Sáng kiến kinh nghiệm Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Toán Lớp 3 ở trường Tiểu học

doc 17 trang sangkienlop3 28/03/2024 4611
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Toán Lớp 3 ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Toán Lớp 3 ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Toán Lớp 3 ở trường Tiểu học
 PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn sáng kiến cải tiến kỹ thuật
 Đất nước ta đang bước vào thiên niên kỷ mới, với công cuộc công nghiệp 
hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước. Trong Nghị quyết trung ương V Khoá 
VIII Đảng ta nhấn mạnh: “Muốn tiến hành CNH, HĐH thắng lợi phải phát triển 
Giáo dục - Đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển 
nhanh và bền vững”. Điều đó chứng tỏ rằng Đảng và nhà nước ta thực sự coi 
Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) là một bộ phận cấu thành hữu cơ của nền kinh tế 
hiện đại và ngày càng coi đây là yếu tố hàng đầu tạo ra nội lực của quốc gia.
 Nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản của GD&ĐT là nhằm xây dựng con người và 
thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Giáo dục đào 
tạo cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế phát 
triển xã hội.
 Gần đây nhất trong văn kiện đại hội X Đảng ta lại nhấn mạnh “Phát triển 
GD&ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, 
HĐH là điều kiện để phát huy nguồn lực con người”. Với chức năng “Nâng cao 
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, GD&ĐT được nhìn nhận như là 
con đường quan trọng nhất để phát triển. Tuy nhiên để đạt được điều đó, nền 
Giáo dục Việt Nam phải có một hệ thống giáo dục quốc dân hoàn chỉnh và một 
cơ sở vững chắc là bậc giáo dục Tiểu học.
 Điều 2 luật Giáo dục Tiểu học khẳng định: “Giáo dục Tiểu học là bậc học 
nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ xây dựng và phát triển 
tình cảm đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ và thể chất trẻ em, nhằm hình thành cơ sở 
ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách của con người Việt Nam XHCN.” 
 Với mục tiêu đó Điều lệ trường Tiểu học đã quy định nhiệm vụ và quyền 
hạn của trường tiểu học: “Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục 
theo chương trình giáo dục tiểu học do Bộ GD&ĐT ban hành”. Cùng với sự 
phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI là 
sự phát triển vượt bậc của Công nghệ thông tin. Môn Tin học đã và đang được 
 1 HS nhà trường tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học một cách tích 
cực thông qua việc sử dụng ứng dụng công nghệ ở hai khâu cơ bản đó là soạn 
bài và thực hiện dạy học trên lớp. Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp thực hiện 
quá trình dạy học ở lớp đã đúc rút được một số kinh nghiệm cơ bản trong quá 
trình thực hiện đổi mới phương pháp và ứng dụng công nghệ thông tin trong 
soạn bài và dạy học trên lớp nên mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề: “Thực hiện 
ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Toán lớp 3 ở trường Tiểu học".
 2. Điểm mới và sự cần thiết chọn sáng kiến CTKT:
 Sáng kiến CTKT này chưa có ai nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu là về lĩnh 
vực CNTT. Sáng kiến CTKT này nhằm giải quyết vấn đề đưa CNTT vào d¹y 
häc góp phần thực hiện kế hoạch đẩy mạnh CNTT giai đoạn 2015 – 2020.
 Hiện nay không chỉ ngành giáo dục mà ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn 
hóa, khoa học kỹ thuật đều triển khai, áp dụng rộng rãi mô hình quản lý và triển 
khai hiệu quả công việc bằng Email điện tử và đăng tải công khai thông tin trên 
website.
 Đối với cán bộ giáo viên và nhân viên rất cần thiết sử dụng hộp thư điện 
tử, website để cập nhật thông tin từ các cấp quản lý; Cập nhật kế hoạch chỉ đạo 
thực hiện nhiệm vụ công tác từ phía lãnh đạo nhà trường, các bộ phận, tổ chøc 
có liên quan.
 3. Phạm vi áp dụng của sáng kiến CTKT:
 -Thời gian nghiên cứu áp dụng bắt đầu từ năm học 2014 - 2015 tại trường 
Tiểu học.
 -Đề tài đề cập đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán 
lớp 3
 3 Giáo viên phải nghiên cứu kỹ mục tiêu bài học nêu ra để thiết kế bài dạy theo ý 
tưởng của mình, phù hợp với thực tế lớp học giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn.
 Ví dụ 1: Bài toàn giải bằng hai phép tính (sách giáo khoa trang 50).
 Trong phần giải toán về “Bài toán giải bằng hai phép tính” chiếm một phần 
tương đối lớn trong chương trình Toán 3. Để hình thành cho các về cách giải và 
cách trình bày bài giải bằng hai phép tính ngay từ tiết đầu tiên không dễ. Nên từ 
hình vẽ trong sách giáo khoa GV có thể thiết kế các hình ảnh động để cho HS quan 
sát, để HS dễ hình dung, dễ nhận ra bản chất của bài toán:
 Hình ảnh 1: Hàng trên có 3 cái kèn.
 Hình ảnh 2: Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn (5 cái kèn). 
 Slide minh hoạ:
 Qua quan sát một cách trực tiếp hình ảnh động, âm thanh vui nhộn học sinh 
thấy ngay được là muốn tìm số kèn hàng dưới thì ta phải vận dụng cách giải của bài 
toán “nhiều hơn”, từ đó HS có thể dễ dàng tìm được số kèn ở hai hàng. 
 Ví dụ 2: Bài Giảm đi một số lần (sách giáo khoa trang 37).
 Để HS biết cách thực hiện giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải 
toán. Ngay ở ví dụ để hình thành kiến thức, thay bằng việc cho HS quan sát ở sách 
giáo khoa, GV sẽ cho xây dựng Slide hình ảnh động:
 Hình ảnh 1: Hàng trên có 6 con gà.
 Hình ảnh 2: Hàng dưới có 2 con gà.
 5 Giải pháp 3: Tạo các Slide trò chơi để giải quyết các bài tập trong sách giáo 
khoa.
 Đối với một số bài tập ở sách giáo khoa tôi đưa về hình thức trò chơi để giúp 
các em hứng thú khi học.
 Ví dụ: Bài tập 2 Trang 39 (Toán 3): Trò chơi này tôi sử dụng phần mềm Violet 
cùng với những chiếc thẻ từ một mặt có ghi các chữ cái a,b,c,d , mặt kia ghi các số 
1,2,3,4 cho học sinh chơi dưới dạng bài tập trắc nghiệm.
 - Phần thứ nhất trong trò chơi là phép tính a của bài tập 2: Tìm m, biết 12 : m 
= 2 (trang 39). Với bài tập này tôi đưa ra 3 đáp án (1 đáp án đúng và 2 đáp án sai). 
 7 - Khi chơi trò chơi này tôi thấy học sinh rất thích, tìm kết quả nhanh, đúng, 
rất ít học sinh tìm sai. Những học sinh tìm kết quả sai là do nhầm lẫn. Sau khi kiểm 
tra kết quả có thể cho học sinh nhận xét: Nêu cách làm hoặc nêu lí do vì sao bạn 
tìm kết quả sai.
 - Ở 2 phép tính a và d của bài tập 2 khi đưa vào trò chơi số chia chưa biết 
không ghi chữ x như trong đề bài, mà dùng chữ m và n thay thế để từ đó nhấn 
mạnh cho học sinh biết dù số chia được biểu thị là chữ cái nào thì cách tìm số chia 
vẫn không thay đổi. Để phần trò chơi luôn hấp dẫn trong các tiết học tôi có thể đổi 
tên trò chơi; “Thử tài đoán nhanh” hoặc “Thi nêu đúng, nêu nhanh?”...
 Giải pháp 4: Kết hợp với giáo viên Tin học và Âm nhạc làm việc nhịp 
nhàng.
 Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi thường xuyên đề xuất những khó 
khăn trong quá trình thực hiện (chọn và đưa ra những bài dạy cần sử dụng máy và 
những nội dung nào khó khi vào Slide) từ đó kết hợp với giáo viên Âm nhạc để đưa 
vào bài dạy những âm thanh tự nhiên, quen thuộc, gần gũi với các em hàng ngày 
như tiếng ô tô, tiếng chim hót, tiếng vịt bơi
 Âm thanh là cần thiết nhưng hình ảnh động cũng quan trọng không kém. Vì 
vậy chúng tôi đã phối kết hợp với giáo 
 9 Bảng nhân 7
 7 được lấy 1 lần,
 ta viết: 7 1 = 7
 7 1 = 7 7 2 = 14
 7 được lấy 2 lần, 7 3 = 21
 ta có: 7 4 = 28
 7 2 = 7 + 7 = 14 7 5 = 35
 Vậy: 7 2 = 14 7 6 = 42
 7 7 = 49
 7 được lấy 3 lần,
 ta có: 7 8 = 56
 7 3 = 7 + 7 + 7= 21 7 9 = 63
 7 10 = 70
 Vậy: 7 3 = 21
 www.themegallery.com
 Hình ảnh 1: Một tấm bìa có 7 chấm tròn: 7 chấm tròn được lấy 1 lần. (HS lập 
được phép nhân: 7 x 1 = 7) 
 Hình ảnh 2: Hai tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn xuất hiện. (tương tự lập 
phép nhân: 7 x 2 = 14)
 Hình ảnh 3: Có 3 tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn xuất hiện: (tương tự lập 
phép nhân: 7 x 3 = 21).
 Gải pháp 6. Các điều kiện tối thiểu trong soạn bài vào Slide.
 1. Cần chọn phông chữ, màu chữ, phông nền, màu nền cho phù hợp. Không 
nên chọn màu sắc tối, nhợt nhạt sẽ không gây được sự chú ý của học sinh. Không 
nên chọn màu sắc quá lòe loẹt, hoặc quá nhiều màu sắc trong một Slide nhìn sẽ rối 
mắt.
 2. Chỉ đưa những kiến thức trọng tâm của bài vào Slide.
 3. Những kiến thức cần nhấn mạnh thì nên chọn hiệu ứng đổi màu hoặc gạch 
chân chứ không nên chọn hiệu ứng quá sinh động làm cho học sinh chỉ chú ý xem 
các hiệu ứng không chú ý đến kiến thức của bài.
 11 PHẦN KẾT LUẬN
 1. Kết luận: 
 Ứng dụng công nghệ thông tin trong Giáo dục - đào tạo là một yêu cầu cấp 
thiết của chiến lược phát triển giáo dục của Đảng ta.
 Dạy học bằng công nghệ thông tin tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho giáo 
viên:
 - Tiết kiệm được một số thao tác viết và nói để giáo viên có thời gian hướng 
dẫn, kiểm tra nhiều hơn. 
 - Nội dung dạy học, khối lượng thông tin cần truyền đạt tới học sinh được ghi 
vào các đĩa gọn nhẹ nên mỗi giáo viên có thể dễ dàng có trong tay phương tiện để 
mình tự chủ động thực hiện phương pháp dạy học tích cực ở bất kì nơi nào có máy 
tính.
 - Với học sinh, việc sử dụng đồ dùng hiện đại sẽ thu hút học sinh tích cực 
tham gia hoạt động học tập, giúp các em tự tin hơn khi tiếp thu các kiến thức, phát 
huy khả năng tư duy độc lập, sáng tạo một cách phong phú và đa dạng, tạo nguồn 
cảm hứng, sự say mê học tập của học sinh.
 - Việc thiết kế bài dạy của giáo viên được đầu tư nhiều về thời gian, về suy 
nghĩ, về kiến thức, về lựa chọn các hình ảnh phù hợp cho bài dạy.
 - Kỹ thuật thao tác của giáo viên phải tuân thủ thao tác kĩ thuật của công nghệ 
máy tính chứ không thể tùy tiện. 
 - Người giáo viên phải biết sử dụng máy tính cũng như sử dụng máy chiếu với 
các thao tác thành thạo để có thể thực hiện chủ động CNTT vào các hoạt động dạy 
học.
 - Phải phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên Tin học và Âm nhạc để xây dựng ý 
tưởng của bài dạy. 
 Nền giáo dục với vị trí là quốc sách hàng đầu, đảm bảo mục tiêu nâng cao dân 
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Con đường cơ bản đào tạo, bồi dưỡng các 
thế hệ con người có đủ bản lĩnh để đưa dân tộc ta vượt qua những nguy cơ tụt hậu 
trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin. Việc nâng cao chất lượng giáo dục 
trong giai đoạn hiện nay là vấn đề bức 
 13 - Tạo mọi điều kiện để các trường trong huyện, tỉnh có thể trao đổi học hỏi 
kinh nghiệm lẫn nhau trong dạy học, tạo sự liên thông giáo dục trong hệ thống các 
trường tiểu học.
 Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện có hiệu quả “Ứng dụng 
công nghệ thông tin vào dạy học Toán”, kính mong nhận được những ý kiến 
đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp để đề tài được đưa vào thực hiện có hiệu 
quả cao.
 Xin chân thành cảm ơn! 
 Thái Thủy, ngày 15 tháng 5 năm 2015
 ý kiến 
 15 MỤC LỤC
Phần thứ nhất: Phần mở đầu Trang 1-3
Phần thứ hai: Nội dung đề tài Trang 4-12
Phần thứ ba: Phần kết luận Trang 13-15
Tài liệu tham khảo Trang 16
 Mục lục Trang 17
 17

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thuc_hien_ung_dung_cong_nghe_thong_tin.doc