SKKN Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc đúng trong phân môn Tập đọc cho học sinh Lớp 3 dân tộc Thái
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc đúng trong phân môn Tập đọc cho học sinh Lớp 3 dân tộc Thái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc đúng trong phân môn Tập đọc cho học sinh Lớp 3 dân tộc Thái

PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 1. Lý do khách quan. Ớ trường tiểu học môn Tập đọc chiếm vai trò cực kỳ quan trọng, là công cụ giao tiếp cần thiết, giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, kinh nghiệm thực tế đời sống. Môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập đọc nói riêng giúp con người hiểu rộng về thiên nhiên, về quê hương đất nước, về phong tục, tập quán ở mọi miền quê và của các dân tộc, các nước trên thế giới. Từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ những cái hay, cái đẹp của quê hương, đất nước. Ngoài ra môn Tập đọc còn góp phần to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Thông qua việc đọc, dạy các em biết yêu cái thiện, cái đẹp. Từ đó các em biết suy nghĩ đúng đắn về những việc làm tốt, hành động đẹp. Qua nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu, từ việc điều tra thực tế tôi thấy: Đối với học sinh dân tộc Thái, bên cạnh những em đọc được, đọc khá, đọc tốt còn có nhiều em đọc chưa thông, đọc yếu, đọc ê - a hoặc khi đọc còn lẫn một số âm, vần, tiếng, từ, sai, lẫn dấu thanh, ngắt nghỉ chưa đúng... Vậy nguyên nhân do đâu ? làm thế nào để khắc phục tình trạng trên ? Đó là điều trăn trở của những người đã, đang và sẽ làm thầy đứng trên bục giảng. Muốn học sinh học tốt thì trước hết học sinh phải biết đọc, phải đọc thông, viết thạo..., chỉ đọc lên mới có thể hiểu, đọc được thì mới viết được, đọc được mới có thể hiểu và phát triển được tư duy ở tất cả các môn học từ tiểu học đến các bậc học cao hơn. Vì vậy cần phải dạy cho các em biết đọc và đọc thành thạo. Từ đó mới có thể nâng cao chất lượng học tập của học sinh tiểu học nhất là đối với học sinh dân tộc Thái. Chắc chắn rằng, trong chúng ta ai cũng biết giáo dục thuộc chiến lược con người. Giáo dục mãi mãi tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước chúng ta phải làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và đặc biệt hơn đối với chất lượng dạy và học ở vùng sâu, vùng xa, những nơi ngôn ngữ bất đồng, phong tục tập quán của mỗi vùng, mỗi dân tộc có đặc điểm khác nhau. Do vậy những người làm công tác giáo dục phải dạy cho học sinh đủ các thao tác "Nghe - nói - đọc - viết" tiếng Việt, trong đó thao tác đọc là một trong những thao tác cần thiết. Học sinh phải biết đọc, đọc thông thạo thì mới hiểu và tiếp cận được với kiến thức. Đó là một trong những vấn đề đáng quan tâm của mỗi chúng ta, những người luôn tâm huyết với nghề, có tình thương yêu học trò sâu sắc. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý". Người đặt niềm tin cực kỳ to lớn vào thế hệ trẻ. Đồng thời đó cũng là trọng trách lớn lao của những người làm công tác giáo dục. Bác nói: " Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, Chính là 2. Đối tượng nghiên cứu: Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc đúng trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3 dân tộc Thái III. Mục đích nghiên cứu Qua thực tế nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy không phải học sinh dân tộc Thái không biết đọc hoặc không đọc thông, viết thạo, thậm chí có nhiều học sinh đọc tương đối tốt, song qua một thời gian không được thường xuyên quan tâm (qua 3 tháng hè) các em ít tiếp xúc với tiếng phổ thông, chủ yếu sử dụng tiếng mẹ đẻ và có rất ít học sinh tân tộc Thái ở bậc Tiểu học quan tâm đến thao tác đọc nên việc đọc của các em còn rất nhiều hạn chế. Vào năm học mới, tiếp tục tiếp cận với kiến thức mọi thao tác với các em gần như hoàn toàn mới mẻ. Từ đó dẫn đến tình trạng đọc không đúng, đọc sai ngữ âm, sai dấu câu, không diễn cảm, tốc độ đọc không đảm bảo... Nhận biết những hạn chế trên, tôi đã cố gắng tìm hiểu nguyên nhân và tự đặt cho mình câu hỏi: - Tại sao ở cùng một lứa tuổi, cùng một giáo viên dạy mà kết quả thu được từ các học sinh lại khác nhau ? - Nếu mỗi tiết dạy có nhiều học sinh đọc không đúng thì tiết dạy đó có hiệu quả không ? - Nhiều học sinh đọc không đúng có ảnh hưởng tới thời gian trong một tiết học không ? Như vậy trong tôi luôn trăn trở muốn tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên. IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 1. Đối với giáo viên: Giúp giáo viên tích cực hóa công tác tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng. Thường xuyên tìm lỗi đọc sai trên từng học sinh, từng nhóm đối tượng trong lớp. Dành nhiều thời gian quan tâm tới đối tượng học sinh trong mỗi tiết học. Linh hoạt trong việc sử dụng kiến thức và to chức các hoạt động dạy - học. Áp dụng và vận dụng tốt công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc. 2. Đối với học sinh: Giúp học sinh đọc đúng, hiểu rõ và phân biệt được sự khác nhau khi đọc giữa các âm, vần, tiếng, từ, đọc đúng từng câu văn, dòng thơ; đoạn văn, khổ thơ. Giúp học sinh hiểu đúng nghĩa các từ vừa đọc. Học sinh đọc đúng sẽ viết đúng tiếng Việt, có thể vận dụng vào các môn học khác như đọc để viết chính tả,đọc để hiểu nội dung bài toán, đọc để biết dùng từ khi làm tập làm văn... Thực hiện tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh học sinh trong việc sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp. Gắn kết chặt chẽ ba môi trường giáo dục để cùng giáo dục học sinh. Tạo cơ hội để học sinh giao tiếp tiếng Việt ở các môi trường khác nhau như gia đình, nhà trường và xã hội giúp nâng cao vốn tiếng Việt cho học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 3 dân tộc Thái nói riêng. khác vì trong 9 môn học cơ bản của bậc Tiểu học đều đòi hỏi học sinh phải đọc, hiểu để tiếp thu kiến thức. Trong năm học 2012 - 2013 với chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chủ trương của Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu là: “ Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Hơn nữa trong giai đoạn phát triển Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập. Để những chủ nhân tương lai của đất nước có thể hòa nhập với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện nay việc rèn luyện cho học sinh phát triển toàn diện là một việc làm cần thiết, điều đó sẽ giúp cho con người dần thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, sử dụng kiến thức của mình để xây dựng và bảo vệ đất nước. 2. Mục tiêu của môn Tiếng Việt. Tiếng Việt là công cụ giao tiếp để trao đổi thông tin, là phương tiện để tiếp nhận thông tin, những tri thức văn hóa, xã hội và đời sống. Do vậy học từng bước làm quen với tiếng Việt, hiểu được tiếng Việt, đọc được tiếng Việt và biết vận dụng tiếng Việt là một yêu cầu vô cùng quan trọng. Mục tiêu dạy học tiếng Việt đã nêu như sau: Mục tiêu môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của mọi lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn các thao tác của tư duy. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 3. Nội dung dạy học về kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 3. * Nghe: Nghe - hiểu được nội dung chính trong lời nói của người đối thoại; ý kiến thảo luận trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội. Nghe - hiểu được nội dung chính của các tin tức, quảng cáo, các bài phổ biến khoa học.,... Nghe - hiểu và kể lại nội dung các mẩu chuyện ngắn, biết nhận xét về các nhân vật trong các câu chuyện. * Nói: Biết dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp trong sinh hoạt gia đình, trong các cuộc họp Đội, họp lớp và các hình thức sinh hoạt khác của nhà trường. Biết giới thiệu các thành viên, các hoạt động của to, của lớp...; biết kể lại một câu chuyện đã nghe, đã học. * Đọc: Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch các đoạn đối thoại, các văn bản nghệ thuật, hành chính, báo chí,... Đọc thầm có tốc độ nhanh hơn ở lớp 2. Nắm được ý chính của đoạn văn, biết đặt đầu đề cho đoạn văn, biết nhận xét về một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc. Thuộc lòng một số bài văn vần trong sách giáo khoa. * Viết: Viết đúng, nhanh các kiểu chữ thường và chữ hoa cỡ nhỏ II. Thực trạng của vấn đề. 1. Điều tra thực tế đối tượng. Tổng số học sinh lớp 3 trường Tiểu học xã Hua Nà 77 em. 77/77 em là học sinh dân tộc Thái Hầu hết học sinh được hỏi đều trả lời thích được đến trường, thích học nhưng các em chỉ nói học để biết còn học có tác dụng gì không thì các em hoàn toàn không biết. Các em chưa xác định được động cơ học tập của mình. Khi bước vào lớp 1 các em mới thật sự thấy ngôn ngữ tiếng Việt là cần thiết. Nó là cầu nối để giúp các em tiếp cận kiến thức ở tất cả các môn học. Tiếng Việt không đơn thuần chỉ là ngôn ngữ giao tiếp mà nó phải đạt ở mức cao hơn đó là nghe - nói - đọc - viết. Nếu các em không nắm được cấu trúc của tiếng Việt, cách đọc tiếng Việt thì các em sẽ không thể tiếp thu được kiến thức. Như vậy dạy đọc cho học sinh lớp 3 là hết sức cần thiết nhất là đối với học sinh lớp 3 dân tộc Thái. 2. Thuận lợi. Trường Tiểu học xã Hua Nà là trường Chuẩn quốc gia Mức độ I, trường thuộc xã vùng 2, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học đảm bảo. 100% số lớp, số học sinh được học 2 buổi/ngày. 100% học sinh vào lớp 1 đã học qua mẫu giáo 5 tuổi. Học sinh thông minh, hiếu học, các em ngoan, chăm chỉ học tập, vâng lời thầy cô. Đội ngũ cán bộ, giáo viên ổn định và đồng bộ, có ý thức trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công tác, đoàn kết nội bộ. Địa bàn nơi trường đóng gần trung tâm huyện, số điểm trường ít (01 điểm trường) khu lẻ cách trung tâm trường 2km nên to chức các hoạt động học tập và các hoạt động ngoài giờ lên lớp tương đối thuận lợi. Trường thường xuyên được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo huyện, sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo, được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương và sự quan tâm, phối hợp của phụ huynh học sinh trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh. 3. Khó khăn. Những học sinh đọc, phát âm sai hầu hết không phân biệt đúng, sai khi dùng dấu câu, dùng âm, vần, cách ngắt nghỉ chưa đúng nên bản thân các em không tự sửa khi nói, khi đọc. Địa bàn xã rộng nên các em cư trú theo gia đình ở rải rác khá xa nhau. Nhiều em, đến trường học phải qua một con suối với dòng chảy xiết vào những ngày mưa lũ. Đây cũng là một đặc điểm không mấy thuận lợi đối với các em học sinh tiểu học trong những ngày trời mưa. Cuộc sống sinh hoạt của một số hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn, trong đó còn gần 40% số dân thuộc gia đình khó khăn (diện hộ nghèo), đời sống của nhân dân phụ thuộc hoàn toàn vào kinh tế nông nghiệp nhỏ lẻ. Nên tư tưởng còn trông chờ vào sự đầu tư của cấp trên. Chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học của con em mình. Việc học của một số em chưa có mục đích, mới chỉ xác định “học để biết” chưa thấy việc học thực sự thiết Giáo viên khảo sát song không nhận xét kết quả đọc của học sinh trước lớp mà phân loại từng trình độ đọc của học sinh từng lớp để theo dõi. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh đọc sai. Tìm hiểu những lỗi học sinh từng lớp hay mắc. 1.1 Khảo sát đọc. Áp dụng với 77 học sinh lớp 3 (Tiến hành khảo sát không tính vào kết quả học tập của lớp của trường) - Nhóm đối chứng: Tong số 40 học sinh, dân tộc Thái 40, nữ 18 học sinh. - Nhóm thực nghiệm: Tổng số 37 học sinh, dân tộc Thái 37, nữ 18 học sinh Tuần 3 - Bài tập đọc: QUẠT CHO BÀ NGỦ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 tập 1. Sau tiết học một số học sinh đọc bài tập đọc với các lỗi như sau: Ơi chích chè ơi ! Chim lừng hót nớ, Bà em ốm dồi, Đặng cho Bà ngủ. Bàn tai bé nhỏ Bấy quạt tật lều Ngớn nắng tiu tiu Lậu trên tờng tráng. Căn nhà đá bắng Côôc chén nằm im. Lôi mắt đim dim Ngủ ngon bà nhé. Hoa cam, hoa khế Chín đặng troong bờn, Bà mơ tai cháu Quạt lầy hơng tơm. Học sinh đọc sai: Chích choè -> chích chè; chim đừng hót nữa -> chim lừng hót nớ; lặng -> đặng; tay -> tai; vẫy quạt thật đều -> bấy quạt tật lều; ngấn nắng thiu thiu -> ngớn nắng tiu tiu; đậu trên tường trắng -> lậu trên tờng tráng; đã vắng -> đá bắng; cốc -> côôc; đôi mắt lim dim -> lôi mắt đim dim; chín lặng trong vườn -> chín đặng troong bờn; bà mơ tay cháu -> bà mơ tai cháu; Quạt đầy hương thơm -> quạt lầy hơng tơm. Đánh giá kết quả qua khảo sát:
File đính kèm:
skkn_mot_so_kinh_nghiem_ren_ky_nang_doc_dung_trong_phan_mon.docx
SKKN Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc đúng trong phân môn Tập đọc cho học sinh Lớp 3 dân tộc Thái.pdf