SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc Lớp 3

doc 18 trang sangkienlop3 12/11/2023 3240
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc Lớp 3

SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc Lớp 3
 Trường: Tiểu học Long Mai 1 Người thực hiện: Lê Đình Thìn
 I. MỞ ĐẦU
 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Phân môn Tập đọc trong trường Tiểu học có một ý nghĩa rất to lớn. Nó trở 
thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đọc giúp trẻ em 
chiếm lĩnh được một ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là một công 
cụ để học tập các môn học khác. Việc dạy Tập đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết 
hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện, dạy cho các em biết suy nghĩ một 
cách lô gíc cũng như có hình ảnh.
 Như vậy, dạy Tập đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ 
giáo dưỡng, giáo dục tình cảm chuẩn mực đạo đức và phát triển trí tuệ, tư duy.
 Qua nhiều năm dạy lớp 3. Tôi nhận thấy học sinh yếu các môn là do đọc 
yếu, đọc sai, phát âm không đúng và đọc không mạch lạc, không hiểu nội 
dung câu đọc. Thực tế năm học 2015 - 2016 học sinh lớp 3B của tôi chất lượng 
phân môn Tập đọc đầu năm chưa cao vì:
 4/ 04 em đọc chậm, còn đánh vần.
 6/ 18 em ngắt nghỉ hơi chưa hợp lý
 3 / 18 em đọc và phát âm chưa đúng.
 6 / 18 em đọc vẹt chưa hiểu nội dung.
 Đứng trước thực trạng trên là vấn đề nan giải, tôi nghĩ: Làm thế nào để 
nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc ở lớp tôi ngày càng cao hơn để các em 
thuận lợi trong quá trình học tập các môn. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Giải pháp 
nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc lớp 3B trường Tiểu học Long Mai 
1” năm học 2015 - 2016 để nghiên cứu tiếp.
 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Ý thức, thái độ học tập của học sinh lớp 3B đối với phân môn Tập đọc.
- Nhận thức của giáo viên lớp 3 về tầm quan trọng của phân môn Tập đọc.
 - Sự giúp đỡ của Ban giám hiệu và Tổ chuyên môn.
 - Sự quan tâm của phụ huynh đối với phân môn Tập đọc.
 - Giải pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc lớp 3B trường Tiểu 
học Long Mai 1.
 Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc lớp 3B Trang 1 Trường: Tiểu học Long Mai 1 Người thực hiện: Lê Đình Thìn
 B. NỘI DUNG:
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
 - Dạy tốt phân môn Tập đọc là tạo cho học sinh có một nền tảng vững 
chắc để học tốt môn Tiếng Việt và tất cả các phân môn khác. Có đọc đúng, 
đọc trôi chảy mới cảm thụ được bài văn và đọc đúng sẽ hiểu tất cả các văn 
bản khác. Những năng lực này không phải tự nhiên mà có. Nhà trường phải 
từng bước hình thành và trường Tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu 
tiên.
 - Tập đọc là một phân môn thực hành, nhiệm vụ quan trọng nhất là hình 
thành năng lực đọc cho học sinh từ 4 yêu cầu về chất lượng “đọc”: Đọc đúng, 
đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc diễn cảm.
 - Đọc đúng, đọc nhanh là đọc lưu loát trôi chảy.
 - Đọc có ý thức là đọc thông, hiểu được nội dung.
 - Đọc diễn cảm là ngắt, nghỉ hợp lí, giọng đọc phù hợp với từng nội 
dung, câu đọc, bài đọc, thể hiện nội tâm trong từng lời nói nhân vật hay nội 
tâm toàn bộ bài đọc. Các kỹ năng đọc tác động tích cực qua lại lẫn nhau. Vì 
vậy trong dạy học không thể xem nhẹ yếu tố nào.
 - Phân môn Tập đọc còn hình thành ở các em phương pháp và thói quen 
làm việc với văn bản, giúp các em thấy được lợi ích của việc đọc trong học tập 
và cuộc sống.
 - Ngoài ra, phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ:
 + Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học 
cho học sinh.
 + Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh.
 + Giáo dục tư tưởng, đạo đức, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
 - Tất cả học sinh lớp 3B rất cần sự nhiệt tình của giáo viên. Vì thế, bằng 
mọi hình thức giáo viên phải giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc.
 - Học tốt phân môn Tập đọc các em sẽ thuận lợi trong các môn học 
khác.
 - Năm học 2015 – 2016 tôi được giao nhiệm vụ dạy lớp 3B với tổng số 
học sinh là 18 học sinh / 6 nữ.
 Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc lớp 3B Trang 3 Trường: Tiểu học Long Mai 1 Người thực hiện: Lê Đình Thìn
 + Học sinh đọc chưa đúng vần:
 Ví dụ : “khuỷ tay” (khuỷu tay)
 “ngã khuỵ” (ngã khuỵu)
 “thằng lằn” (thằn lằn)
 “xe být” (xe buýt) 
 + Học sinh đọc chưa đúng các âm chính:
 Ví dụ: “ưu tin” (ưu tiên)
 “mua riệu” (mua rượu)
 + Học sinh đọc chưa đúng thanh hỏi, thanh ngã:
 Ví dụ: “trôi nỗi” (trôi nổi)
 “kiên nhẩn” (kiên nhẫn).
 * Sau đây là bảng thống kê phân loại đối tượng học sinh học chưa tốt 
phân môn Tập đọc:
 Tổng số học sinh Ngắt nghỉ Đọc vẹt
 Phát âm
 học chưa tốt Đọc chậm hơi chưa chưa hiểu
 chưa đúng
 phân môn Tập đọc hợp lý nội dung
 8 / 18 4 3 6 5
 c/ Đối với phụ huynh:
 - Trường Tiểu học Long Mai 1 thuộc địa bàn xã khĩ khăn, đa số là dân tộc 
hơ re, nên trình độ còn thấp, ít quan tâm đến việc học của học sinh. Bên cạnh 
đó, còn có một số phụ huynh có tư tưởng khoán trắng cho nhà trường và giáo 
viên chủ nhiệm nên việc kết hợp giữa gia đình với giáo viên trong việc giáo 
dục học sinh còn nhiều hạn chế. 
3. NỘI DUNG VẤN ĐỀ:
 - Khi dạy phân môn Tập đọc người giáo viên cần chú ý coi trọng quan 
điểm dạy học “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh”.
 - Để có một tiết dạy Tập đọc tốt, đạt hiệu quả cao, giáo viên cần coi trọng 
quan điểm dạy học: “Lấy học sinh làm trung tâm”. 
 - Giáo viên cần xây dựng nề nếp học tập cho học sinh ngay từ đầu năm 
học, học sinh có ý thức học tập. Giáo dục cho học sinh thấy được tầm quan 
trọng trong việc học phân môn Tập đọc. 
 - Giáo viên cần chú ý đến công tác chuẩn bị. 
 Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc lớp 3B Trang 5 Trường: Tiểu học Long Mai 1 Người thực hiện: Lê Đình Thìn
 - Rèn tốt nề nếp luyện đọc tiếp sức câu, luyện đọc tiếp sức đoạn, luyện 
đọc nhóm, tạo mọi điều kiện để học sinh tham gia vào tiết học bằng nhiều 
hình thức thảo luận cặp, nhóm, hoạt động cả lớp.
 - Để giờ dạy Tập đọc nhẹ nhàng, đem lại hiệu quả thiết thực đối với học 
sinh thuộc đối tượng cá biệt, giáo viên cần lưu ý một số điểm về phương pháp 
dạy Tập đọc như sau:
 + Giáo viên cần chú trọng hình thức đọc cá nhân để rèn luyện, uốn 
nắn cho từng học sinh, kết hợp hình thức đọc theo nhóm để nhiều học sinh 
tham gia và tham gia đọc nhiều lần trong một tiết học, xen kẽ hợp lý đọc đồng 
thanh để tạo không khí lôi cuốn học sinh yếu, học sinh còn rụt rè vào hoạt 
động học.
 + Đảm bảo toàn bộ cho học sinh đều đựơc tham gia luyện đọc càng 
đựơc nhiều lần càng tốt. 
 + Đối với phần tìm hiểu bài, cần chú ý giải nghĩa từ khó, tận dụng tối 
đa tranh minh họa và đồ dùng dạy học trong việc giải nghĩa từ hoặc giải nghĩa 
từ trong câu cụ thể để các em dễ cảm nhận tránh giải nghĩa từ dài dòng, vì vốn 
từ tiếng Việt của học sinh còn hạn chế.
 - Một số câu hỏi khó trong phần hướng dẫn tìm hiểu bài, giáo viên có 
thể chủ động gợi ý hoặc giải thích không yêu cầu học sinh tự tìm hiểu và trả 
lời, dành thời gian nhiều hơn cho phần luyện đọc rõ ràng, rành mạch.
 - Giáo viên nên cho học sinh nhận xét ý kiến của bạn đựơc rèn đọc 
đúng và diễn cảm trong tiết học, giáo viên giữ vai trò tổ chức hướng dẫn học 
sinh tìm hiểu bài và luyện đọc bằng nghe và sửa cách đọc của từng học sinh 
nhưng không áp đặt và gò ép. Nên tổ chức trò chơi thi đua trong tiết học.
 - Muốn cho học sinh có tính siêng năng, chăm học, thích tìm tòi, giáo 
viên cần giới thiệu sách hay có liên quan đến bài học để học sinh tìm đọc. 
Hình thức đọc cũng rèn kĩ năng đọc của các em.
 - Giáo viên cần rèn đọc thông qua các môn học khác, chẳng hạn như 
đọc câu hỏi, đọc yêu cầu bài, đọc đề bài.
 - Phân loại học sinh theo từng đối tượng (dạy theo từng đối tượng).
 Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc lớp 3B Trang 7 Trường: Tiểu học Long Mai 1 Người thực hiện: Lê Đình Thìn
 Ngoài việc đọc đúng, chính xác, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học 
sinh cách nhấn giọng và ngắt nhịp giữa các dòng thơ đúng chỗ và thể hiện 
giọng đọc đúng với nội dung.
 Trời thu / bận xanh / Còn con / bận bú /
 Sông Hồng / bận chảy / Bận ngủ / bận chơi /
 Cái xe / bận chạy / Bận / tập khóc cười /
 Lịch bận tính ngày .// Bận / nhìn ánh sáng. //
 Với bài này đọc với giọng vui, khẩn trương, thể hiện sự bận rộn của 
mọi vật, mọi người.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn văn với giọng hồi 
hộp, nhẹ nhàng, đầy cảm xúc; nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm. Hướng dẫn 
học sinh cách ngắt câu dài.
 Ví dụ 2: Bài : “Nhớ lại buổi đầu đi học” Sách giáo khoa Tiếng Việt - 
Tập I trang 51.
 Đoạn 1: 
 Hằng năm, / cứ vào cuối thu, / lá ngoài đường rụng nhiều, / lòng tôi lại 
nao nức/ những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.// Tôi quên thế nào được 
những cảm giác trong sáng ấy / nảy nở trong lòng tôi / như mấy cánh hoa tươi / 
mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. //
 - Giáo viên sử dụng phương pháp luyện đọc theo mẫu. Giáo viên đọc 
mẫu, học sinh theo dõi đọc lại. 
 c/ Đối với học sinh đọc vẹt, chưa hiểu nội dung:
 - Giáo viên cần rèn cho học sinh kĩ năng đọc thầm. Đây là hình thức đọc 
hiểu mà đòi hỏi học sinh phải có tính tự giác. Do đó, trước khi cho học sinh đọc 
thầm, giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm định hướng rõ 
việc đọc - hiểu (đoạn văn hay khổ thơ nào, đọc để biết, hiểu, nhớ hay suy nghĩ 
và trao đổi về điều gì,)
 - Giáo viên kết hợp quan sát, theo dõi từng học sinh để biết học sinh đọc 
đến đâu. Có như vậy mới nâng cao được chất lượng đọc thầm nhằm giúp các 
em hiểu được nội dung bài đọc. Học sinh được rèn kĩ năng đọc thầm, đọc lướt 
thường chủ yếu ở phần tìm hiểu bài ở phân môn Tập đọc.
 - Giáo viên nên chọn từ trọng tâm và giải thích ngắn gọn, dứt khoát, dễ 
hiểu.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà, tìm hiểu nội dung 
bài theo từng câu hỏi ở sách giáo khoa.
 Biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc lớp 3B Trang 9

File đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_nang_cao_chat_luong_phan_mon_tap_doc_lop_3.doc