Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi toán học nhằm nâng cao hiệu quả dạy - Học Toán ở Lớp 3
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi toán học nhằm nâng cao hiệu quả dạy - Học Toán ở Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức trò chơi toán học nhằm nâng cao hiệu quả dạy - Học Toán ở Lớp 3
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN ĐÔNG TRIỀU TRUỜNG TIỂU HỌC QUYÕT TH¾NG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TOÁN HỌC NHẮM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY - HỌC TOÁN Ở LỚP 3” HỌ VÀ TÊN: CAO THỊ HẠNH TỔ: 2 + 3 TRƯỜNG: TIỂU HỌC QUYẾT THẮNG Năm học: 2013 - 2014 ĐẶT VẤN ĐỀ I.1.Cơ sở lý luận 1 Để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán thì ngay từ đầu lớp, đầu cấp người giáo viên phải trang bị cho các em những kiến thức cơ bản cho việc nắm kiến thức ở phần tiếp theo. Mặt khác, trong quá trình dạy học cúng như quản lý giờ học toán thì giáo viên phải lựa chọn các phương pháp phù hợp, biết lôi cuốn học sinh vào giờ học, tạo được không khí vui vẻ, phấn khởi học tập, làm cho các em không thấy bị gò ép mà hứng thú theo học. Đặc biệt, đối với học sinh Tiểu học, nhất là các lớp 1,2,3,các em chuyển từ giai đoạn chơi là chủ yếu sang giai đoạn học là chủ yếu. Các em chịu nhiều ảnh hưởng của phương pháp “ chơi mà học” cho nên khi vào lớp các em phải tuân thủ theo một quy định chặt chẽ, phải tiếp xúc với nhiều kiến thức lạ và khó, phải ngồi trong lớp một khoảng thời gian dài không được ra chơi. Vì thế khả năng tập chung chú ý của các em không cao, các em hay làm việc riêng, quay bên nọ ngó bên kia. Để học sinh vào học cho tốt, chú ý nghe giảng lại phụ thuộc vào cái “tài” của người giáo viên, người giáo viên phải biết kết hợp tổ chức hình thức dạy học : “ học mà chơi- chơi mà học” Thực tế qua nhiều năm giảng dạy lớp 3 và qua dự giờ thăm lớp của các bạn đồng nghiệp tôi nhận thấy: trong giờ học giáo viên đã sử dụng trò chơi toán học nhằm nâng cao hiệu quả học toán nhưng chưa thật sự tận dụng được các trò chơi trong tiết dạy, chưa được thường xuyên. Có những trò chơi đưa vào trong tiết toán chưa được sát thực, chưa biết cách chọn đúng thời điểm, có những trò chơi quá dễ, không phong phú, chưa phát triển được tư duy cho học sinh dẫn đến nội dung kiến thức bài học chưa sâu, phần củng cố kiến thức chưa kỹ, luật chơi đưa ra chưa rõ ràng. Về phía học sinh thì không hứng thú học tập, không khí lớp còn trầm, các em cảm thấy bi gò ép trong giờ học cho nên kết quả học tập môn toán còn hạn chế. Vậy phải làm thế nào để nâng cao tỷ lệ học sinh hứng thú học tập, nâng cao hiệu quả dạy - học toán cho học sinh? Để giải quyết vấn đề đó người giáo viên phải có sự sáng tạo về phương pháp dạy học toán cả về lý luận, kỹ năng, kỹ xảo, ý thức tìm tòi, sáng tạo ra nhiều loại hình trò chơi phù hợp với nội dung bài dạy của lứa tuổi 3 biết cơ bản hiện đại về khoa học, đời sống như văn học - nghệ thuật. Không những thế còn tạo cho trẻ có được những phẩm chất của con người mới xã hội chủ nghĩa. Riêng ở bậc Tiểu học, nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân thì mục tiêu giáo dục được cụ thể hoá thành nhiệm vụ của bậc Tiểu học. Nếu thực hiện được những nhiệm vụ đó sẽ đem lại cho trẻ ở lứa tuổi tiểu học có hạnh phúc đi học. Thế nhưng, không phải lúc nào chúng ta cũng trang bị được những yêu cầu cần thiết đối với học sinh, không phải lúc nào cũng gây hứng thú được với học sinh. Điều đó phụ thuộc rất nhiều khả năng lĩnh hội tri thức, hứng thú học tập của học sinh cũng như các phương pháp dạy học của giáo viên. Vậy làm thế nào để học sinh có hứng thú học tập? Làm thế nào để phát triển khả năng tư duy , phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, nhanh nhạy cho các em, từ đó tạo cho các em tính tự lập, tự giác học tập?...Để trả lời được câu hỏi này, đòi hỏi mỗi giáo viên phải năng động sáng tạo, phải học hỏi, nghiên cứu phương pháp, cách tổ chức một tiết dạy sao cho hiệu quả nhất. Trong quá trình nghiên cứu sáng kiến này, bên cạnh sự cố gắng của bản thân còn có sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp. Song vì năng lực và thời gian có hạn nên tôi chỉ tập chung vào nghiên cứu một số vấn đề sau: - Nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu thực tế - Dự giờ rút kinh nghiệm - Đề xuất phương pháp II.1. Về mặt lý luận Trò chơi toán học trong các giờ học khơi dạy sự thích thú to lớn của học sinh, tránh được gánh nặng của học sinh trong giờ học. Trò chơi toán học không chỉ là phương tiện để rút ngắn sự buồn tẻ mà dẫn tới nhứng bài toán nghiêm túc và ứng dụng toán học vào các ngành: Giao thông, Kỹ thuật, Khoa học - Tự nhiênrất có giá trị. Bởi vậy, việc tổ chức trò chơi trong dạy học toán là rất cần thiết, giúp học sinh hình thành khả năng phát triển tư duy logich, thúc đẩy quá trình phát triển tâm lý 5 Trong quá trình dạy học, nếu người giáo viên Tiểu học hiểu được tâm sinh lý của học sinh thì chắc chắn sẽ đạt được hiệu quả cao. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học nói chung, lứa tuổi 7-8 tuổi nói riêng, nhìn chung khả năng phân tích của các em còn kém, sự chú ý không chủ định chiếm ưu thế. Sự chú ý chưa bền vững, nhất là đối với đối tượng ít thay đổi, khô khan nên dễ bị lôi cuốn vào cái trực quan, gợi cảm. Sự chú ý của các em thường hướng ra bên ngoài,vào hành động chứ ít có khả năng hướng vào bên trong, vào tư duy. Đặc điểm tâm lý, biểu hiện đặc trưng của nhân cách ở các em là tính hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng và khả năng phát triển mang nặng màu sắc cảm tính. Cùng quá trình học tập và phát triển tâm lý, tình cảm đó, củng cố và phát triên trên cơ sở nhận thức ngày càng đúng đắn hơn và chuẩn mực hơn trong cuộc sống của các em. Các em có niềm tin, tin vào thầy cô, tin vào khả năng của mình, tin vào những điều mà gia đình, nhà trường và xã hội giáo dục. Trẻ say mê học tập là nó nhận thức được trách nhiệm đối với xã hội mà chủ yếu là động cơ mang ý nghĩa tình cảm như: trẻ học được điểm tốt được thầy cô giáo khen, bạn mến, học vì yêu thương bố mẹ và được bố mẹ yêu, học tốt sẽ là cháu ngoan Bác Hồ.ở giai đoạn này, hoạt động vui chơi đã chuyển sang hàng thứ yếu sau hoạt động học tập, thế nhưng không vì thế mà đánh mất hoạt động vui chơi của trẻ. Chúng ta có thể tổ chức trò chơi cho các em bằng nhiều hình thức khác nhau thông qua nhiều môn học khác nhau để giáo dục tri thức cho các em. Những trẻ em bình thường ở lứa tuổi tiểu học có thể chất và tâm lý bình thường hợp thành chỉnh thể. Cùng với sự phát triển về thể chất, tâm lý của trẻ cũng hình thành và phát triển. Trong tâm lý của trẻ, các quá trình, các thuộc tính, những nét tâm lý được hình thành và bộc lộ rất hồn nhiên, chân thực. Các em cần được bảo đảm tính hồn nhiên, cần được đảm bảo tính trọn vẹn như một chỉnh thể để các em lớn lên, phát triển lành mạnh như mỗi trẻ em cần và có thể có. Trí nhớ có vai trò quan trọng đối với toàn bộ hoạt động cuẩ con người. Đối với hoạt động học tập cũng vậy, trí nhớ đóng một vai trò cực kỳ quan trong để tiếp thu 7 Để việc tổ chức trò chơi học tập trong môn toán trở thành một hình thức tổ chức dạy học và việc chơi trở thành một biện pháp học tập, các trò chơi ở môn toán Tiểu học cần đáp ứng những yêu cầu sau: - Trò chơi phải hướng vào việc củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng của từng bài, nhóm bài, từng phần chương trình. VD: Luyện tập về các số trong phạm vi 10 000 Có thể sử dụng trò chơi “ Nối số”, nối theo thứ tự các số thông qua một bức tranh, hay một hình vẽ. - Hình thức trò chơi phải đa dạng, giúp học sinh luôn được thay đổi cách thức hoạt động trong lớp, học sinh được học tập một cách linh hoạt và hứng thú. VD: Trò chơi ghép hình, trò chơi ghép tranh. - Cách chơi đơn giản để học sinh dễ nhớ, dễ thực hiện và thu hút nhiều học sinh cùng tham gia. VD: Trò chơi tô màu vào tranh - Điều kiện tổ chức, thực hiện trò chơi cần đơn giản, phương tiện dễ chơi, dễ làm cho giáo viên có thể tự chuẩn bị và tổ chức lớp học. Như vậy, cơ sở khoa học của việc tổ chức trò chơi toán học đã chỉ rõ cho chúng ta những yêu cầu cần thiết và phải tổ chức trò chơi toán học một cách có kế hoạch, có nội dung, có phương pháp thích hợp sẽ nâng cao hiệu quả dạy - học toán ở lớp 3. II.3.2.Lý thuyết trò chơi: Dạy học môn toán ở lớp 3 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Muốn vậy, người giáo viên phải có những trò chơi toán học trong mỗi tiết học để gây cho các em hứng thú học tập, lôi cuốn các em tham gia hoạt động có nội dung toán học lý thú và bổ ích, phù hợp với trình độ nhận thúc và đặc điểm lứa tuổi của các em. Làm được như vậy là giúp các em vui học toán. Mặt khác, với mọi lứa tuổi học sinh còn nhỏ, các em học theo ý thích, học theo cảm tính, hoạt động chơi vẫn chiếm thời gian lớn của các em. Sự nhận thức là chủ 9 II.3.1.2.Tình hình học sinh. Trường Tiểu học Quyết Thắng có 19 lớp với 141 học sinh, trong đó khối lớp 2 và khối lớp 3 là 98 học sinh.Trường nằm ở Thị Trấn nhưng lại ở xa trung tâm nên điều kiện gia đình còn hạn chế nên phụ huynh chưa quan tâm tới việc học của con em mình, các em còn rụt rè trong giao tiếp.. Các em chưa ý thức được hết tầm quan trong của việc học bài và làm bài ở nhà. Các em còn dành quá ít thời gian cho việc học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp cho nên sự tiếp thu kiến thức còn hạn chế, các em bị rỗng kiến thức. Mặt khác, giáo viên chưa tận dụng hết được phương pháp trò chơi trong toán học, phần nào còn mang tính chất áp đặt kiến thức cho các em, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh. Do đó các em còn lười động não, không chịu tư duy, suy luận, không có hứng thú say mê tìm tòi sáng tạo, chưa phát huy hết khả năng của học sinh. Giáo viên chỉ dừng lại ở khuôn mẫu trò chơi trong sách giáo kho, chưa thực sự sáng tạo các loại hình trò chơi khác, phong phú hơn. II.3.2. Một số giờ dự về việc “ Tổ chức trò chơi toán học lớp 3” ở Trường Tiểu học Quyết Thắng” TIẾT 18: BẢNG NHÂN 6 Tiến trình giờ dạy - Giáo viên yêu cầu học sinh mở bộ đồ dùng học toán, lấy các tấm bìa có 6 chấm tròn. - Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng nhân 6. - Học sinh lập bảng nhân 6. - Giáo viên cho học sinh học thuộc bảng nhân 6. - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm bài tập số 1,2 - Sau khi học sinh đã nắm được kiến thức của bài mới, luyện tập. giáo viên tổ chức trò chơi cho học sinh. - + Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành hai đội, mỗi đội cử ra một em chơi. Trong thời gian 1 phút, đội nào làm nhanh đội đó thắng cuộc. 11 - Giáo viên thực hiện tương tự với số 10 000. + Viết và đọc số có năm chữ số: - Giáo viên viết số 10 000 lên bảng và yêu cầu học sinh đọc. - Giáo viên giới thiệu mười nghìn còn gọi là một chục nghìn. - Giáop viên treo bảng phụ có gắn số( như sách giáo khoa) Hỏi: Có bao nhiêu chục nghìn? Có bao nhiêu nghìn? Có bao nhiêu trăm? Có bao nhiêu chục? Có bao nhiêu đơn vị? - Giáo viên gọi học sinh lên gắn các chữ số thích hợp vào ô trống. - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết số - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc số - Học sinh thực hành đọc cá cặp số: 5 327 và 45 327 8 735 và 28 735 + Thực hành: Bài 1: - Học sinh tự điền vào ô trống. - 1em lên bảng, lớp làm vở bài tập. - Lớp nhận xét. Bài 2: - Cho học sinh nhận xét bài mẫu. - Cho học sinh viết và đọc theo mẫu. Bài 3: - Học sinh làm miệng. - Học sinh nhận xét. Bài 4: 13 - Ngoài trò chơi trên, giáo viên có thể tổ chức trò chơi khác như: điền Đ, S; làm theo hiệu lệnh. NHẬN XÉT CHUNG Qua dự giờ một số giờ dạy tôi nhận thấy: •Ưu điểm: Trong quá trình dạy học tạo được cảm giác thoải mái của học sinh khi học toán. Đã sử dụng phương pháp trò chơi trong tiết học làm cho giờ dạy không căng thẳng. • Hạn chế: Chưa tạo được sự chú ý của cả lớp, một số học sinh còn làm việc riêng mà giáo viên chưa phát hiện. Khi tổ chức trò chơi gió viên chưa có sự chọn kỹ trò chơi để phù hợp với học sinh. Thời gian dành cho trò chơi còn ít chưa sáng tạo ra nhiều loại hình trò chơi khác nhau phục vụ cho bài học.Khi ttổ chức cho học sinh chơi, giáo viên còn cho các đội chơi với nội dung khác nhau. Vì vậy học sinh khó phân thắng thua, chưa gây được hứng thú cho học sinh. II.3.2.1.Đề xuất phương pháp tổ chức trò chơi toán học lớp 3: Trò chơi toán học có vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập của học sinh,đồng thời giúp các em có hứng thú, có niềm tin vào bộ môn toán hay không là phù thuộc vào bước này. Tổ chức trò chơi toán học phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi, phù hợp với nội dung bài dạy, đúng chương trình, đúng kiến thức và đúng lúc thì mới gây được sự say mê học tập và thu hút được sự chú ý của học sinh. Thực tế cho thấy hầu như giáo viên tổ chức trò chơi trong tiết học toánchưa có tác dụng cao. Vì vậy, khi tổ chức trò chơi toán học cần chú ý những yêu cầu sau: - Trò chơi toán học phải dựa vào nội dung bài học để tổ chức chơi cho học sinh. 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_tro_choi_toan_hoc_nham_nang_ca.doc