SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn tập đọc Lớp 3
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn tập đọc Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn tập đọc Lớp 3

Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3 ---------------------------------------------------------------------------------------------------- I. Phần mở đầu I.1. Lý do chọn đề tài Chúng ta biết rằng, tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống con người. Với con người, tiếng Việt là công cụ để giao tiếp và tư duy. Đối với học sinh tiểu học thì tiếng Việt càng có vai trò quan trọng hơn, vì đó là tiếng phổ thông dùng trong giao tiếp chính thức hàng ngày của các em. Bên cạnh đó, tiếng Việt còn có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ này được thể hiện ở bốn dạng hoạt động tương ứng với bốn kỹ năng “nghe, nói, đọc, viết”. Dạng hoạt động ngôn ngữ này là quá trình chuyển từ hình thức chữ viết sang lời nói có âm thanh (ứng với hình thức đọc thành tiếng) và hình thức chữ viết thành các đơn vị không có âm thanh (ứng với đọc thầm). Đây là một việc làm quan trọng để tạo cho các em có khả năng sử dụng tiếng Việt thành thạo trong học tập và giao tiếp. Từ đó, giúp các em nói-viết đúng, chính xác, phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp, đồng thời góp phần mở mang tri thức, rèn luyện tình yêu tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Để trau dồi cảm thụ văn học cho học sinh lớp Ba thông qua việc học tốt phân môn Tập đọc là tốt nhất. Vì học tốt phân môn Tập đọc giúp cho học sinh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ, tạo nên một hình thức giao tiếp có biểu cảm sinh động. Học tốt phân môn Tập đọc còn giúp các em cảm nhận được nhiều nét đẹp của thơ văn, phong phú thêm về tâm hồn và làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm, bộc lộ tâm tư tình cảm một cách tế nhị. Như vậy, học tốt phân môn Tập đọc sẽ làm cho các nhân vật, sự vật trong bài học trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi với con người hơn. Thực tế trong giảng dạy những năm qua, bản thân nhận thấy khả năng thể hiện giọng đọc của học sinh còn ở mức đơn giản, một số em đọc còn chậm, nên trong giao tiếp còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, trong khi dạy phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Ba, bản thân đã tìm tòi nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, dự giờ đồng nghiệp, tìm hình thức tổ chức giảng dạy phù hợp để tạo hứng thú cho các em học tốt phân môn Tập đọc, yêu thích học môn Tập đọc-môn học đem đến biết bao vẻ đẹp, niềm vui. Đồng thời học tốt phân môn Tập đọc còn góp phần giúp các em tích cực trong việc học tập các môn học khác và làm nền tảng để học tốt môn Tiếng Việt ở các lớp trên. Chính vì vậy, năm nay tôi chọn đề tài Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn tập đọc lớp Ba để trao đổi với các đồng chí đồng nghiệp, nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng học tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp Ba nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. I. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài * Mục tiêu Giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc, góp phần nâng cao chất lượng đọc tốt các văn bản như: đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc diễn cảm. Củng cố các cách đọc cho học sinh, từ đó hình thành cho học sinh lòng ham đọc sách, thói quen làm việc với các văn bản và thường xuyên đọc nhiều văn bản để có ích cho cuộc sống. ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 1 Tào Thị Sinh-TH Krông Ana Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3 ---------------------------------------------------------------------------------------------------- II.2. Thực trạng Lớp 3A có 29 học sinh, dân tộc 3 em, học sinh có hoàn cảnh khó khăn 3 em. Đây là lớp tập hợp học sinh còn lại của lớp sau khi đã chọn hết học sinh giỏi cho lớp giáo án tăng cường. Chính vì thế, chất lượng học sinh đầu vào không cao, học sinh năng khiếu không có mà ngược lại học sinh yếu, học sinh cá biệt tập trung nhiều. Đa số cha mẹ các em đều làm nông, ít có thời gian quan tâm đến việc học tập của con em mình. Vì vậy rất khó khăn cho giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh học tốt phân môn tập đọc, cũng như tổ chức các hoạt động học tập để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. a. Thuận lợi, khó khăn Thuận lợi: Được sự quan tâm của Ngành giáo dục, của Ban Lãnh đạo trường Tiểu học Krông Ana, sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể giáo viên nhà trường nói chung và bản thân nói riêng đã từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học của trường được trang bị khá đồng bộ, đảm bảo cho việc giảng dạy. Các em học sinh đều rất ngoan, thực hiện tốt theo Năm điều Bác Hồ dạy, có ý thức học tập chăm chỉ, sách vở, đồ dùng học tập tương đối đầy đủ. Nhà trường tổ chức tốt cho các lớp họp cha mẹ học sinh ngay từ đầu năm học để thống nhất một số nội dung trong quá trình học tập và chấn chỉnh nế nếp học tập của các em, vì thế rất thuận lợi cho giáo viên trong quá trình giảng dạy nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tốt phân môn tập đọc của học sinh. Khó khăn: Thực tế vẫn còn một số giáo viên chưa chú ý đến việc hướng dẫn học sinh học tốt môn tập đọc, nên phần nào đã ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng học tốt phân môn tập đọc cho học sinh. Hoàn cảnh gia đình của một số em còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, cha mẹ thường xuyên đi làm xa nhà nên thiếu sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. Chính vì thế một số cha mẹ học sinh ít gặp gỡ, liên lạc với giáo viên giảng dạy nên rất khó khăn cho giáo viên trong việc phối kết hợp giữa các môi trường giáo dục như: Gia đình -Nhà trường - Xã hội. b. Thành công, hạn chế Thành công: Đề tài này khi thực hiện xuất phát từ tình yêu thương đối với học trò của mình, bản thân đã giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc hơn và các em ham thích tới trường, tới lớp để tìm tòi cái mới trong tri thức, trong cuộc sống. Đối với một số em ban đầu chưa học tốt phân môn Tập đọc thì nay đã học tốt hơn, chăm chỉ luyện đọc các văn bản hơn và đặc biệt chất lượng đọc của lớp tăng lên rõ rệt. Hạn chế: Khi tham gia vào các hoạt động học tập của phân môn Tập đọc, vẫn còn một số em rụt rè, lúng túng, chưa thể hiện được tính mạnh dạn, tự tin trong giờ học. c. Mặt mạnh, mặt yếu Mặt mạnh: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3 Tào Thị Sinh-TH Krông Ana Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3 ---------------------------------------------------------------------------------------------------- mới: mỗi học sinh đều được hoạt động, đều được bộc lộ mình để khơi dậy tính mạnh dạn, tự tin trong học tập, vui chơi và từng bước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Thứ ba: Do chất giọng vùng miền nên khi giảng dạy cũng như khi hướng dẫn học sinh tham gia vào các hoạt động học tập của môn Tập đọc, một số giáo viên còn dùng từ địa phương nhiều, làm cho học sinh khó hiểu (sai nhiều về thanh hỏi, thanh ngã, ...) nên dẫn còn nhiều học sinh đọc chưa đúng văn bản. Về phía học sinh: Thứ nhất: Tính năng động, linh hoạt, sáng tạo của một số học sinh còn hạn chế nên khi giáo viên tổ chức các hoạt động học tập thì những em đó rất ngại tham gia nên ảnh hưởng đến việc lĩnh hội kiến thức. Thứ hai: Kĩ năng diễn đạt trong giao tiếp bằng lời nói của các em còn rập khuôn máy móc, nên các em chưa đáp ứng nhu cầu “học mà chơi, chơi mà học”. Cuối cùng là việc các em đọc đúng, đọc rõ ràng, lưu loát, trôi chảy, diễn cảm văn bản còn gặp nhiều khó khăn, nên khi các em được tham gia vào các hoạt động học tập đạt kết quả chưa cao, ảnh hưởng nhiều đến việc học tốt phân môn Tập đọc nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện nói chung. 3. Giải pháp, biện pháp a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Cung cấp cho học sinh những hiểu biết về cách thức sử dụng Tiếng Việt như một công cụ giao tiếp tư duy. Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động học tập, nhằm giảm bớt số lượng học sinh đọc chậm, đọc nhỏ, đọc sai (thêm, bớt), đọc ngọng, ... trong lớp và từng bước góp phần nâng cao chất lượng học tốt phân môn tập đọc. Bồi dưỡng kĩ năng sống để các em thêm yêu cuộc sống, yêu quý tiếng Việt, yêu quý các môn học và đặc biệt góp phần hình thành, phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Việt thành thạo. Để biến mục tiêu trên thành kết quả, trước hết bản thân phải xác định được trách nhiệm của mình. Từ đó xác định nhu cầu học tập của học sinh để tìm phương pháp đổi mới trong việc hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc sao cho phù hợp, tránh đơn điệu, nhàm chán, đáp ứng nhu cầu “học mà chơi, chơi mà học” của các em. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp b1. Điều tra cấu trúc, chương trình phân môn tập đọc lớp 3 Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 có hai tập, gồm 15 đơn vị học, mỗi đơn vị học gắn với một chủ điểm và học trong 2 tuần, riêng chủ điểm “Ngôi nhà chung” học trong 3 tuần. Cả năm học có 35 tuần, cụ thể như sau: * Tập 1 gồm 8 chủ điểm là: - Măng non - Mái ấm gia đình ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 5 Tào Thị Sinh-TH Krông Ana Một số biện pháp hướng dẫn học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3 ---------------------------------------------------------------------------------------------------- Trong các hình thức trực quan đó thì trực quan bằng giọng điệu của giáo viên là hình thức trực quan sinh động nhất và có hiệu quả cao nhất. Tùy vào mỗi bài thơ, bài văn viết ở thể loại khác nhau, nên có giọng đọc khác nhau, có bài giọng nghiêm trang, trầm lắng, có bài giọng đọc tình cảm, âu yếm, có bài đọc với giọng phấn khởi, náo nức, ... Chính vì thế giáo viên cần thể hiện giọng đọc đúng theo từng thể loại, tránh thể hiện giọng đọc đều đều làm cho học sinh không phân biệt được giọng đọc của từng nhân vật. Ngoài ra trực quan bằng dáng điệu, nét mặt của giáo viên cũng giúp học sinh dễ hiểu và dễ nhớ bài. * Phương pháp luyện đọc thực hành: Phương pháp này được áp dụng nhiều trong giờ tập đọc. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được rèn luyện kỹ năng đọc như: đọc cá nhân, đọc nhóm, đọc đồng thanh, đọc theo cách phân vai, ... để phát hiện từ quan trọng, hình ảnh tiêu biểu và hiểu nội dung, nắm được ý chính của bài, thuộc bài ngay tại lớp. * Phương pháp trò chơi: Đây là một phương pháp mới giúp cho học sinh có hứng thú khi đọc bài. Cuối mỗi tiết tập đọc giáo viên tổ chức cho học sinh đọc dưới hình thức chơi trò chơi bằng cách: thi đọc phân vai theo từng nhân vật; thi đọc diễn cảm một câu văn, đoạn văn hoặc một khổ thơ phù hợp với từng đối tượng học sinh để làm cho giờ học mang lại hiệu quả cao nhất. Như vậy để học sinh học tốt phân môn tập đọc thì người giáo viên phải kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp mới, làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn người học. Bên cạnh đó, trong giờ học giáo viên phải luôn biết lấy học sinh làm trung tâm còn mình chỉ là người hướng dẫn, tổ chức tiết học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, làm sao giúp học sinh tự tìm ra cách đọc tốt nhất, phù hợp nhất với nội dung của từng bài. b3. Phân loại đối tượng học sinh Để giúp cho việc dạy học theo đối tượng học sinh có hiệu quả, ngay từ đầu năm học, giáo viên đã điều tra chất lượng học tốt phân môn Tập đọc của học sinh lớp 3A năm học 2013-2014 do bản thân giảng dạy tại trường tiểu học Krông Ana, kết quả như sau: Năm học Số học Mức độ học tốt phân môn Tập đọc sinh tham Đọc diễn Đọc đúng, Đọc to, nhưng Đọc chậm, đọc gia cảm rõ ràng, đọc còn thêm, nhỏ, đọc còn lưu loát bớt phải đánh vần 2013- 2014 29 em 2 em 5 em 12 em 10 em Từ bảng thống kê trên bản thân đã phân nhóm theo đối tượng học sinh như: nhóm học sinh đọc diễn cảm; nhóm học sinh đọc đúng, rõ ràng, lưu loát; nhóm học sinh đọc to nhưng đọc còn thêm, bớt; nhóm học sinh đọc chậm, đọc nhỏ, đọc còn phải đánh vần để lên kế hoạch dạy học phù hợp theo nội dung chương trình, thời điểm của năm học. Thay đổi phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo đối tượng học sinh, sao cho tất cả học sinh đều được tham gia vào các hoạt động học ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 7 Tào Thị Sinh-TH Krông Ana
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_hoc_tot_phan_mon_ta.doc