Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giải toán có lời văn bằng hai phép tính Lớp 3 năm học 2021 - 2022

docx 14 trang sangkienlop3 21/03/2024 1210
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giải toán có lời văn bằng hai phép tính Lớp 3 năm học 2021 - 2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giải toán có lời văn bằng hai phép tính Lớp 3 năm học 2021 - 2022

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giải toán có lời văn bằng hai phép tính Lớp 3 năm học 2021 - 2022
 1. I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Ở cấp tiểu học qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy đa số các em học sinh rất 
thích học toán nhưng cũng rất sợ những bài toán có lời văn, tại sao như vậy? Là 
giáo viên giảng dạy lâu năm tôi thấy có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân 
chính là các em chưa biết cách tư duy và suy luận đề toán. Vì vậy, còn lúng túng 
trong khi giải, mặt khác giáo viên cũng chưa tìm hết mọi biện pháp và giúp học 
sinh phát triển tư duy và vận dụng kiến thức đó một cách linh hoạt và sáng tạo 
trong học tập. Nhằm tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực, độc lập, 
phát triển năng lực tự học, năng lực tự tìm tòi, khám phá, sáng tạo. Nhất là về môn 
Toán, tôi thấy với những bài toán có lời văn em còn lúng túng trong khi tìm cách 
giải nhất là phần lời giải các em làm chưa chính xác. Đúng phần này rất khó bởi 
phần này đòi hỏi các em phải nắm vững những kiến thức đã học, các em phải biết 
những thuật ngữ được dùng trong bài giải để áp dụng vào từng bài cụ thể. Để giúp 
các em phần nào bớt lúng túng khi học phần này nên tôi đã chọn đề tài "Nâng cao 
hiệu quả giải toán có lời văn bằng hai phép tính lớp 3" nhằm nâng cao chất 
lượng dạy học nói chung và dạy môn Toán nói riêng. 
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm giúp các em học sinh lớp 3 biết cách làm thành 
thạo các dạng toán có lời văn bằng hai phép tính một cách dễ dàng.
 3. Đối tượng nghiên cứu.
 Học sinh bậc tiếu học nói chung và học sinh lớp 3A nói riêng 
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
 Nghiên cứu quá trình dạy học lớp 3 năm học 2021 - 2022 và các tài liệu giảng 
dạy toán lớp 3 về dạng toán giải có lời văn bằng hai phép tính để từ đó có giải 
pháp tốt nhất cho học sinh yêu thích môn học này.
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp đọc sách
 - Phương pháp trực quan
 - Phương pháp gợi mở vấn đáp
 - Phương pháp phỏng vấn đàm thoại.
 - Phương pháp so sánh phân tích.
II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận:
Trong quá trình dạy học chương trình Toán tiểu học ở lớp 3 tôi nhận thấy việc dạy 
cho học sinh nắm bắt được nội dung chương trình Toán lớp 3 là vô cùng quan 
trọng. Đặc biệt phần giải toán có lời văn bằng hai phép tính chiếm một vị trí không 
nhỏ trong việc học Toán. Nó góp phần cung cấp cho học sinh một lượng kiến thức 
sơ giản về cách tính toán thông qua các dạng bài tập sau:
- Dạng bài toán giải bằng hai phép tính (hai phép tính cộng)
 - Dạng bài toán giải bằng hai phép tính (một phép tính nhân và một phép tính 
cộng)
- Dạng bài toán giải bằng hai phép tính (một phép tính chia và một phép tính cộng) - Nếu như trong quá trình dạy học giáo viên hướng dẫn học sinh biết thực hiện 
linh hoạt, cụ thể trong từng bài toán thì việc giải những bài toán có lời văn bằng 
hai phép tính trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. Bản thân tôi thường chú 
ý tới biện pháp sau:
* Đối với học sinh:
- Tôi thường xuyên nhắc nhở các em ý thức học. 
- Kiểm tra bài cũ thường xuyên. Nhắc nhở các em chuẩn bị sách vở và đồ dùng 
học tập. 
- Tôi thường xuyên quan tâm, gần gũi với các em, nghe các em tâm sự những khó 
khăn trong việc học toán của mình. Để từ đó tìm ra cách tháo gỡ. 
- Đối với việc hình thành giải toán có lời văn tôi luôn cẩn thận yêu cầu các em 
thực hiện nghiêm túc và đầy đủ từng bước để tránh những sai sót trong khi làm 
bài. 
- Học sinh phải chủ động, tích cực nắm kiến thức, tích cực làm việc và các em 
đóng vai trò quan trọng là một nhân vật trọng tâm trong quá trình dạy học.
- Các em tự học hỏi làm các bài tập nâng cao nếu các em không biết thì hỏi bạn, 
hỏi thầy cô hay hỏi bố, mẹ, anh, chị hoặc người thân trong gia đình. 
- Các em biết biện luận cho đáp số của mình với nhiều trường hợp có nhiều khả 
năng xảy ra.
* Đối với giáo viên:
- Là một người giáo viên đứng lớp phải tận tâm, tận tụy với nghề. Thực sự là một 
người có tâm huyết, yêu thương học trò. Luôn luôn học hỏi, tìm tòi để tìm ra 
những phương pháp, hình thức dạy học phù hợp nhất với đối tượng học sinh lớp 
mình.
- Trong mỗi tiết dạy, mỗi dạng toán cần tìm ra cách giải hay nhất, dễ hiểu nhất. 
- Điều quan trọng là phải biết tạo hứng thú học tập cho học sinh. Muốn vậy người 
giáo viên phải tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học, trong từng tiết dạy phải sử 
dụng đồ dùng có hiệu quả, tạo cho các em tinh thần thoải mái trong khi học.
- Giáo viên phải biết tổ chức cho học sinh học tập có nề nếp, giúp học sinh chủ 
động học tập một cách tự giác, say mê, sáng tạo.
- Khi nhận xét, đánh giá bài của các em phải chính xác, kịp thời. Giáo viên cần 
khen, động viên kịp thời để khuyến khích các em học tập.
Trong quá trình giảng dạy, để giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học về 
toán cộng, trừ, nhân, chia vào giải toán có lời văn. Bản thân tôi đã nghiên cứu, tìm 
tòi được một số kinh nghiệm và bước đầu đã đem lại kết quả. 
- Bằng kinh nghiệm của mình tôi đã áp dụng vào giảng dạy lớp 3A3 năm học 2021 
- 2022 và không ngừng tìm tòi và học hỏi thêm. Nhằm giúp các em tập dượt cách 
suy nghĩ để tìm ra phương pháp học và cách giải toán khi tự làm hoặc dưới sự 
hướng dẫn của thầy cô. Chất lượng mũi nhọn ở lớp tôi đã được nâng cao. * Bước 1: ĐỌC KĨ ĐỀ TOÁN: 
Ở bước đầu tiên này tôi hướng dẫn các em phải xác định cho đúng những dữ liệu 
đã cho, những dữ liệu cần tìm và những mối quan hệ chính trong đề toán. Ở bước 
này các em phải biết suy luận, tìm tòi những gì đã có liên quan đến từng dữ kiện 
của bài toán. Từ đó các em sẽ đưa ra được những cái cần tìm để giải những bài 
toán có lời văn bằng hai phép tính. 
* Bước 2: TÓM TẮT ĐỀ TOÁN
Thông thường thì sau khi đã đọc kĩ đề toán để xác định những cái đã cho, cái phải 
tìm và các mối quan hệ chính trong bài toán thì giáo viên cần hướng dẫn các em 
biểu thị lại bài toán một cách trực quan và ngắn gọn những điều đã biết, chưa biết 
trong bài toán để dựa vào đó mà suy nghĩ cho thuận tiện.
Trước khi tôi cho các em tóm tắt đề toán tôi thường nhắc nhở các em đọc kĩ đề 
toán tập trung suy nghĩ tìm những dữ kiên đã cho của đề toán, tìm cách nêu rõ bài 
toán bằng lời, hình vẽ, hoặc sơ đồ đoạn thẳng. Trong trường hợp học sinh khó 
hiểu học sinh không vẽ được sơ đồ đoạn thẳng thì tôi thường hướng dẫn các em 
dùng ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn để tóm tắt bài toán đơn giản, dễ hiểu hơn.
Đối với học sinh lớp 3 thì phần tóm tắt không nhất thiết phải trình bày vào vở 
nhưng tôi thấy rất cần thiết đối với các em nên tôi thường cho học sinh tóm tắt 
xong tôi yêu cầu các em nhìn vào đề toán rồi đọc lại một lần nữa. Từ đó các em 
sẽ xác định được dạng toán cần tìm.
*Bước 3: XÁC ĐỊNH DẠNG TOÁN VÀ GIẢI TOÁN
Trong toán giải thì việc nắm vững cách giải những dạng toán điển hình là vô cùng 
quan trọng. Nhưng bước quan trọng không kém là phải nhận dạng được các loại 
toán. Giáo viên có thể giảng cho học sinh hiểu các thuật ngữ trong bài toán như: 
* Cho biết một dữ kiện cụ thể nào đó sau đó yêu cầu phải tìm một dữ kiện khác 
thường đi kèm các từ: Cho đi, đã ăn, ít hơn ... thì đó là dạng bài toán về ít hơn nên 
phải làm phép tính trừ. Nếu gặp các thuật ngữ như: thêm, cho thêm, nhiều 
hơn ...thì là dạng toán này nên phải làm phép tính cộng.
* Nếu dạng toán cho biết cụ thể dữ kiện thứ nhất, sau đó yêu cầu tìm dữ kiện thứ 
hai là “nhiều hơn” thì đó là dạng phép tính cộng. Sau đó yêu cầu tìm “tất cả” hay 
“cả hai” là phép tính cộng. (Dạng tìm hai phép tính cộng.)
* Nếu dạng toán cho biết dữ kiện thứ nhất là “một” yêu cầu tìm dữ kiện thứ hai 
“gấp số lần” như thể là dạng phép tính nhân. Sau đó yêu cầu tìm : ”tất cả” hoặc 
“cả hai” là phép tính cộng. (dạng tìm một phép tính nhân và một phép tính cộng)
* Nếu dạng toán cho biết cụ thể dữ kiện thứ nhất là số nhiều, yêu cầu tìm dữ kiện 
thứ hai “một” hoặc “ một phần mấy” là dạng toán có một phép tính chia. Sau đó 
yêu cầu tìm ”còn lại” là phép tính trừ. (dạng tìm một phép tính chia và một phép 
tính trừ)
* Nếu dạng toán cho biết cụ thể dữ kiện thứ nhất, yêu cầu tìm dữ kiện thứ hai 
bằng “một phần mấy” là dạng toán có một phép tính chia. Sau đó yêu cầu tìm : ”tất Tóm tắt:
Ngày thứ bảy: 9 quạt máy,
Ngày chủ nhật nhiều hơn : 3 quạt máy.
Cả hai ngày:  quạt máy? 
Bước 3: Xác định dạng toán và giải toán
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận dạng bài toán.
- Bài toán này giải bằng mấy phép tính. Là những phép tính gì.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh theo từng ý sau:
+ Bài toán cho biết gì? (Ngày thứ bảy bán được 9 quạt máy. Ngày chủ nhật bán 
được nhiều hơn ngày thứ bảy 3 quạt máy )
+ Bài toán yêu cầu tìm gì? (Cả hai ngày bán được bao nhiêu quạt máy? )
+ Muốn tìm được cả hai ngày ta phải biết gì? ( Phải biết ngày thứ bảy và ngày chủ 
nhật.)
+ Ngày thứ bảy đã cho biết chưa? (biết rồi). Biết bao nhiêu quạt máy? (9 Quạt 
máy)
+ Ngày chủ nhật bán được bao nhiêu quạt máy đã biết chưa? (Chưa biết) 
+ Vậy đây là dạng toán nào? (bài toán về nhiều hơn, giải bằng hai phép tính cộng)
- Thông qua việc suy nghĩ và trả lời câu hỏi học sinh bước đầu hiểu được : Muốn 
tính số nhiều hơn lấy số đã cho cộng với số chỉ phần hơn. 
+ Muốn biết ngày chủ nhật có bao nhiêu quạt máy ta làm tính gì? (làm tính cộng).
+ Lấy bao nhiêu cộng với bao nhiêu? (9 + 3)
- Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách tìm lời giải: Các em đang tìm số quạt 
của ngày nào? (ngày chủ nhật). Vậy các em viết lời giải dựa vào ngày cần tìm đó 
để viết lời giải. Giáo viên cho học sinh nêu lời giải theo ý các em rồi chốt ý kiến 
đúng:
- Lời giải: Ngày chủ nhật bán được số quạt máy là:
Bước 4: Thử lại
Sau khi học sinh làm xong tôi yêu cầu học sinh kiểm tra lại kết quả bằng cách tôi 
hướng dẫn học sinh từng bước sau: 
+ Kết quả các em tìm được ở ngày chủ nhật bao nhiêu quạt máy? (12 quạt máy) 
+ Vậy bài toán cho biết Ngày thứ bảy bán được bao nhiêu quạt máy? (9 quạt máy)
+ Và cho biết chủ nhật nhiều hơn bao nhiêu quạt máy? (3 quạt máy)
+ Vậy chủ nhật bán được 12 quạt máy, ngày thứ bảy bán được 9 quạt máy. Chủ 
nhật nhiều hơn thứ bảy 3 quạt máy đã đúng với yêu cầu đề ra chưa? (Đúng)
+ Ngày thứ bảy bán được 9 quạt máy, ngày chủ nhật bán được 12 quạt máy. cả - Rồi giáo viên yêu cầu học sinh nêu lời giải đúng
- Học sinh có thể nói nhiều cách khác nhau, sau đó giáo viên chốt ý đúng ghi bảng. 
 Bài giải:
 Ngày thứ hai bán được số mét vải là:
15 + 9 = 24 (m)
 Cả hai ngày bán được số mét vải là:
15 + 24 = 39 (m)
 Đáp số: 39 m
- Cứ như thế tôi hướng dẫn học sinh thật kĩ càng từng bài một số lần như vậy các 
em sẽ ghi nhớ kĩ và tự xác định được dạng toán mình làm.
Bước 4: Thử lại
Sau khi học sinh làm xong tôi yêu cầu học sinh kiểm tra lại kết quả bằng cách tôi 
hướng dẫn học sinh từng bước kiểm tra lại bài toán.
+ Ngày thứ hai bán được bao nhiêu mét vải?(24m) 
+ Ngày thứ hai 24m so với ngày thứ nhất 15m thì nhiều hơn bao nhiêu mét? (9m)
+ Vậy đã đúng yêu cầu bài toán chưa? (đúng rồi)
+ Hai ngày bao nhiêu mét? (39m). 
+ Ngày thứ nhất bán được 15m. ngày thứ hai bán được 24m. Vậy đã đúng với yêu 
cầu bài toán chưa? (đúng rồi)
- Sau đó giáo viên tổng hợp nhận xét - tuyên dương.
 ** Dạng bài toán giải bằng hai phép (dạng một phép tính nhân và một phép 
tính cộng.)
Ví dụ:
Một cửa hàng buối sáng bán được 7 kg gạo, buổi chiều bán được số gạo gấp 3 lần 
buổi sáng. Hỏi cả hai buổi cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo? 
Bước 1: Đọc kĩ đề toán
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đề từ 2 đến 3 lần.
Bước 2: Tóm tắt đề toán
Dựa vào cách hướng dẫn bài toán giáo viên hướng dẫn cho học sinh tóm tắt một 
cách dễ dàng. Học sinh có thể tóm tắt bằng lời:
 Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng:
 Tóm tắt: tương tự thì các em tóm tắt rất nhanh và giải đúng với yêu cầu bài toán.
*** Dạng bài toán giải bằng hai phép tính (dạng tìm một phép tính chia và một 
phép tính trừ.)
Ví dụ:
 1
Nhà bác Lan nuôi được 145 con gà, trong đó là số gà mái. Hỏi nhà bác Lan nuôi 
 3
bao nhiêu con gà trống?
Bước 1: Đọc kĩ đề toán
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đề từ 2 đến 3 lần.
Bước 2: Tóm tắt đề toán
 Tóm tắt
 Bác Lan nuôi: 145 con gà.
 1
 Gà mái: số con gà.
 3
 Gà trống: . con gà?
Bước 3: Xác định dạng toán và giải toán
Giáo viên cho học sinh đọc kĩ lại đề toán hoặc tóm tắt đề toán rồi xác định dạng 
toán để giải bài toán một cách đúng nhất.
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán yêu cầu tìm gì? 
 Bài giải:
Số gà mái là :
 145:3 = 45 (con)
Số gà trống là :
145 - 45 = 100 (con)
 Đáp số:100 con.
Bước 4: Thử lại
- Bài toán tìm được bao nhiêu con gà trống? (100 con).
- Bài toán tìm được bao nhiêu con gà mái? (45 con).
- Vậy tổng cộng là bao nhiêu con gà? (145 con) đã đúng với yêu cầu đề bài cho 
chưa? (đúng rồi).
- Sau đó giáo viên nhận xét - tuyên dương.
**** Dạng bài toán giải bằng hai phép (dạng một phép tính chia và một phép 
tính cộng.)
 Ví dụ:

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_giai_toan_co_loi_van.docx