SKKN Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Toán Lớp 3 theo xu hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Toán Lớp 3 theo xu hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Toán Lớp 3 theo xu hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức
CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Mục tiêu của giáo dục tiểu học hiện nay là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nhà trường Tiểu học là cái nôi cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học, kĩ năng, kỉ xảo cần thiết, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách. Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng. Trong chương trình dạy – học toán ở tiểu học, thì chương trình toán lớp 3 đóng vai trò trọng yếu. Lớp 3 là kết thúc giai đoạn đầu của bậc tiểu học, phải chuẩn bị kiến thức cơ sở để học sinh học tốt giai đoạn cuối của bậc tiểu học và tiếp các cấp học sau này. Dạy học toán là một trong những con đường hình thành và phát triển trình độ tư duy ở học sinh, xã hội càng phát triển thì đổi mới phương pháp giảng dạy t rong nhà trường đóng vai trò ngày càng quan trọng, trong xu hướng phát triển và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa, để phù hợp với tinh thần mới nội dung chương trình sách giáo khoa. Trước những biến động trên giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh một cách chính xác vào việc giải toán, hình thành ở các em những kĩ năng cần thiết trong học tập nói chung và giải các bài toán một cách chính xác nói riêng. Với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục nhân cách cho học sinh đồng thời nâng cao năng lực sư phạm cho bản thân, Chính vì lí do trên và mục đích giúp các em hiểu được đổi mới phương pháp giảng dạy là điều quan trọng cho việc hình thành nhân cách con người, cho nên tôi đã chọn đề tài: “Đổi mới phương pháp giảng dạy môn toán lớp 3 theo xu hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức ở trường Tiểu học” II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nhằm năng cao chất lượng dạy và học toán trong trường Tiểu học Định An. III.ĐỐI TƯỢNG KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU. 1/ Đối tượng nghiên cứu “Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Toán lớp 3 theo xu hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức ” 2/ Khách thể nghiên cứu. Học sinh lớp 3/1 Trường Tiểu học Định An. IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Đổi mới phương pháp học Toán cho học sinh được hình thành là do: • Giáo viên giảng dạy nêu ra những vấn đề chủ yếu của bài học. • Học sinh thực hiện nhiều dạng bài tập khác nhau, được chơi nhiều trò chơi đố vui trong các giờ học Toán. Để thực hiện tốt việc đổi mới giảng dạy môn Toán theo hướng tích cực hóa thì giáo viên đổi mới hình thức tổ chức cả phương tiện dạy học và cách đánh giá học sinh. V.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG II - LÍ LUẬN CHUNG I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN Một số khái niệm có liên quan đến đề tài: 1/ Khái niệm về phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoaạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên, sự hoạt động nhận thức tích cực, tự giác của học sinh, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học. 2/ Khái niệm về đổi mới phương pháp dạy học Đổi mới phương pháp dạy học phải thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học, tạo điều kiện để cá thể hóa dạy học và khuyến khích dạy học phát hiện ra nội dung mới của bài học. Làm như vậy sẽ phát triển được năng lực sở trường của từng học sinh, rèn luyện học sinh trở thành những người lao động chủ động sáng tạo. 3/ Khái niệm về phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp daỵ học tích cực là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học. Trong đó, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động của học sinh, mọi học sinh đều được hoạt động để phát triển theo đúng khả năng của cá nhân. Do giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn nên giáo viên ít nói, ít làm, giảng ít, làm mẫu ít nhưng thường xuyên làm việc với cá nhân học sinh. Nhờ vậy, giáo viên nắm được khả năng của từng học sinh. Do học sinh là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học nên tất cả các em phải tích cực hoạt động, độc lập suy nghĩ, chủ động sáng tạo để bộc lộ hết khả năng của mình. Vì phương pháp dạy học tích cực mang những ưu điểm tối ưu nên nó được áp dụng rộng rãi, được khai thác sâu để mang lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình dạy học. 4/ Quan hệ giữa phương pháp dạy học và đối tượng học. Có những phương pháp hướng vào hoạt động điều khiển của giáo viên; có những phương pháp hướng tập trung vào hoạt động của học sinh; có những phương pháp nằm ở giữa hai loại trên. Một bài hướng dẫn tập trung vào sự chỉ đạo của giáo viên và hoạt động của giáo viên là bài học trong đó việc thiết kế, việc dạy và đánh giá đều do giáo viên chỉ đạo và tiến hành. Học sinh ngồi học một cách thụ động, trong khi giáo viên chỉ đạo và tiến hành tất cả các khâu của bài, từ mở đầu, triển khai đến kết luận. Ví dụ: Bài học truyền hình hoặc qua đài phát thanh, bài học diễn giảng. Một bài học hướng tập trung vào hoạt động của học sinh là bài học trong đó việc học do học sinh tự giác và chủ động tiến hành, dưới sự chỉ đạo, tổ chức của giáo viên. Học sinh chịu trách nhiệm về hoạt động học tập- nhận thức, đánh giá hoạt dộng và kết quả học tập của mình. VD: Cho học sinh thảo luận nhóm, trình bày kết quả, nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác -> rút ra bài học chung. Như chúng ta đã biết, có nhiều kiểu dạy học vì rằng có khá nhiều con đường, phương pháp đã được biết từ lâu như giảng giải, thuyết trình, nghe giảng, tìm tòiMột số kiểu dạy học, phương pháp dạy học được xuất hiện trong thế kỉ XX như dạy học qua khái niệm, qua trò chơi mô phỏng 2. Nhóm phương pháp trực quan a.Phương pháp quan sát. Quan sát là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh độc lập xem xét sự vật hiện tượng, từ đó rút ra những kết luận cần thiết. Quan sát được thực hiện khi giáo viên giảng bài mới, học sinh thực hành luyện tập, ôn tập b.Phương pháp trình bày trực quan • Trình bày trực quan là phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan trước, trong và sau khi học sinh lĩnh hội tri thức mới. • Vận dụng phù hợp với mục đích, nhiệm vụ bài học. • Trình bày các phương tiện trực quan theo một trình tự nhất định căn cứ vào yêu cầu của bài giảng. • Phương tiện trực quan phải đủ to, rõ ( mang tính thẫm mĩ) cho cả lớp có thể theo dõi được. • Kết hợp khéo léo giữa trực quan với lời giảng. 3. Nhóm phương pháp thực hành. a.Phương pháp luyện tập F. Nắm rõ mục đích và nội dung yêu cầu của luyện tập. F. Tiến hành luyện tập tốc độ nhanh. F. Tổ chức luyện tập thông qua thực hành áp dụng vào các tình huống đa dạng. F. Đảm bảo hình thức luyện tập gây được hứng thú đối với học sinh. F. Đảm bảo để kết quả đạt được chắc chắn, rõ ràng. G. Nhận xét và biểu dương kịp thời. b.Phương pháp ôn tập Muốn đảm bảo hiệu quả của ôn tập cần: • Có kế hoạch, có hệ thống và kịp thời với nhiều hình thức khác nhau. • Ôn rải rác ra. • Ôn xen kẽ. • Chỉ ôn tập cái cơ bản nhất. III. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA Đổi mới phương pháp dạy học Toán theo hướng tích cực hóa được hiểu: 1. Khái niệm đổi mới phương pháp dạy học toán • Giúp học sinh tìm ra những yếu tố đã cho và các yếu tố phải tìm. Để từ đó xác lập được mối quan hệ giữa chúng. • Làm cho học sinh biết cách kết hợp các yếu tố đã cho của bài toán và vận dụng kiến thức đã học để giải bài toán một cách chính xác, hợp logic và phải ngắn gọn. • Trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa giáo viên nên thường xuyên cho học sinh tiến hành việc giải các bài toán theo biện pháp trên. Từ đó học sinh sẽ dần dần tự hình thành cho mình những kĩ năng cần thiết khi giải một bài toán mới hay nhiều bài toán khác từ đơn giản đến phức tạp. IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO XU HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA. 1. Đổi mới nhận thức, trong đó cần trân trọng khả năng chủ động sáng tạo của giáo viên và học sinh tiểu học. 2. Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học, tổ chức nhiều hình thức học tập như: học cá nhân, học theo nhóm, theo lớp, dạy học ở hiện trường, tăng cường trò chơi học tập. 3. Đổi mới cách trang trí, sắp xếp phòng học để tạo ra môi trường học tập thích hợp. 4. Đổi mới phương tiện dạy học, dùng các loại phiếu học tập, đồ dùng học tập, phương tiện kĩ thuật, đèn chiếu 5. Đổi mới cách đánh giá giáo viên và học sinh: đánh giá mức độ phát triển của mỗi cá nhân học sinh trong quá trình học ở lớp và tự học. V.SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN. 1/Tri giác Tri giác của học sinh tiểu học nói chung và tri giác của học sinh lớp 3 nói riêng, các em đã biết tìm các dấu hiệu đặc trưng cho sự vật, biết phân biệt các sắc thái của các chi tiết để đi đến so sánh, tổng hợp, thấy mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng như một chỉnh thể. Tri giác của các em mang tính mục đích và phương pháp rõ ràng, các em có khả năng quan sát nhạy bén, tinh tế tìm ra được những nét đặc thù của đối tượng. 2. Trí nhớ Trẻ ở các lớp cấp đầu tiểu học có khuynh hướng ghi nhớ máy móc, chúng thường học thuộc lòng tài liệu theo đúng từng câu, từng chữ. Sách giáo khoa hiện nay kênh hình nhiều hơn kênh chữ vì vậy giúp các em dễ dàng hiểu ý nghĩa hình ảnh. Cho nên việc ghi nhớ có ý nghĩa được hình ảnh và phát triển các em hiểu được những mối liên hệ có ý nghĩa bên trong các tài liệu cần ghi nhớ, thúc đẩy các em nắm được ý nghĩa của tài liệu và ghi nhớ tốt hơn. Dạy cho học sinh phương pháp đúng đắn của việc ghi nhớ logic. Rèn luyện cho các em kỹ năng trình bày chính xác nội dung bài học theo cách diễn đạt của mình. Để giúp học sinh nhớ lâu ta phải cho học sinh ôn tập lập đi lập lại nhiều lần sẽ tạo thành mối liên hệ thần kinh bền vững trong não bộ, từ đó để lại dấu vết sâu đậm trong trí nhớ. Nhưng học thuộc mà không hiểu thì cũng sẽ bị quên. Vì vậy, ôn tập cần phải đủ hai phần: Hiểu sâu và nhớ kỹ. Cần tích cực hoạt động thực tế: Luôn quan sát, nắm bắt thông tin, tổng hợp thành quy luật. Vì nó có tác dụng nâng cao hiệu quả ghi nhớ. Ví dụ: Học bảng nhân dưới sự hướng dẫn của giáo viên và dùng Đồ dùng học tập học sinh tự hình thành được bảng nhân .Từ đó rút ra được ý nghĩa của phép nhân sẽ giúp các em nhớ bảng Tôi nhận thấy rằng đổi mới phương pháp trong giờ học ở tiểu học là cần thiết, nhất là trong giờ học toán của lớp 3 sẽ giúp giờ học toán đạt kết quả cao hơn. IV.KẾT LUẬN CHƯƠNG II Qua cơ sở lí luận của đề tài này tôi rút ra được những kết luận sau: Để giúp học sinh nắm vững các tri thức đã học, để giải các bài tập trong sách giáo khoa cũng như bài tập ngoài sách giáo khoa thì người giáo viên phải có: • Tính kiên trì nhẫn nại tự tìm tòi học hỏi ở đồng nghiệp, tự học và nghiên cứu sáng tạo đưa ra phương pháp mới vào bài giảng. • Có biện pháp rèn luyện cho các em hình thành các kĩ năng giải toán cơ bản. Sự hình thành kĩ năng nói chung và kĩ năng giải toán nói riêng là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu của mỗi cá nhân. Mặt khác nó còn chịu ảnh hưởng của hoạt động dạy của thầy và các đặc điểm của sự phát triển trí tuệ của học sinh. Do đó việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Toán ở Tiểu học luôn gắn liền dạy kiến thức và rèn kĩ năng cho học sinh. \ NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... .....................................................................................................................................................
File đính kèm:
- skkn_doi_moi_phuong_phap_giang_day_mon_toan_lop_3_theo_xu_hu.docx