SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc Lớp 3

docx 16 trang sangkienlop3 12/11/2023 4030
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc Lớp 3

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc Lớp 3
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN DŨNG
 TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN PHÚ 
 BÁO CÁO
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
 PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 3
 Họ và tên: Đỗ Thị Thanh Hải
 Trình độ chuyên môn: Đại học
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường TH Xuân Phú - Yên Dũng - Bắc Giang
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Xuân Phú, tháng 02 năm 2022 2
 Năm học 2021-2022, tôi được phân công dạy lớp 3E. Ngay từ đầu năm, tôi đã 
tiến hành dạy 1 tiết: Bài "Cô giáo tí hon” để khảo sát tình hình học tập phân môn 
Tập đọc của lớp. Kết quả như sau:
 Kết quả đọc của học sinh chưa tốt, tôi thấy mình phải tự tìm tòi, nghiên cứu để 
tìm ra những phương pháp và cách dạy tốt nhất giúp các em học tốt với phân môn tập 
đọc này, đồng thời từ đó các em học tốt các môn học khác. Để có phương pháp dạy 
tốt phân môn tập đọc ở lớp 3, đòi hỏi giáo viên phải làm thế nào giúp học sinh hiểu, 
yêu thích và hứng thú trong giờ học tập đọc. 
 4.2. Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp mới
 Ở bậc Tiểu học, cùng với môn Toán, môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành 
năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động này thể hiện trong 4 
hoạt động tương ứng với bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc và viết. Muốn hình thành cho 
học sinh một trong những kĩ năng đó thì không thể xem nhẹ phân môn Tập đọc.
 Tập đọc là phân môn khởi đầu, đồng thời cũng là công cụ học tập không chỉ 
trong nhà trường mà còn trong cuộc sống nói chung. Dạy đọc có một ý nghĩa rất to 
lớn ở Tiểu học. Nó đã trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với người đi học. 
Nếu không có kỹ năng đọc thì học sinh không có điều kiện để học các môn khác, 
không thể tiếp thu nền văn minh của loài người. Vì vậy việc dạy đọc cho học sinh có 
ý nghĩa to lớn. Thông qua dạy đọc, giáo viên giúp cho học sinh đọc đúng, đọc hay và 
bồi dưỡng cho các em cái hay cái đẹp trong cuộc sống. 
 Với học sinh lớp 3 các em cần đọc đúng, đọc nhanh, đọc lưu loát trôi chảy và 
làm sao đọc cho diễn cảm. Mặc dù lâu nay các thầy cô giáo đã và đang thực hiện việc 
rèn đọc cho học sinh, nhất là đối với học sinh Tiểu học nhưng điều đó vẫn còn bị hạn 
chế. Bản thân tôi là một giáo viên Tiểu học đã trực tiếp dạy lớp 3 tôi thấy được quá 
trình dạy rèn đọc cho học sinh Tiểu học là rất quan trọng. Đối với học sinh lớp 4-5 
việc đọc diễn cảm và đọc đúng đã là vấn đề khó thì đối với học sinh lớp 3 nói riêng lại 
càng khó hơn nhiều. 
 Chính vì vậy, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi rất băn khoăn những vấn 
đề tồn tại trên. Vì vậy tôi đã chọn nghiên cứu biện pháp “Một số biện pháp nâng cao 
chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 3” với mong muốn giúp học sinh biết 
đọc đúng, hay, có khả năng kể chuyện, giao tiếp tốt, viết đúng chính tả, viết được 
những bài văn có đủ ý, trọn câu và ngày càng hứng thú đọc sách.
 4.3. Thuyết trình biện pháp mới hoặc cải tiến
 Chương trình tiểu học có rất nhiều môn học, trong đó Tiếng Việt là môn học 
chiếm thời lượng giảng dạy nhiều nhất. Môn Tiếng Việt nhằm hình thành và phát 
triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và 
giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng 
Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy; bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và 
hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình 
thành nhân cách người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 4
 - Đọc câu chuyện nhiều lần.
 - Nghiên cứu kĩ, nắm chắc ý nghĩa câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ 
tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.
 - Nghiên cứu các loại sách tham khảo, tôi sẽ xác định được giọng cần đọc:
 + Giọng nhân vật "tôi" (En-ri-cô) ở đoạn 1- đọc chậm rãi, nhấn giọng các 
từ: nắn nót, nguệch ra, nổi giận, càng tức, kiêu căng.
 + Đọc nhanh, căng thẳng hơn (ở đoạn 2 – hai bạn cãi nhau), nhấn giọng các từ 
ngữ: trả thù, đẩy, hỏng hết, giận đỏ mặt. Lời Cô-rét-ti bực tức.
 + Trở lại chậm rãi, nhẹ nhàng (ở đoạn 3) khi En-ri-cô hối hận, thương bạn, 
muốn xin lỗi bạn, nhấn giọng các từ: lắng xuống, hối hận,...
 + Ở đoạn 4 và đoạn 5: nhấn giọng các từ: ngạc nhiên, ngây ra, ôm chầm,... Lời 
Cô-rét-ti dịu dàng. Lời bố En-ri-cô nghiêm khắc.
 Với cách xác định như vậy, đọc lại bài nhiều lần cộng với sự chuyển giọng linh 
hoạt, tôi có thể cảm thấy tự tin hơn khi thể hiện giọng đọc của mình trước học sinh.
 c. Một số lưu ý của giáo viên
 - Dành quỹ thời gian cho việc soạn bài và thiết kế các hoạt động cụ thể của giáo 
viên, học sinh ở từng đoạn của bài.
 - Tham khảo nội dung sách hướng dẫn giảng dạy để lựa chọn nội dung, phương 
pháp, hình thức học tập cho phù hợp với đối tượng của học sinh.
 - Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh hoạ phục vụ cho bài dạy để học sinh 
hứng thú học tập tiếp thu bài sâu hơn.
 4.4.2. Biện pháp 2: Rèn phát âm đúng các từ ngữ
 a. Biện pháp chung
 Trong giờ tập đọc, phần đọc tiếp nối theo từng câu, giáo viên gọi học sinh đọc 
bài và giao nhiệm vụ cụ thể các em khác đọc thầm theo tìm những tiếng khó đọc, các 
tiếng dễ đọc lẫn. Gọi học sinh phát hiện và phát âm, các em khác theo dõi nhận xét 
phát âm của bạn và phát âm lại. Gọi 3, 4 em phát âm và cuối cùng giáo viên kết luận 
và sửa lại (nếu cần thiết).
 Để rèn luyện cho học sinh phát âm đúng, giáo viên phải hướng dẫn học sinh 
phát hiện lỗi và sửa lỗi cho học sinh. Học sinh thường mắc các lỗi:
 * Sai phụ âm: Đọc sai các tiếng có phụ âm l/n, ch/tr, d/r/gi, s/x.
 Ví dụ: 
 lặng lẽ đọc thành nặng nẽ – lặng nẽ – nặng lẽ
 Chạy trốn đọc thành trạy trốn – chạy chốn
 Sáng suốt đọc thành xáng suốt – sáng xuốt – xáng xuốt
 Dỗ dành đọc thành rỗ rành – giỗ giành
 - Biện pháp: Khi sửa sai những lỗi này, tôi hướng dẫn học sinh chú ý theo dõi 
học sinh đọc tốt hoặc giáo viên phát âm rồi phát âm lại và sửa sai. Giáo viên có thể 6
 - Trong các bài tập đọc thường có những câu văn dài học sinh cần chú ý đọc 
ngắt nghỉ đúng sau các dấu phẩy và giữa những cụm từ rõ nghĩa.
 - Các bài thơ (văn vần) trong chương trình theo thể loại thơ cũng rất phong phú: 
thơ viết theo thể thơ lục bát, thơ viết theo thể thơ 4 chữ hay 7 chữ, thơ thể tự do. Các 
bài thơ ở các thể thơ khác nhau cũng cần có cách ngắt, nghỉ hơi phù hợp với nhịp thơ, 
ý thơ.
 - Sau khi học sinh phát hiện câu văn dài hay đoạn thơ cần luyện đọc, giáo viên 
ghi vào băng giấy hoặc bảng phụ gọi 1, 2 em đọc. Các em khác nhận xét bạn ngắt 
nghỉ đúng chưa, ngắt hơi, nghỉ hơi sau những tiếng nào, em có đồng ý không? Mời 
em đó đọc lại. Học sinh đọc và ngắt nghỉ để các bạn khác nhận xét bổ sung và giáo 
viên thống nhất cách đọc.
 - Giáo viên dùng lời nói kết hợp ký hiệu và đồ dùng dạy học, hướng dẫn học 
sinh cách ngắt nghỉ hơi, tốc độ đọc thích hợp đoạn thơ hay câu văn. Mỗi đoạn gọi 
một vài học sinh đọc. Sau mỗi học sinh đọc, giáo viên gọi học sinh nhận xét bạn đọc. 
Cuối cùng, giáo viên chốt lại và sửa sai (nếu có).
 - Đối với các lớp 1, 2, việc đọc mẫu thường do giáo viên đảm nhiệm. Đến lớp 3 
kỹ năng đọc của học sinh đã được nâng cao hơn nên việc đọc mẫu có thể gọi học sinh 
tương đối đọc.
 Học sinh đọc nhóm tìm cách đọc câu dài
 Ví dụ: Câu trong bài: “Nhớ lại buổi đầu đi học’’
 “Họ thèm vụng và ước ao/thầm được như những người học trò cũ,/biết lớp,/biết 
thầy/để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.//”
 Ví dụ: 
 Bài: “Mặt trời xanh của tôi” giáo viên hướng dẫn đọc nghỉ hơi sau mỗi dòng 
thơ và nghỉ hơi lâu hơn khi hết mỗi khổ thơ. 8
 Ví dụ: Câu trong bài “Ông ngoại” cần nhấn giọng các từ ngữ được gạch chân 
nhằm nêu bật được vẻ đẹp của bầu trời sắp vào thu:
 “Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những 
ngọn cây hè phố.”
 + Hay trong câu: “Trước ngưỡng cửa của trường tiểu học, tôi đã may 
mắn có ông ngoại. Thầy giáo đầu tiên của tôi.”cần nhấn giọng các từ ngữ được gạch 
chân để thể hiện tình cảm biết ơn của bạn nhỏ đối với ông ngoại - người thầy đầu tiên 
của bạn.
 + Trong bài “Cửa Tùng”, lại cần nhấn giọng một số từ ngữ chỉ đặc điểm về màu 
sắc trong đoạn văn sau để người nghe cảm nhận được rõ hơn về vẻ đẹp, sự biến đổi 
diệu kì của nước biển Cửa Tùng trong một ngày:“ Bình minh, mặt trời như chiếc thau 
đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước 
biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.”
 + Câu: “Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược 
đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.” cần nhấn giọng các từ ngữ trên để 
người nghe thấy được bờ biển Cửa Tùng đẹp như thế nào?
 b. Đối với những câu chuyện xuất hiện những nhân vật
 Những câu chuyện trong chương trình ở đầu tuần học thường xuất hiện những 
nhân vật thì kĩ năng đọc sao cho giọng phù hợp với tính cách nhân vật trong câu 
chuyện là không thể thiếu.
 Tôi hướng dẫn học sinh cụ thể trong từng câu chuyện cần xác định được truyện 
có những nhân vật nào. Trước tiên cần biết đọc phân biệt lời dẫn truyện với lời các 
nhân vật trong truyện. Sau đó là tìm hiểu tính cách của từng nhân vật ra sao để có 
giọng đọc thích hợp và thay đổi giọng đọc như thế nào trong từng văn cảnh cho phù 
hợp diễn biến của câu chuyện. 
 Ví dụ: Trong câu chuyện “Cậu bé thông minh”, tôi cho học sinh nêu được và 
đọc được các giọng đọc khác nhau của hai nhân vật và người dẫn truyện, đó là:
 + Giọng người dẫn truyện: Chậm rãi ở đoạn giới thiệu đầu truyện; lo lắng khi cả 
làng cậu bé nhận được lệnh của nhà vua; vui vẻ thoải mái, khâm phục khi cậu bé lần 
lượt qua được những lần thử tài của nhà vua.
 + Giọng cậu bé: bình tĩnh, tự tin.
 + Giọng nhà vua: nghiêm khắc.
 * Trong câu chuyện “Ai có lỗi?”, tôi hướng dẫn học sinh chú ý thể hiện giọng 
đọc phù hợp với diễn biến nội dung câu chuyện mà chủ yếu là suy nghĩ của nhân vật 
“tôi” (En-ri-cô).
 - Lời người dẫn truyện (nhân vật “tôi”):
 + Đoạn 1: Giọng chậm. nhẹ nhàng.
 + Đoạn 2: Giọng hơi nhanh khi En-ri-cô giận bạn.
 + Đoạn 3, 4, 5: Trở lại giọng chậm, hơi trầm khi En-ri-cô bắt đầu hối hận. 10
 - Rèn đọc lại nghĩa là tùy theo bài mà yêu cầu đọc lại đoạn hoặc bài văn, bài thơ. 
Sau khi tìm hiểu nội dung bài, giáo viên nêu lại cách đọc toàn bài và đọc mẫu một 
đoạn nữa, rồi mới gọi học sinh luyện đọc diễn cảm từng đoạn và cả bài, đồng thanh. 
Tuy nhiên để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, trong khi học sinh luyện 
đọc (diễn cảm) xong, gọi học sinh khác nhận xét chỗ nào được, chỗ nào chưa được 
cần khắc phục, để từ đó rút kinh nghiệm chung cho cả lớp. Khi rèn đọc lần cuối tiết 
học, học sinh phải thể hiện được cảm xúc của tác giả khi viết bài văn, bài thơ đó.
 - Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc cá nhân. Hoặc ở những bài có các nhân 
vật trong truyện thì cho học sinh đọc thi theo nhóm: đóng vai và đọc theo lời nhân vật 
và người dẫn truyện. Gọi học sinh lên đọc, các em ở dưới là giám khảo nghe, nhận 
xét xem bạn nào, nhóm nào, đọc hay. Giáo viên cùng cả lớp động viên khen ngợi để 
khuyến khích học sinh đọc tốt hơn. 
 Học sinh luyện đọc 12
 Học sinh các nhóm thi đọc tiếp sức
 b. Thi thả thơ
 * Chuẩn bị: GV viết vào phiếu câu thơ đầu (hoặc câu ở giữa) ở mỗi khổ thơ 
hoặc 1-2 từ đầu mỗi câu thơ.
 Ví dụ: Bài "Vẽ quê hương" (Tập đọc - Tiếng Việt 3, tập 1, trang 88) GV làm 
các phiếu như sau
 - Phiếu 1: "Bút chì xanh đỏ ..."
 - Phiếu 2: "Em vẽ làng xóm ..."
 - Phiếu 3: "Trời mây bát ngát... "
 - Phiếu 4: "Em quay đầu đỏ ... "
 - Phiếu 5: "Cây gạo đầu xóm ... "
 - Phiếu 6: "Chị ơi bức tranh ... "
 * Tiến hành: 
 Tôi hướng dẫn cách chơi và nêu yêu cầu
 - Mỗi lượt chơi gồm 2 nhóm và số người bằng số phiếu, mỗi nhóm cử một nhóm 
trưởng bốc thăm để giành quyền " thả thơ" trước.
 - Mỗi em trong nhóm cầm một tờ phiếu (giữ kín). GV hô "bắt đầu", nhóm được 
thả thơ trước cử một người thả ra một tờ phiếu cho một bạn nhóm kia. Bạn nhận 
được phiếu phải đọc thuộc cả khổ thơ (hoặc câu thơ) có ghi từ trên phiếu. Nếu đọc 
đúng được tính 1 điểm.
 - GV tính số điểm và tuyên dương nhóm đọc tốt, diễn cảm.
 c. Đọc thơ truyền điện
 * Chuẩn bị: Thời điểm tổ chức chơi vào cuối tiết Tập đọc (Học thuộc lòng)
 * Tiến hành:
 - GV nêu tên bài thơ sẽ đọc truyền điện, yêu cầu, hướng dẫn cách chơi

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_phan_mon_t.docx