SKKN Một số biện pháp giúp đỡ học sinh khắc phục khó khăn khi giải các bài toán điển hình ở Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp đỡ học sinh khắc phục khó khăn khi giải các bài toán điển hình ở Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp đỡ học sinh khắc phục khó khăn khi giải các bài toán điển hình ở Lớp 3
MỤC LỤC MỤC NỘI DUNG TRANG Phần I: MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 2 2 Mục đích nghiên cứu 3 3 Đối tượng nghiên cứu 3 4 Phương pháp nghiên cứu 3 Phần II: NỘI DUNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 1 Vai trò của dạy học giải toán ở tiểu học nói chung và giải các 4 bài toán có lời văn ở lớp 3 nói riêng 2 Nội dung dạy các bài toán điển hình có nội dung hình học 4 3 Yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt được 4 4 Các dạng bài tập 4 5 Phương pháp dạy học giải toán điển hình lớp 3 5 II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1 Những thuận lợi, khó khăn 6 1.1 Thuận lợi 6 1.2 Khó khăn 6 2 Thực trạng việc dạy học giải toán có lời văn 6 2.1 Thực trạng về đội ngũ giáo viên 6 2.2 Thực trạng việc học giải toán điển hình của học sinh lớp 3 7 2.3 Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên 8 III MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHO HỌC SINH 9 KHI GIẢI TOÁN ĐIỂN HÌNH Ở LỚP 3 1 Trang bị những công thức quy tắc, kỹ năng giải toán 9 2 Biện pháp hình thành và rèn luyện kỹ năng giải toán điển hình 10 3 Biện pháp hướng dẫn học sinh trình bày bài giải 12 Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 13 2 Kiến nghị 14 1 biệt quan trọng. Việc dạy học giải toán giúp học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, phương pháp suy luận và những phẩm chất cần thiết của con người mới. Giải toán là một mạch kiến thức cơ bản của toán học nó không chỉ giúp cho học sinh thực hành vận dụng những kiến thức đã học mà còn rèn cho học sinh khả năng diễn đạt ngôn ngữ qua việc trình bày lời giải một cách rõ ràng, chính xác, khoa học.. Ngày nay, trong quá trình dạy học chương trình sách giáo khoa mới đòi hỏi người giáo viên cần vận dụng những phương pháp dạy học mới (Phương pháp dạy học tích cực). Xuất phát từ định hướng đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Tuy nhiên trong quá trình dạy học, người giáo viên còn vận dụng phương pháp dạy học truyền thống dẫn đến kết quả giảng dạy chưa đạt yêu cầu làm giảm hứng thú học tập của học sinh. Đây là một khó khăn không nhỏ đối với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học hiện nay. Đặc biệt là việc giải các bài toán có lời văn của giáo viên còn lúng túng về nhiều mặt, một phần không nhỏ học sinh gặp khó khăn khi giải bài toán còn nhầm lẫn sai sót, trình bày bài giải chưa chính xác, việc hình thành kỹ năng còn chậm, khả năng suy luận kém. Ngoài ra, còn do điều kiện gia đình càng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các em. Vậy làm như thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường Tiểu học ? làm thế nào để nâng cao hứng thú học tập cho học sinh ?. Là một giáo viên đã trực tiếp giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy mình phải có trách nhiệm trong việc giúp đỡ học sinh có được kết quả học tập tốt. Xuất phát từ yêu cầu quan trọng của môn học và tình hình thực tế việc dạy và học Toán ở trường tiểu học, tôi đã đi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp đỡ học sinh khắc phục khó khăn khi giải các bài toán điển hình ở lớp 3” 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của học sinh khi học Toán - Tập dượt bồi dưỡng nghiên cứu khoa học cho bản thân. - Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh chưa hoàn thành khắc phục khó khăn khi giải các bài toán điển hình ở lớp 3. 3. Đối tượng nghiên cứu - Chương trình môn toán lớp 3, sách giáo khoa toán 3 và các tài liệu liên quan đến dạy học môn toán. - Học sinh lớp 3 4. Phương pháp nghiên cứu Trong qua trình nghiên cứu tôi có sử dụng một số phương pháp sau: - Nghiên cứu các cơ sở phương pháp luận, các tài liệu, tạp chí có liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy học. - Phương pháp gợi mở, vấn đáp. - Phương pháp giải quyết vấn đề. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. 3 - Bài tập về “xếp ghép hình” chẳng hạn từ 8 hình tam giác bằng nhau xếp thành các hình như ở trang 71, trang 82 sách toán 3. Ví dụ: Bài 4 trang 82 - Toán 3. - Bài tập về ‘Tính chu vi” hình chữ nhật, hình vuông (theo quy tắc) - Bài tập về :Tính diện tích” các hình chữ nhật, hình vuông (theo quy tắc) - Bài tập về “Thực hành” chẳng hạn gấp giấy để tạo thành mép vuông (bài 4 trang 43 sách toán 3) hoặc gấp tờ giấy hình chữ nhật để xác định trung điểm của đoạn thẳng (Bài 2 trang 99 sách toán 3). b) Các dạng bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Là một dạng của toán hợp giải bằng hai phép tính. Bài toán được xây dựng từ hai bài toán đơn là ý nghĩa thực tế của phép nhân hoặc phép chia, chẳng hạn: + Dạng 1: Bài toán “Có 28 kg gạo đựng đều trong 7 bao. Hỏi 5 bao đó có bao nhiêu ki-lô-gam gạo ?” Từ cách hiểu trên ta hướng dẫn học sinh giải bằng 2 phép tính, mỗi phép tính ứng với một bài toán đơn tạo thành tương ứng: Bài giải: Số ki-lô-gam gạo trong mỗi bao là: 28 : 7 = 4 (kg) Số ki-lô-gam gạo trong 5 bao là: 4 x 5 = 20 ( kg) Đáp số: 20 kg + Dạng 2: Bài toán “Có 40 kg đường đựng đều trong 8 túi. Hỏi 15 kg đường đựng trong mấy túi như thế ? Được xây dựng từ hai bài toán đơn: “ Có 40 kg đường đựng đều trong 8 túi. Hỏi mỗi túi đựng bao nhiêu ki-lô-gam đường ?” và bài toán: “Mỗi túi đựng 5 kg đường. Hỏi 15 kg đường đựng trong mấy túi như thế ? Bài giải: Số ki-lô-gam đường đựng trong mỗi túi là: 40 : 8 = 5 (túi) Số túi cần để đựng 15 kg đường là: 15 : 5 = 3 (túi) Đáp số: 3 túi - “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị” được hiểu là bài toán mà trong cách giải trước hết cần thực hiện ở bước 1 là: “tính giá trị một đơn vị của đại lượng nào đó” hay cần phân tích rút về đơn vị. Bước 2 là “Tính kết quả và trả lời câu hỏi của bài toán”. Cách giải thường là: “Gấp lên một số lần” hoặc ‘Số lớn gấp mấy lần số bé”. 5. Phương pháp dạy học giải bài toán điển hình ở lớp 3 - Phương pháp dạy học toán là cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm đạt được mục tiêu dạy học toán. - Phương pháp dạy học toán là sự vận dụng một cách hợp lý phương pháp dạy học theo đặc trưng bộ môn toán mà vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học sau: Phương pháp thực hành luyện tập gợi mở, vấn đáp, giảng giải, minh họa. 5 + Một số giáo viên còn chịu ảnh hưởng của phương pháp dạy học truyền thống, ngại đổi mới cách dạy, cách học. 2.2. Thực trạng việc học giải toán điển hình của học sinh lớp 3 Trong khi nghiên cứu đề tài này tôi đã điều tra đối chứng hai lớp 3 của trường Tiểu học Thọ Dân – Triệu Sơn – Thanh Hóa. Tôi nhận thấy học còn gặp nhiều khó khăn trong giải toán có lời văn có nội dung hình học và bài toán liên quan đến rút về đơn vị mắc phải sai lầm như sau: a) Bài toán có lời văn có nội dung hình học - Học sinh chưa đọc kỹ đề bài, xác định yêu cầu bài toán chưa đúng, không biết bài toán thuộc loại toán nào dẫn đến việc áp dụng công thức, quy tắc nhầm, lẫn lộn với nhau, kết quả giải toán bị sai. - Vẫn còn những học sinh khi bài toán yêu cầu tính chu vi hình chữ nhật thì lại áp dụng quy tắc tính chu vi hình vuông và ngược lại khi bài toán yêu cầu tính chu vi hình vuông thì lại áp dụng quy tắc quy tắc tính chu vi hình chữ nhật. - Khi bài toán yêu cầu tính chu vi hình vuông và chu vi hình chữ nhật thì không nắm chắc quy tắc để vận dụng quy tắc tính, nhầm giữa tính chu vi hình vuông sang tính diện tích hình vuông, nhầm giữa tính chu vi hình chữ nhật sang tính diện tích hình chữ nhật. - Trong bài giải bài toán về chu vi, diện tích các hình (Bài 3 trang 155- Toán 3) khi viết tên đơn vị đo, các em còn bỏ sót, nhầm lẫn. Thông thường kích thước có cùng đơn vị đo nào thì chu vi có cùng đơn vị đo đó, nhưng với diện tích thì đơn vị đo lại khác. Chẳng hạn: Với hình chữ nhật có chiều dài 9 cm, chiều rộng 6 cm thì đơn vị đo của chu vi là cm, nhưng đơn vị đo của diện tích là cm2. Cụ thể là: Chu vi hình chữ nhật là: (9 + 6 ) x 2 = 30 (cm) Diện tích hình chữ nhật là: 9 x 6 = 54 (cm2) + Trong trường hợp số đo các cạnh không cùng đơn vị thì học sinh chưa biết đổi ra cùng đơn vị đo. VD: Tính diện tích và chu vi hình chữ nhật có chiều dài là 4 dm, chiều rộng là 8 cm. - Một số học sinh nhận diện hình chậm, không hiểu thuật ngữ toán học, không biết bài đã cho dữ kiện nào để áp dụng vào giải toán. Không nắm được các thao tác giải toán, không biết tư duy bài toán (bằng lời hoặc hình vẽ) nên trình bày sai lời giải, sai bài toán, đáp số sai, thiếu. - Ngoài ra còn một số bài toán đòi hỏi học sinh phải tư duy tìm các công thức đã cho để giải. Khả năng giải bài toán mang tính chất tồng hợp kiến thức của các em còn kém, các em quên mất kiến thức cũ liên quan nên giải bài toán bị sai. VD: Bài toán + Cho cạnh hình vuông tính chu vi và diện tích, học sinh nhầm giữa hai cách tính nên kết quả bị sai. + Cho chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật. Tính chu vi, diện tích. Học sinh lại nhầm hai công thức tính dẫn đến kết quả sai. 7 + Ngoài ra, một số phụ huynh do không nắm được cách giải toán ở tiểu học nên không hướng dẫn được cho các em hoặc hướng dẫn các em những cách giải toán của bậc Trung học cơ sở. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả dạy và học xong đây chỉ là một số nguyên nhân mà trong chương trình công tác và nghiên cứu làm đề tài tôi phát hiện ra. Những nguyên nhân trên tác động lẫn nhau làm giảm hứng thú học tập của học sinh, làm cho cac em thiếu tự tin cố gắng vươn lên dẫn đến kết quả học tập không tốt. Để khắc phục những tồn tại trên cần phải có biện pháp khắc phục hợp lí. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHO HỌC SINH KHI GIẢI TOÁN ĐIỂN HÌNH LỚP 3: Việc dạy học gải toán ở tiểu học là giúp học sinh tự tìm hiểu được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm, mô tả quan hệ đó bằng cấu trúc ghép tính cụ thể, thực hiện phép tính, trình bày lời giải bài toán. Giáo viên cần phải tổ chức cho học sinh nắm vững khái niệm toán học, cấu trúc phép tính, các thuật ngữTổ chức cho học sinh thực hiện các bước giải toán. Vậy qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài tôi xin đưa ra một số biện pháp sau đây. 1. Trang bị những công thức, quy tắc, kỹ năng giải toán Đây là vấn đề vô cùng quan trọng trong việc truyền tải kiến thức cho học sinh, thay thế cho việc giáo viên áp đặt kiến thức cho học sinh buộc học sinh phải thuộc lòng những điều giáo viên thuyết trình (phương pháp dạy học truyền thống) bằng việc giáo viên là người dẫn dắt các em tự mình tìm tòi khám phá kiến thức mới (phương pháp dạy học tích cực). Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần vận dụng triệt để biện pháp này vì học sinh muốn giải được các bài toán thì cần phải được trang bị đầy đủ những kiến thức có liên quan đến việc giải toán mà những kiến thức này chủ yếu được cung cấp qua các tiết lý thuyết. Do vậy dưới sự dẫn dắt của giáo viên, học sinh cần tìm ra được cách giải bài toán và cần phải được chính xác hóa nhờ sự giúp đỡ của giáo viên. Qua quá trình tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới dựa trên những cái đã biết giúp các em hiểu sâu hơn, nhớ lâu kiến thức ấy hơn nếu như tự mình tìm ra kiến thức ấy Học sinh cần nắm chắc quy tắc, công thức tính, các bước tính của một phép tính từ đó mới rèn luyện được kỹ năng tính toán. 1.1. Đối với loại toán có nội dung hình học thì khả năng nhận biết các đặc điểm của một hình vẽ là rất quan trọng. Ví dụ: Khi dạy về “Diện tích hình chữ nhật” giáo viên cần cho học sinh nhắc lại đặc điểm của hình chữ nhật thông qua hình vẽ. + Khả năng cắt ghép hình tam giác thành hình chữ nhật. + Giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh nhớ rõ các ký hiệu hình vẽ. Chẳng hạn, đâu là cạnh chiều dài của hình, đâu là cạnh chiều rộng của hình chữ nhật. Từ đó học sinh biết vận dụng vào giải các bài toán áp dụng trực tiếp quy tắc đã xây dựng để vận dụng tính. Bài tập: Cho hình chữ nhật có chiều dài là 8cm, chiều rộng là 5cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó ? Với bài tập này học sinh chỉ cần vận dụng đúng quy tắc, công thức đã được trang bị là giải được ngay. Cũng có những bài toán đòi hỏi học sinh phải 9
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_do_hoc_sinh_khac_phuc_kho_khan_kh.doc