Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc, viết số có bốn chữ số cho học sinh Lớp 3

docx 10 trang sangkienlop3 20/10/2023 2210
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc, viết số có bốn chữ số cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc, viết số có bốn chữ số cho học sinh Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc, viết số có bốn chữ số cho học sinh Lớp 3
 Sáng kiến kinh nghiệm
 Rèn kỹ năng đọc, viết 
 số
có bốn chữ số cho học
 sinh lớp 3 Những gì thuộc về tri thức và kỹ năng, về hành vi và tình người... được hình thành và 
định hình ở học sinh tiểu học sẽ theo suốt cuộc đời mỗi người (như chữ viết, như kĩ năng 
thực hiện các phép tính, như kĩ năng ứng xử trong cuộc sống thường ngày....) Trong đó 
kĩ năng học toán và giải toán là một nội dung quan trọng trong việc học tập và cuộc sống 
mỗi con người. Đồng thời Toán học là một môn công cụ để học các môn học khác, phục 
vụ trực tiếp cuộc sống của con người.
 Việc lĩnh hội kiến thức, kỹ năng toán và đọc, viết số có bốn chữ số là yêu cầu cơ 
bản của học sinh học tập bộ môn Toán. Để giải quyết yêu cầu cơ bản trên. Học sinh không 
chỉ nghe đọc mẫu mà phải được tham gia hoạt động, thực hành, rèn luyện kỹ năng đọc, 
viết số có bốn chữ số. Do vậy trong việc dạy toán cho học sinh người giáo viên cần phải 
dạy cho học sinh phương pháp học toán, phương pháp thực hành rèn luyện kỹ năng đọc, 
viết số có bốn chữ số.
 Đọc, viết số là cơ sở giúp học sinh học môn toán. Do đó đòi hỏi học sinh phải được 
trang bị kiến thức về đọc, viết số một cách cơ bản, có hệ thống.
 Hệ thống kiến thức đọc, viết số được sắp xếp xen kẽ với các mạch kiến thức cơ 
bản khác của môn Toán bậc tiểu học. Đọc, viết số ở bậc tiểu học, học sinh vừa thực hiện 
nhiệm vụ củng cố kiến thức toán học đã lĩnh hội, đồng thời vận dụng kiến thức ấy vào 
đọc, viết, so sánh các số, thực hiện các phép tính.
 Dạy học toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức 
về toán vào các tình huống thực tiễn đa dạng, phong phú và những vấn đề thường gặp 
trong cuộc sống. Nhờ học toán học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư 
duy, rèn luyện phương pháp suy luận và những phẩm chất cần thiết của người lao động 
mới.
III/ Khảo sát thực tiễn việc dạy đọc, viết số có bốn chữ số cho học sinh lớp 3 A trường 
tiểu học B Trực đại.
1/ Thực trạng:
 Trong mọi hoạt động của nhà trường Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên luôn coi 
việc đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ trọng tâm. Coi trọng việc dạy cho học 
sinh có phương pháp học tập đúng, rèn kỹ năng thực hành ứng dụng trong cuộc sống. Nhà 
trường đã có nhiều điển hình trong hoạt động dạy và học. Có nhiều cô giáo đạt danh hiệu 
giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp huyện, nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh mỗi chữ số ở từng hàng.
- Biết mối quan hệ giữa đơn vị của hai hàng liền kề nhau.
- Biết viết một số thành tổng các số theo các hàng và ngược lại.
- Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số để so sánh 
 các số có bốn chữ số.
- Biết xác định số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm có không quá bốn số cho trước.
- Biết sắp xếp các số có bốn chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
 2/ Chương trình sách giáo khoa toán 3:
 Môn toán lớp 3 gồm 175 tiết. Trong đó có 5 tiết dạy về đọc, viết số có bốn chữ số.
 □ Các tiết lý thuyết gồm 3 tiết ( Tiết 91, 93, 94)
 □ Các tiết thực hành gồm 2 tiết ( Tiết 92, 95 )
 3/ Các biện pháp rèn kỹ năng đọc, viết số có bốn chữ số cho học sinh lớp 3
 Khi dạy đọc, viết số có bốn chữ số ở lớp 3, giáo viên cần rèn cho học sinh các kỹ 
năng như:
 - Hình thành biểu tượng về số có bốn chữ số.
 - Xác định hàng tương ứng với từng chữ số trong số có bốn chữ số.
 - Rèn kỹ năng viết số có bốn chữ số dựa vào cấu tạo thập phân của số và giá trị theo 
 vị trí của các chữ số trong số đó.
 - Rèn kỹ năng đọc số có bốn chữ số.
 Bước 1: Hình thành biểu tượng về số có bốn chữ số.
 Để hình thành biểu tượng về số có bốn chữ số ta xét một số 1423, có thể tổ choc các 
 hoạt động như sau:
 □ Hình thành số 1423
 -Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh lấy các tấm ô vuông như SGK đặt trên bàn:
 + Lấy lần thứ nhất: 10 tấm ô vuông, mỗi tấm có 100 ô vuông, xếp thành một hàng. 
 Ta lấy được 1000 ô vuông.
 + Lấy lần thứ hai: 4 tấm ô vuông, mỗi tấm có 100 ô vuông, xếp thành một hàng. Ta 
 lấy được 400 ô vuông.
 + Lấy lần thứ ba: 2 thanh ô vuông, mỗi thanh có 10 ô vuông, xếp thành một hàng. 
Ta lấy
 được 20 ô vuông.
 +Lấy lần thứ tư: 3 ô vuông nhỏ. Ta lấy được 3 ô vuông. + Số có bốn chữ số mà cả bốn chữ số đều khác 0.
 + Số có bốn chữ số mà chữ số hàng trăm có giá trị là 0.
 + Số có bốn chữ số mà chữ số hàng chục có giá trị là 0.
 + Số có bốn chữ số mà chữ số hàng đơn vị có giá trị là 0.
 Qua các bài dạy các dạng số có bốn chữ số HS có thể tự nhận thấy rằng một số được 
 gọi là số có bốn chữ số khi nó có đủ các chữ số ở tất cả các hàng: Hàng nghìn, hàng 
 trăm, hàng chục, hàng đơn vị, trong đó chữ số hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị có 
 thể bằng 0 nhưng chữ số hàng nghìn phải khác 0.
 Bước 2: Dạy đọc, viết số có bốn chữ số.
 Việc dạy đọc, viết số là hoạt động liền ngay sau khi hình thành biểu tượng số. Vì thế 
 việc dạy đọc, viết các số vẫn dựa vào hình ảnh trực quan đó là các thẻ số đã được mô 
 tả ở trên.
 Như vậy có thể thấy học sinh có thể dựa vào kinh nghiệm đã tích luỹ được ở toán lớp 
 2 để học đọc, viết số tương ứngvới các hình ảnh trực quan. Mặt khác với việc sử dụng 
 các hình ảnh trực quan- thẻ số có mức độ trừu tượng và khái quát cao hơn các hình 
 ảnh trực quan học sinh có khả năng đọc, viết các số có nhiều chữ số. Căn cứ vào quy 
 ước về giá trị biểu diễn của các thẻ số, khi thấy 1 thẻ số 1000 HS tự hình dung ra được 
 là có 1000 ô vuông. Hoặc chỉ cần viết,-ch!ẳng hạn 7 ở cột hàng nghìn . HS tự hiểu 
 được số 7 ở đây biểu thị cho 7 thẻ số dạng 1000 tức là có 7000 đơn vị, Đây là sự tiếp 
 tục củng cố về “Giá trị theo vị trí (theo hàng) của chữ số” đã được chuẩn bị tong bước 
 ở lớp 1 lớp 2.
 - Nội dung dạy học đọc, viết các số có bốn chữ số đều có cùng cấu trúc, cụ thể là:
 + Dạy học đọc, viết các số có tất cả các chữ số đều khác 0. Trong trường hợp này 
 giáo viên rèn cho học sinh khi đọc đến chữ số hàng chục ta đọc thêm từ “mươi” rồi 
 đọc đến chữ số hàng đơn Vi.
 + Dạy học đọc, viết các số có các chữ số ở hàng cao nhất khác 0 và các chữ số 
 còn lại đều là 0 hoặc có ít nhất một chữ số là 0.
 Trong trường chữ số 0 đứng ở hàng trăm đọc là không trăm, chữ số 0 đứng ở 
 hàng chục đọc là linh, chữ số 0 đứng ở hàng đơn vị đọc là mươi.
 + Trong quá trình dạy học đọc, viết các số đều có các bài luyện tập về đọc, viết 
một nhóm các số liên tiếp nhau. Dạng bài tập đọc, viết số này giúp làm rõ dần đặc điểm đầu bài và chỉ ra được các hàng tương ứng với từng chữ số.
 Ví dụ: Viết số gồm : Tám nghìn, năm trăm, năm chục.
Tám nghìn: Chữ số 8 ở hàng nghìn
Năm trăm: Chữ số 5 ở hàng trăm
Năm chục: Chữ số 5 ở hàng chục
Hàng đơn vị không có thì ghi chữ số 0.
Viết số gồm : Tám nghìn, năm trăm, năm chục: Viết là: 8550.
 *Trong khi dạy học sinh viết số có 4 chữ số tôi còn lưu ý cho học sinh một số bài 
tập về viét một nhóm các số liên tiếp nhau.
Dạng bài tập này cần cho học sinh nhận xét để tìm ra quy luật của dãy số
Ví dụ : Bài 3 (trang 95) Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
 a, 3000 ; 4000 ; 5000 ;
 b, 9000; 9100 ;9200 ;.........
 c, 4420 ; 4430 ; 4440 ; .......;..........; ........
Hướng dẫn học sinh tìm ra quy luật của dãy số:
 Dãy số phần a là dãy số tròn nghìn. Số viết tiếp vào dãy số này là 6000; 7000; 8000
Dãy số phần b là dãy số tròn trăm. Số viết tiếp vào dãy số này là 9300;9400 ;9500.
Dãy số phần c là dãy số tròn chục. Số viết tiếp vào dãy số này là 4450 ; 4460; 4470
V/ Kết quả và bài học kinh nghiệm:
1. Kết quả :
 Sau một khoảng thời gian áp dụng các biện pháp trên vào thực tiễn giảng dạy môn 
toán lớp 3 tại trường Tiểu học B Trực Đại tôi thấy tỷ lệ học sinh biết đọc, viết số có bốn 
chữ số được nâng lên. Các giờ học toán đã được diễn ra nhẹ nhàng, gây được hứng thú 
nhiều hơn cho học sinh.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_doc_viet_so_co_bon_chu_so.docx