Mô tả SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tự giải Toán có lời văn Lớp 3

docx 16 trang sangkienlop3 29/10/2023 2821
Bạn đang xem tài liệu "Mô tả SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tự giải Toán có lời văn Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô tả SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tự giải Toán có lời văn Lớp 3

Mô tả SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tự giải Toán có lời văn Lớp 3
 UBND HUYỆN VĨNH BẢO
 TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH PHONG - TIỀN PHONG
 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN 
Tên sáng kiến: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh 
 tự giải toán có lời văn lớp 3”
 Tác giả : Khúc Thị Hồng Ánh
 Trình độ chuyên môn: Đại học
 Chức vụ : Giáo viên
 Nơi công tác: Trường Tiểu học Vĩnh Phong-Tiền Phong - Học sinh được chủ động hơn khi tự mình phát hiện cách giải các bài toán 
có lời văn
 - Rèn luyện cho học sinh óc quan sát, phương pháp suy luận để giải bài 
toán. Từ đó hình thành và rèn luyện thói quen và khả năng suy nghĩ độc lập, linh 
hoạt, khắc phục cách suy nghĩ máy móc, dập khuôn.
 - Rèn cho học sinh khả năng diễn đạt, trình bày bài giải ngắn gọn, theo mục 
tiêu của bài toán.
 b.Tính sáng tạo:
 Áp dụng phương pháp hướng dẫn HS tự giải các bài toán có lời văn lớp 3 
giúp cho học sinh nắm kiến thức một cách vững chắc: hiểu rõ, nhớ lâu những nội 
dung cần ghi nhớ và vận dụng linh hoạt những nội dung đó để làm bài, có kĩ năng 
giải các bài toán điển hình, hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót không đáng 
có. Giảm hẳn những khó khăn, lúng túng khi đứng trước các bài toán điển hình. 
Đồng thời còn rèn cho các em phương pháp suy nghĩ có căn cứ, phương pháp suy 
luận, làm việc có kế hoạch,..góp phần thực hiện mục tiêu của môn toán ở tiểu học.
 Thông qua việc giải toán, với những đề tài thích hợp có thể giáo dục lòng 
yêu nước, yêu đồng bào, giới thiệu cho các em thấy được nhiều mặt của thực tế 
đời sống phong phú, ý thức bảo vệ môi trường. Giải toán có tác dụng giáo dục các 
em ý chí vượt khó, đức tính cẩn thận, chu đáo, làm việc có kế hoạch, thói quen tự 
kiểm tra công việc của mình,có óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo, phát triển tư duy.
 2. Khả năng áp dụng, nhân rộng: 
 Các giải pháp nêu trên có thể được áp dụng đối với đối tượng HS lớp 3 
trường Tiểu học.
 3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
 a. Hiệu quả về mặt xã hội:
 Sáng kiến này mang lại hiệu quả tốt và rất thiết thực cho giáo viên và học 
sinh, giúp các em tự tin hơn, nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh dạn hơn trong tư duy, 
trong học tập cũng như trong cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu thế hệ trẻ, 
bồi dưỡng lối sống lành mạnh.
 b. Giá trị làm lợi khác:
 - Tạo tiền đề vững chắc cho học sinh học các lớp tiếp theo 
 - Phụ huynh học sinh phấn khởi về sự tự giác, yêu thích môn Toán và kết 
quả học tập của con em mình.
 CƠ QUAN ĐƠN VỊ Vĩnh Bảo, ngày 13 tháng 1 năm 2023
 ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Người viết đơn chọn phép tính giải vì chưa nắm vững mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài 
toán; một bộ phận học sinh còn lúng túng khi “lập hồ sơ” tóm tắt và khi chọn các 
phép tính giải bài toán bằng hai bước tính.
1. Ưu điểm:
 Nhà trường được sự quan tâm của chính quyền địa phương, của hội phụ huynh 
học sinh. 
 Ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình, sáng tạo luôn chỉ đạo sát sao việc dạy 
học của giáo viên và học sinh.
 Đội ngũ giáo viên trong trường luôn nhiệt tình giảng dạy, yêu nghề mến trẻ.
 Học sinh nắm kiến thức một cách vững chắc: hiểu rõ, nhớ lâu những nội dung 
cần ghi nhớ và vận dụng linh hoạt những nội dung đó để làm bài. Các em được 
tiếp cận với chương trình Tiểu học mới nên có nhiều thuận lợi cho giáo viên trong 
quá trình giảng dạy.
 Các em biết vận dụng kiến thức bài học vào thực tế. Hình thành kỹ năng phân 
tích, giải quyết vấn đề trong học tập và cuộc sống.
2. Hạn chế:
 Một số gia đình và phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của 
con cái.
 Qua thực tế khảo sát bài kiểm tra môn Toán, nhiều học sinh chưa nghiên cứu 
kĩ đề nên việc xác lập mối quan hệ giữa các dữ kiện của bài toán còn gặp nhiều 
khó khăn.
 Một số học sinh chưa nắm chắc hệ thống các bài toán đơn đã được học, dẫn 
đến còn lúng túng trong việc phát hiện mối quan hệ lôgic giữa các bài toán này. 
 Học sinh còn thiếu tự tin trong việc tìm cách giải, còn bị hạn chế trong việc 
lựa chọn các phép giải.
 Các em chưa chú ý đến khâu kiểm tra, thường coi rằng bài toán đã giải xong 
khi tính ra đáp số của bài.
 Trong quá trình giảng dạy môn toán, giáo viên còn coi nhẹ một số bước trong 
quá trình giải toán như: Tìm hiểu đề toán, kiểm tra cách giải toán nên nhiều học 
sinh mắc những lỗi không đáng có. Giáo viên chưa quan tâm đến việc rèn kĩ năng 
giải toán cho học sinh.
III. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
1. Nội dung giải pháp đề xuất
1.1 Giải pháp 1: Giáo dục học sinh lòng yêu thích, say mê toán học.
 Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi cần tạo ra một không khí tự nhiên, thoải 
mái cho lớp học để các em cảm nhận được “Mỗi ngày đến lớp, đến trường là một 
ngày vui”. Nội dung dạy học Toán đều có những chương, những bài gần gũi với 
đời sống hằng ngày, phù hợp với từng đối tượng tạo điều kiện để tất cả các em 
đều có thể tự tìm được cách giải quyết vấn đề. Khi hướng dẫn học sinh tìm tòi 
kiến thức mới, tôi cần luôn tạo ra những tình huống có vấn đề dẫn học sinh đến 
những thắc mắc để rồi muốn tìm cách giải quyết. 
 Bên cạnh đó tôi dành thời gian tiết hoạt động tập thể cuối tuần kể cho các em 
nghe một số câu chuyện về các danh nhân, người nổi tiếng trong lĩnh vực toán 
học, kể các câu chuyện về các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn vẫn cố gắng học * Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải: Bài giải
 Một bạn được chia số quả cam là:
 28 : 4 = 7 (quả)
 Đáp số: 7 quả cam
1.3.2. Gấp một số lên một số lần lần, giảm một số đi một số lần:
Ví dụ 1: Bao thứ nhất đựng 8kg gạo. Số gạo ở bao thứ hai đựng gấp hai lần số 
gạo ở bao thứ nhất. Hỏi bao thứ hai đựng được bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
* Bước 1: Hướng dẫn học sinh đọc và tóm tắt bài toán:
 8kg
 Bao thứ nhất:
 ?kg
 Bao thứ hai: 
* Bước 2: Lập kế hoạch giải:
 Giáo viên Học sinh
 - Bài toán cho biết gì? - Cho biết: 
 + Bao thứ nhất có 8 kg
 +Số gạo ở bao thứ hai gấp 2 lần số 
 gạo ở bao thứ nhất. 
 - Bài toán hỏi gì? - Hỏi bao thứ 2 có bao nhiêu kg?
* Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải: Bài giải
 Bao gạo thứ hai đựng được số ki-lô-gam gạo là:
 8 x 2 = 16 (kg)
 Đáp số: 16 kg gạo
 Sau khi học sinh giải xong cần củng cố, khắc sâu kiến thức:
 Bài toán thuộc dạng toán nào? (Bài toán dạng: Gấp một số lên nhiều lần)
 Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào? (Muốn gấp một số lên nhiều 
 lần, ta lấy số đó nhân với số lần)
Ví dụ 2: Mẹ có 40 quả bưởi. Số cam mẹ có giảm 4 lần so với số bưởi. Hỏi mẹ có 
bao nhiêu quả cam?
* Bước 1: Hướng dẫn học sinh đọc và tóm tắt bài toán:
 ? quả
 Cam:
 40 quả
 Bưởi: 
* Bước 2: Lập kế hoạch giải
 Giáo viên Học sinh
 - Bài toán cho biết gì? - Cho biết: 
 + Có 40 quả bưởi
 +Số cam giảm 4 lần so với số bưởi
 - Bài toán hỏi gì? - Hỏi có bao nhiêu quả cam?
* Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải: Bài giải
 Số cam mẹ có là:
 40 : 4 = 10 (quả)
 Đáp số: 10 quả cam
 Sau khi học sinh giải xong cần củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh: - Bài toán cho biết gì? - Cho biết: 
 + Có 15 cây xoài
 + Số cây xoài nhiều hơn số cây bưởi 5 
 cây.
 - Số cây bưởi so với số cây xoài như - Số cây bưởi ít hơn số cây xoài là 5 cây.
 thế nào? - Hỏi có bao nhiêu cây bưởi?
 - Bài toán hỏi gì?
* Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải: Bài giải
 Trong vườn có tất cả số cây bưởi là:
 15 - 5 = 10 (cây)
 Đáp số: 10 cây
Ví dụ 3: Hà được thưởng 10 quyển vở. Số vở Hà được thưởng giảm 2 lần so với 
số vở của Lan. Hỏi Lan được thưởng bao nhiêu quyển vở?
* Bước 1: Hướng dẫn học sinh đọc và tóm tắt bài toán:
 10 quyển
Hà: 
 ? quyển
Lan:
* Bước 2: Lập kế hoạch giải:
 Giáo viên Học sinh
 - Bài toán cho biết gì? - Cho biết: 
 + Hà được thưởng 10 quyển vở
 + Số vở của Hà giảm 2 lần so với số 
 vở của Lan.
 - Số vở của Lan so với số vở của Hà - Số vở của Lan gấp 2 lần số vở của Hà
 như thế nào? - Hỏi Lan được thưởng bao nhiêu 
 - Bài toán hỏi gì? quyển vở?
* Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải: Bài giải
 Lan được thưởng số quyển vở là:
 20 x 2 = 20 ( quyển)
 Đáp số: 20 quyển vở
 Ở các bài toán này học sinh dễ nhầm lẫn do các em thường thấy đầu bài có 
từ" ít hơn" thì làm phép trừ, " nhiều hơn" thì làm phép cộng, " gấp " thì làm 
phép nhân, " giảm " thì làm phép chia. Bởi vậy tôi yêu cầu học sinh thực hiện 
tốt các bước sau:
 - Đọc kĩ đề bài.
 - Phân tích đầu bài để tìm hiểu mối quan hệ giữa đại lượng hỏi so với đại 
lượng cho trước. Từ đó đưa ra bước giải phù hợp với đầu bài.
 - Thực hiện kế hoạch giải.
1.3.3. Toán hợp giải bằng phép tính nhân và cộng:
Ví dụ 1: Để giúp đỡ các bạn học sinh bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, tuần đầu trường 
em góp được 20 thùng đựng sách vở và đồ dùng học tập. Tuần sau trường em góp 
được số thùng gấp 3 lần số thùng ở tuần đầu. Hỏi sau hai tuần trường em góp 
được tất cả bao nhiêu thùng sách vở và đồ dùng học tập? + Mỗi bao gạo nặng 30kg
 + Mỗi bao ngô nặng 40kg
 - Bài toán hỏi gì? - Hỏi 2 bao gạo và 1 bao ngô nặng bao 
 nhiêu kg?
 - Muốn tìm được tất cả có bao nhiêu - Tìm 2 bao gạo nặng bao nhiêu kg
 con, trước hết ta phải tìm được điều 
 kiện nào nữa?
 - Vậy bài toán này cần mấy bước giải? - Cần hai bước giải
 Bước 1:Tìm 2 bao gạo nặng bao nhiêu
 Bước 2: Tìm cân nặng 2 bao gạo và 1 
 bao ngô
* Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải: Bài giải
 2 bao gạo cân nặng số ki-lô-gam là:
 30 x 2 = 60 (kg)
 2 bao gạo và 1 bao ngô cân nặng số ki-lô-gam là
 60 + 40 = 100 (kg)
 Đáp số: 100kg
Để khắc sâu kiến thức giải các bài toán đơn, giáo viên có thể hỏi lại học sinh:
 Bước 1 trong khi giải bài toán này có sử dụng cách giải loại toán nào em đã 
được học? 
1.3.4 Toán hợp giải bằng phép nhân và trừ
Ví dụ: Gấu đen có 3 hũ mật ong, mỗi hũ đựng 250ml mật ong. Gấu đen đã dùng 
525ml để làm bánh. Hỏi gấu đen còn bao nhiêu mi-li-lít mật ong?
* Bước 1: Hướng dẫn học sinh đọc và tóm tắt bài toán:
 3 hũ mỗi hũ 250ml
Gấu đen có: 
 ? ml 525ml
* Bước 2: Lập kế hoạch giải:
 Giáo viên Học sinh
 - Bài toán cho biết gì? - Cho biết: 
 + Gấu đen có 3 hũ mật ong, mỗi hũ 
 đựng 250ml mật ong
 + Gấu đen đã dùng 525ml làm bánh
 - Bài toán hỏi gì? - Hỏi gấu đen còn lại bao nhiêu ml?
 - Đã biết lúc đầu gấu đen có tất cả bao - Chưa biết
 nhiêu ml mật ong chưa?
 - Muốn tìm lúc đầu gấu đen có tất cả -250 x 3
 bao nhiêu ml mật ong ta làm thế nào?
 - Muốn tìm gấu đen còn lại bao nhiêu -Ta lấy số ml mật ong có – só ml mật 
 ml mật ong ta làm như thế nào? ong đã dùng.
 - Vậy bài toán này cần mấy bước giải? - Cần hai bước giải
 Bước 1: Tìm gấu đen có tất cả bao 
 nhiêu ml mật ong.

File đính kèm:

  • docxmo_ta_skkn_mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_tu_giai_toa.docx