SKKN Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp học sinh học tốt môn Toán Lớp 3
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp học sinh học tốt môn Toán Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp học sinh học tốt môn Toán Lớp 3
Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục nói chung, người làm nghề dạy học nói riêng luôn luôn phải tự vận động thay đổi phương pháp quản lý, giáo dục sao cho phù hợp với đối tượng quản lý và sự phát triển vượt bậc của xã hội. Muốn làm được việc đó phải dày công nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo. Mà trước hết là người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải tự đổi mới. Thấm nhuần tinh thần đó, thời gian qua bản thân tôi đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo trong giảng dạy nhằm đem lại hiệu quả giáo dục tốt nhất. Bên cạnh đó môn Toán là một môn có vị trí và nhiệm vụ hết sức quan trọng. Bởi lẽ Toán học không những cung cấp cho học sinh những kiến thức kỹ năng cần thiết để học lên các lớp trên hay áp dụng vào cuộc sống, mà toán học còn góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách ở học sinh, và hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu giáo dục toàn diện cho các em. Vì vậy, để giúp học sinh nắm vững kiến thức kĩ năng làm nền tảng cho việc học tốt môn Toán là một vấn đề hết sức quan trọng đòi hỏi người làm công tác giáo dục phải nghiên cứu, tìm những biện pháp giảng dạy hay, giúp học sinh dễ hiểu, phù hợp để hình thành kiến thức, kĩ năng nhằm giúp học sinh học tốt môn toán. Thực tế cho thấy các em lớp 3 rất hiếu động nhớ nhanh nhưng cũng nhanh quên; đặc biệt trong chương trình toán 3 quan trọng nhất là bảng cửu chương. Nếu các em không ghi nhớ được bảng cửu chương thì không thể nào các em có thể học được môn toán nói chung và các môn học khác nói riêng. Đã nhiều năm tôi làm công tác chủ nhiệm lớp 3 nên tôi rất trăn trở để tìm ra biện pháp mới nhằm cải thiện tình trạng học sinh nhớ trước quên sau. Qua tìm hiểu các phương pháp toán học và trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp, qua tìm hiểu tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 3,.. Tôi đã tìm ra một số biện pháp và áp dụng vào thực tế học sinh của mình thấy có hiệu quả, nay xin được chia sẻ cùng mọi người đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp học sinh học tốt môn toán lớp 3 ở trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Giúp học sinh học tốt môn Toán, nắm được các dạng toán, có kỹ năng làm bài, để giải được các bài toán trong chương trình Toán lớp 3. Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân 1 Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân với môn toán ở tiểu học nói chung tuy không phải là khó nhưng học tốt môn toán bậc tiểu học đó chính là nền tảng để các em phát huy học tốt các môn học khác và các em phát triển môn toán lên các bậc học cao hơn. Môn toán có hệ thống kiến thức cơ bản cung cấp những kiến thức cần thiết, ứng dụng vào đời sống sinh hoạt và lao động. Những kiến thức kĩ năng toán học là công cụ cần thiết để học các môn học khác và ứng dụng trong thực tế đời sống. Toán học có khả năng to lớn trong giáo dục học sinh nhiều mặt như: Phát triển tư duy lôgic, bồi dưỡng những năng lực trí tuệ (Trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh, ) Nó giúp học sinh giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống bằng tư duy logic. Thông qua môn toán trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức và kĩ năng cơ bản, cần thiết cho việc học tập tiếp hoặc đi vào cuộc sống. Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức vào hoạt động thiết thực trong đời sống, từng bước hình thành, rèn luyện thói quen phương pháp và tác phong làm việc khoa học, phát triển hợp lí phù hợp với tâm lí của từng lứa tuổi. Tạo tiền đề cho học sinh học tốt các môn học khác. 2. Thực trạng của vấn đề. Năm học 2015- 2016 tôi được giao nhiệm vụ làm công tác chủ nhiệm lớp 3A; tổng số học sinh 22 em. Trong đó có tới 5 em tiếp thu môn toán chậm so với các bạn khác. Qua tìm hiểu từ giáo viên chủ nhiệm năm học trước được biết; có 5 em thuộc hộ gia đình nghèo; 3 em thuộc hộ cận nghèo; 4 em hiện ở với ông bà nội, ngoại vì bố mẹ đi làm công nhân. Ngoài giờ học ở trường, về nhà các em còn phụ giúp gia đình một số công việc quá sức của các em. Như vậy trách nhiệm nặng nề thuộc vào người giáo viên trực tiếp đứng lớp. Mặt khác, qua nhiều năm tôi làm công tác chủ nhiệm lớp 3. Bản thân là người có tinh thần trách nhiệm, có kiến thức về chuyên môn và luôn tìm tòi ứng dụng các phương pháp dạy học mới nhằm đem lại chất lượng trong giáo dục nói chung và trong môn toán nói riêng. Sau 2 tuần nhận lớp tôi đã ôn tập bổ sung kiến thức cũ của năm học trước (lớp 2); lúc này tôi cho học sinh làm một bài kiểm tra để phân loại học sinh theo từng mạch kiến thức; kết quả như sau: + Chưa thuộc bảng nhân, chia ở lớp 2: 18/22 học sinh. Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân 3 Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân Giáo viên hướng dẫn học sinh tự lập bảng nhân/ chia theo hướng dẫn của thầy; cuối cùng thầy yêu cầu học sinh đọc lại ngay tại lớp. Ví dụ dạy Bảng nhân - Các thừa số thứ nhất trong bảng nhân đều bằng nhau. - Các thừa số thứ hai trong bảng nhân đều khác nhau theo thứ tự là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Mỗi thừa số này liền nhau hơn kém nhau 1 đơn vị. ( trong bảng nhân các thừa số thứ hai nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 10 không có thừa số 0). - Các tích cũng khác nhau và mỗi tích liền nhau hơn kém nhau bằng thừa số thứ nhất. (Tích thứ nhất trong bảng nhân chính là thừa số thứ nhất, tích cuối cùng trong bảng nhân gấp thừa số thứ nhất 10 lần). Ví dụ dạy Bảng chia 9 - Các số bị chia trong bảng chia 9 là các tích của bảng nhân 9, và hơn kém nhau 9 đơn vị. - Số chia trong bảng chia 9 là các thừa số thứ nhất của bảng nhân 9 đều là 9. - Các thương của bảng chia 9 là thừa số thứ hai của bảng nhân 9. Hàng ngày, đầu buổi học tôi yêu cầu cả lớp cùng đọc một bảng nhân hoặc chia mà các em đã học. Đến giờ học toán tôi thường kiểm tra những học sinh chưa thuộc bảng nhân, chia (khoảng từ 2 đến 4 em). Cuối tiết họa toán hoặc các tiết sinh hoạt lớp tôi thường tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi toán học như: Trò chơi “Đếm thêm số” ví dụ học bảng nhân 5 thì yêu cầu học sinh đếm thêm 5 đơn vị, thầy đọc một số bất kỳ thì em tiếp theo được chỉ định sẽ đọc một số mới lớn hơn số của thầy đã đọc là 5 đơn vị và trò chơi cứ tiếp tục. Nếu học sinh nào đọc sai sẽ bị phạt đứng im Khi nào học sinh nhuần nhuyễn trong bảng cửu chương thì giáo viên sẽ đếm các số lớp hơn(ngoài bảng cửu chương) để các em phải tính nhanh. Để tránh sự nhàm chán thì thi thoảng tôi lại thay đổi bằng cách yêu cầu học sinh trả lời bằng tiếng Anh, vừa luyện bảng cửu chương và vừa luyện cách phát âm tiếng Anh. Lúc đầu có thể làm chậm nhưng sau đó tăng dần tốc độ lên, thầy đặt ra yêu cầu khi thầy rứt lời thì trò phải nói luôn kết quả(khoảng 5 hoặc 3 giây, tùy theo độ khó của bảng nhân hay bảng chia). Đối với bảng cha thì Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân 5 Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân + Hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. Số 5921: Có 5 nghìn, 9 trăm, 2 chục, 1 đơn vị. Đọc số 5921: Năm nghìn, chín trăm hai mươi mốt. Giáo viên viết: 5921. Phân tích: 5 9 2 1 5nghìn 9trăm 2chục 1đơn vị. Hoặc: lớp nghìn lớp đơn vị. . Khi viết, ta viết từ hàng cao đến hàng thấp (viết từ trái sang phải). Khi đọc lớp nào ta kèm theo đơn vị lớp đó. Học sinh đọc: Năm nghìn, chín trăm hai mươi mốt. Hơn thế nữa, tôi còn hướng dẫn thêm cho học sinh cách đọc như sau: VD: Số 5921 và 5911. Số 5921 đọc là: Năm nghìn, chín trăm hai mươi mốt. Số 5911 đọc là: Năm nghìn, chín trăm mười một. Nói cụ thể hơn, từ hai số trên cho học sinh nhận ra được cách đọc ở cùng hàng đơn vị của hai số là khác nhau chỗ mốt và một. Nghĩa là số 5921, hàng đơn vị đọc là mốt, còn số 5911 hàng đơn vị đọc là một. Tuy cùng hàng và đều là số “1” nhưng tên gọi lại khác nhau. Tôi còn phát hiện và giúp học sinh đọc và nhận ra cách đọc của một vài số lại có cách đọc tương tự trên: VD: Số 2305 và 2325 cùng hàng đơn vị là số “5” nhưng lại đọc là “năm” và “lăm”. VD: Số 2010: Học sinh nhiều em đọc là “Hai nghìn không trăm linh mười”. Tôi hướng dẫn các em. Trong số tự nhiên chỉ được đọc “linh một, linh hai, . . . .linh chín, không có đọc là linh mười” vậy số 2010 đọc là: Hai nghìn không trăm mười. * Hướng dẫn so sánh. Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân 7 Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân Số hạng số hạng Tổng + Nếu ta thay đổi chỗ các số hạng của tổng thì tổng không thay đổi. 2473 + 3422 = 3422 + 2473= 5895 + Muốn tìm tổng ta lấy số hạng thứ nhất cộng với số hạng thứ hai. 2473 + 3422 = 5895 + Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. 2473 - x = 5895 x = 5895- 2473 + Bất kì số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó. 2 + 0 = 2 - Phép trừ: VD: 8265 - 5152 = 3113 Số bị trừ số trừ hiệu + Muốn tìm hiệu ta lấy số bị trừ, trừ đi số trừ. 8265 - 5152 = 3113 + Muốn tìm số bị trừ chưa biết, ta lấy hiệu cộng với số trừ. x - 5152 = 3113 x = 3113 + 5152 x = 8265 + Muốn tìm số trừ chưa biết, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu. 8265 - x = 3113 Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân 9 Đề tài: Một số kinh nghiệm dạy học nhằm giúp HS học tốt môn toán lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân + Muốn tìm tích, ta lấy thừa số thứ nhất nhân với thừa số thứ hai. 1427 x 3 = 4281 + Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. 1427 x x = 4281 x = 4281 : 1427 + Khi ta thay đổi các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. 3 x 9 = 9 x 3 = 27 + Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó. 3 x 1 = 3; 6 x 1 = 6; . . . + Số nào nhân với 0 cũng bằng 0. 3 x 0 = 0 - Đặt tính và tính: Khi đặt tính giáo viên lưu ý cho học: Viết thừa số thứ nhất ở 1 dòng, viết thừa số thứ hai ở dòng dưới sao cho thẳng cột với hàng đơn vị (nhân số có 2, 3, 4 chữ số với số có 1 chữ số). Viết dấu nhân ở giữa hai dòng thừa số thứ nhất và thừa số thứ hai và lùi ra khoảng 1, 2 mm, rồi kẻ vạch ngang bằng thước kẻ. Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn (hoặc tính từ phải sang trái). Các chữ số ở tích nên viết sao cho thẳng cột với theo từng hàng, bắt đầu từ hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn của thừa số thứ nhất. Đối với cách viết từng chữ số của tích có nhớ, ta nên viết số đơn vị, nhớ số chục. (hoặc nhắc học sinh viết số bên tay phải nhớ số bên tay trái). VD: 4834 • 3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1. x 3 • Không viết 1 nhớ 2. 14502 • 3 nhân 3 . . . . Giáo viên: Nguyễn Trí Nghĩa –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân 11
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_nham_giup_hoc_sinh_hoc_tot_m.doc