinh kiểm tra lại kết quả bằng cách 
tôi hướng dẫn học sinh từng bước sau: 
 + Kết quả các em tìm được ở ngày chủ nhật bao nhiêu quạt máy? (12 quạt máy) 
 + Vậy bài toán cho biết Ngày thứ bảy bán được bao nhiêu quạt máy? (9 quạt 
máy)
 + Và cho biết chủ nhật nhiều hơn bao nhiêu quạt máy? (3 quạt máy)
 + Vậy chủ nhật bán được 12 quạt máy, ngày thứ bảy bán được 9 quạt máy. Chủ 
nhật nhiều hơn thứ bảy 3 quạt máy đã đúng với yêu cầu đề ra chưa? (Đúng)
 + Ngày thứ bảy bán được 9 quạt máy, ngày chủ nhật bán được 12 quạt máy. 
cả hai ngày cửa hàng đó bán được 21 quạt máy đúng chưa? (đúng)
 + Vậy lúc này ta khẳng định được bài toán đã tìm đúng kết quả.
 Ví dụ:
 Một cửa hàng bán vải ngày thứ nhất bán được 15m vải, ngày thứ hai bán được 
nhiều hơn ngày thứ nhất 9m vải. Hỏi cả hai ngày cửa hàng đó đó bán được bao 
nhiêu mét vải? 
 Bước 1: Đọc kĩ đề toán
 Với bước này tôi thường cho học sinh đọc kĩ đề toán ít nhất 2 đến 3 lần. 
 Bước 2: Tóm tắt đề toán
 Sau khi yêu cầu học sinh đọc kĩ đề. Học sinh nắm được các dữ kiện bài toán 
giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh từng bước.
 - GV yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi.
 - Gọi đại diện cặp nêu miệng.
 - Cả lớp nhận xét tuyên dương.
 Tóm tắt:
 Ngày thứ nhất : 15m.
 Ngày thứ hai bán nhiều hơn : 9m.
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_giai_toan_co_loi_van.docx