Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 3 phát âm chuẩn Tiếng Việt và đọc diễn cảm

docx 15 trang sangkienlop3 12/11/2023 3820
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 3 phát âm chuẩn Tiếng Việt và đọc diễn cảm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 3 phát âm chuẩn Tiếng Việt và đọc diễn cảm

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 3 phát âm chuẩn Tiếng Việt và đọc diễn cảm
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI:
“GIÚP HỌC SINH LỚP 3 PHÁT ÂM CHUẨN TIẾNG VIỆT VÀ ĐỌC
 DIỄN CẢM” - Giúp học sinh phát âm chuẩn Tiếng Việt (theo tinh thần “giữ gìn sự trong sáng của 
Tiếng Việt”
 Học môn tập đọc: Việc đọc và phát âm chuẩn Tiếng Việt, cảm thụ được nội dung ý 
nghĩa của câu chuyện, bài văn, bài thơ...là những yêu cầu quan trọng nhất, vì mỗi yêu cầu 
đều có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau. Việc phát âm chuẩn 
Tiếng Việt giúp các em cảm thụ tốt nội dung ý nghĩa và đọc diễn cảm tốt tốt hơn, tạo cho 
người nghe chú ý, hứng thú hơn. Ngược lại việc đọc sai âm, sai vần, không đúng thanh 
điệu... sẽ khiến cho người nghe khó chịu và không hiểu, thẩm chí còn hiểu sang nghĩa khác 
và mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt. Đọc đúng, đọc diễn cảm tốt giúp cho việc cảm thụ 
bài văn thêm sâu sắc hơn. Thật vậy học sinh có đọc thông thạo được và trên cơ sở đã hiểu 
nội dung câu thơ, câu văn, đoạn thơ, đoạn văn thì các em mới thể hiện được cảm xúc có 
nghĩa là đã hiểu tường tận về nội dung và nắm được ý nghĩa giáo dục của bài. Điều đó 
khẳng định rằng trong phân môn tập đọc ở lớp 3 nói chung, ở 3C nói riêng, việc “ luyện kĩ 
năng nghe và phát âm chuẩn, đọc diễn cảm” là rất cần thiết. Trong giờ học, học sinh biết 
đọc diễn cảm và phát âm đúng, chuẩn tiếng Việt, thì tiết học đó mới có hiệu quả cao và thể 
hiện được tầm quan trọng của bộ môn Tiếng Việt nói chung, phân môn tập đọc nói riêng.
 Qua các lớp học dưới, học sinh lớp 3 đã có điều kiện và kĩ năng để đọc đúng chuẩn 
âm và đọc diễn cảm. Đọc đúng âm, đọc diễn cảm chính là phần quan trọng trong môn học. 
Nếu như không được chỉnh sửa và rèn luyện ngay từ bây giờ thì sẽ khiến các em đọc sai, 
nói sai Tiếng Việt, vì thế cần được tiến hành và uốn nắn cho học sinh ngay từ nhỏ.
 Trong những tầm quan trọng đặc biệt của bộ môn tập đọc nói chung và việc “rèn 
luyện kĩ năng phát âm chuẩn tiếng Việt”, đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3C nói riêng, trong 
giờ tập đọc, để có kết quả cao mỗi giáo viên phải nhận thức rõ trong phương pháp giảng 
dạy.
 Thời gian qua tôi nhận thấy chất lượng đọc đúng chuẩn âm tiếng Việt và đọc diễn 
cảm ở lớp 3C còn yếu. Những lỗi sai các em thường mắc phải khi “đọc và viết” là các chữ 
gần âm và do lỗi phát âm địa phương của các em.
 Ví dụ: * Các âm/ vần, thường mắc khi đọc và viết: “ a /ă ”; “ ơ / â ”; “ s / x ”; “ i / y 
’“ ch / tr ”; “nh / ng/ ngh”; “ anh/ ang”; “ an/ăn/ang” ;” ong/ ông”; “ơng/âng/ơng”; “ân/ ơn”; 
ắc/ ác” ; “ at/ ac” v v...............
 * Các thanh thường mắc lỗi, như: “thanh nặng/ thanhhỏi/ thanh ngã ” ; “ thanh ngã/ 
thanh sắc”; “thanh huyền/thanh nặng” vv................... PHẦN THỨ HAI
Giải quyết vấn đề
 Điều tra hiện trạng
 Qua hai năm giảng dạy ở lớp 3 tại điểm trường thôn Đăk Na, cũng như quá trình quan 
sát, tiếp cận, sống và cư trú tại điểm trường lâu năm với người dân địa phương. Đồng thời 
căn cứ vào quá trình dạy và học của thầy trò trong thời gian trước đây, tôi có những nhận 
xét sau:
 về người dạy học: Giáo viên khá tôn trọng phương pháp học mới: “Thầy thiết kế, trò 
thi công” lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên cố gắng tìm tòi nghiên cứu để giảng dạy 
phân môn tập đọc chỉnh sửa lỗi các chữ gần âm, nhưng chất lượng đem lại chưa cao. Bởi 
vì giáo viên chỉ coi trọng vấn đề đọc thành tiếng, đọc to, rõ hoặc có hướng dẫn sửa tại lớp 
và tổ chức đọc diễn cảm, nhưng việc liệt kê các lỗi sai cụ thể, sửa chữa hằng ngày để rèn 
cho học sinh phát âm chuẩn, đọc diễn cảm thì còn ít.
 về người học: Học sinh đã biết đọc thành tiếng bài văn, bài thơ, nhưng còn chậm và 
phát âm còn sai nhiều lỗi ở các dấu thanh, các phụ âm đầu và các âm vần khó dễ lẫn, do lỗi 
phát âm địa phương.
Ví dụ như: * Các âm/ vần, thường mắc khi đọc và viết: “ a /ă “ ơ / â “ s / x “ i / y “ ch / tr 
“nh / ng/ ngh”; “ anh/ ang”; “ an/ăn/ang” ;” ong/ ông”; “ơng/âng”; “ân/ ơn”; ắc/ ác” ; “ at/ 
ac” vv.............................
 * Các thanh thường mắc lỗi, như: “thanh nặng/ thanhhỏi/ thanh ngã ” ; “ thanh ngã/ 
thanh sắc”; “thanh huyền/thanh nặng” vv...................
 Vì thế chất lượng cảm nhận nội dung văn bản trong bài học, câu chuyện, bài văn, bài 
thơ của học sinh còn hạn chế. Các em không nêu được ý chính của bài, chưa biết đọc diễn 
cảm toàn bài văn. Khi đọc ở các dấu phẩy, dấu chấm còn ngừng nghỉ như nhau, chưa đọc 
đúng giọng câu hỏi, câu cảm. Chưa thể hiện được lời của nhân vật.....................
 Qua điều tra khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học 2011 - 2012, tôi đều thấy số 
lượng học sinh đã biết đọc đúng chuẩn âm và đọc diễn cảm bài văn, bài thơ rất ít, cần được 
quan tâm và có phương pháp cải thiện hiệu quả. Cụ thể điều tra chất lượng đọc của học sinh 
lớp 3C đầu năm học 2011-2012 này, tôi có số liệu cụ thể như sau:
 Tổng số học Đọc nhỏ, ấp úng, lí Đọc to, lưu loát, sai Đọc to, đúng chuẩn đọc có ý thức và chỉ thực hiện đựơc trên cơ sở đọc đúng và đọc nhanh. Do vậy dù đọc ở 
mức độ nào cũng phải yêu cầu phát âm đúng, song cũng không nên qua nhấn mạnh ở các 
phụ âm: tr - ch; r d- gi; n - l; s - x làm giọng đọc mất tự nhiên.
 Để đạt được những yêu cầu trên tôi đã tiến hành phương pháp giúp cho học sinh phát 
âm chuẩn Tiếng Việt như sau:
 * Phương pháp tiến hành.
 Sau khi nhận lớp, tôi đã cho lớp ổn định chung về cách tổ chức lớp. Qua tìm hiểu 
điều tra để nắm chắc đối tượng học sinh về lựa chọn, đặc biệt là về kĩ năng đọc và phân loại 
học sinh theo ba đối tượng:
 - Đối tượng 1: Học sinh đọc nhỏ, ấp úng, lý nhí, ngọng.
 - Đối tượng 2: Học sinh biết đọc to, lưu loát.
 - Đối tượng 3: Học sinh đọc to, chuẩn âm và đọc diễn cảm.
 Dựa vào đó, tôi đã sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh. Những em đọcyếu ngồi cạnh
những em đọc khá, đọc tốt để đôi bạn cùng tiến. Tôi tiến hànhcông việc tiếp theolà giới
thiệu cấu tạo chương trình môn tập đọc để các em nắm được các chủ đề chính trong từng 
học kì và cả năm học. Đồng thời nêu tầm quan trọng, yêu cầu cơ bản về việc rèn luyện kỹ 
năng đọc, cách phát âm chuẩn các phụ âm và 6 thanh điệu, vần cuối, âm gần nhau dễ lẫn.. 
.để giúp các em đọc - viết đúng bài văn, bài thơ của từng chủ đề. Hướng dẫn mỗi em đóng 
một quyển sổ để ghi lại những âm, vần, tiếng, từ. các thanh dễ lẫn để theo dõi sửa chữa khi 
đoc và viết. Để các em luyện và ghi nhớ.
 Sau khi tiến hành như vậy, tôi đưa vào giảng dạy theo các bước sau:
 Bước 1:
 a/Đối với học sinh:
 Trước khi học bài tập đọc, tôi dặn học sinh đọc nhiều lần ở nhà cho trôi chảy. Sau đó 
đánh dấu vào các tiếng, các từ có âm, vần và dấu thanh dễ lẫn khó phát âm. Chuẩn bị trước 
phần câu hỏi, tìm hiểu nội dung bài trong sách giáo khoa, đề ra các yêu cầu phù hợp với 
từng đối tượng học sinh.
 Ví dụ: Khi dạy bài “Cậu bé thông minh”
 Bài văn được viết theo thể kể chuyện - kể về một cậu bé thông minh, tài giỏi, nhanh 
trí. Tình tiết câu chuyện hấp dẫn, sinh động. Khi đọc học sinh cần làm rõ những chi tiết đó 
bằng cách đọc nhấn giọng vừa phải ở các từ ngữ.
 “ầm ĩ”, “tìm được”, “trọng thưởng” Xem cầu Thê Húc, / xem chùa Ngọc Sơn (4/4)
Đài Nghiên, / Tháp Bút, / chưa mòn (2/2/2)
Hỏi ai xây dựng / nên non nước này (4/4)
 (Cảnh đẹp non nước - Tiếng việt 3)
 Thường thì các bài thơ được sáng tác theo thể thơ lục bát mang một âm điệu mượt 
mà, tình cảm của thể thơ truyền thống dân tộc. Tuy vậy cũng phải dựa vào các dòng cụ thể 
để ngắt dòng cho đúng. Chỉ có ngắt nhịp đúng câu thơ thì ý nghĩa đoạn thơ mới được bộc 
lộ cho người nghe thấy được vẻ đẹp của đất nước Việt Nam cụ thể là vẻ đẹp của Hồ Gươm 
ở thủ đô Hà Nội.
 Trong chương trình cải cách có rất nhiều bài thơ thuộc thể thơ 4 chữ. Nên việc luyện 
đọc thể thơ này cũng rất cần thiết
 Ví dụ: Bài “Anh Đom Đóm” (Tiếng việt - lớp 3)
 Mặt trời gác núi Từng bước, từng bước 
 Bóng tối lan dần Vung ngọn đèn lồng 
 Anh Đóm chuyên cần Anh Đóm quay vòng
 Lên đèn đi gác Như sao bừng nở
 Theo làn Gà đàn rộn rịp
gió mát
 Đóm đi rất êm Gáy sáng đằng đông
 Đi suốt một đêm Tắt ngọn đèn lồng
 Lo cho người ngủ Đóm lui về nghỉ.
 Bài thơ “Anh Đom Đóm” thuộc thể thơ 4 chữ mang âm hưởng của một bài đồng giao 
vui nhộn, tươi mát, hồn nhiên, khi được học sinh cần thể hiện âm điệu của một bài ca tuổi 
thơ nhí nhảnh, tình cảm đối với các con vật của bà con nông dân.
 • Việc đọc đúng và phát âm chuẩn, đọc diễn cảm thường gắn liền với ngữ điệu nên tôi 
 thường dùng cử chỉ, nét mặt, để làm tăng thêm tính gợi cảm của câu văn thân mật, 
 vui vẻ, ngạc nhiên, căm giận.
 Đoạn thơ có nhiều từ hóm hỉnh, vui vẻ, cần đọc nhấn giọng một số từ ngữ kèm theo 
cử chỉ nét mặt để thể hiện sắc thái đó.
 + Vui tươi, phấn khởi như khi dạy đọc bài “Bộ đội về làng”, cần hướng dẫn các em 
phát âm chuẩn các tiếng có âm, vần khó đã gạch chân như sau:
 Các anh về L Đọc liền vắt dòng từ câu 1 sang câu 2 cầu đã đề ra đối với học sinh, việc này phải được tiến hành thường xuyên không được ngắt 
quãng.
 Tóm lại sau mỗi giờ tập đọc tôi thường kiểm tra chất lượng đọc của học sinh thông qua 
đọc thành tiếng, đọc chuẩn âm (cả 3 đối tượng giỏi + khá + Trung bình) xem các em đã đọc 
đúng và đọc diễn cảm chưa.
 1. Kết quả
 Qua quá trình giảng dạy, nhờ đã kiên trì bền bỉ, áp dụng những biện pháp rèn đọc đúng, 
như đã nêu trên. Tôi đã tiến hành khảo sát và có số liệu như sau:
Lớp 3C3( năm học: 2010 - 201): Sĩ số: 16 học sinh.
Kết quả thay đổi Đọc nhỏ, ấp Đọc to, lưu loát, sai âm, Đọc to, đúng chuẩn âm
 theo thời
điểm úng, lí nhí, vần cuối dễ lẫn và diễn cảm
Đầu năm 10/16 = % 6/16 = % 0 = %
Cuối học kì I 8/16 = % 6/16 = % 2/16 = %
Cuối học kì II 4 /16 = % 5/16 = % 6/16 = %
 2. Lời bình
 Qua kết quả khảo sát và số liệu ghi chép tôi rất phấn khởi thấy trong các giờ tập đọc 
học sinh say mê học và lớp học sôi nổi, kỹ năng đọc to đọc đúng, diễn cảm được nâng cao 
rõ rệt. Có nhiều em đầu năm học đọc nhỏ lí nhí, chưa trôi chảy, đến cuối kỳ II các em đã 
đọc to, rõ ràng, lưu loát hơn. Những em học trung bình khá trở lên đã đọc đúng chuẩn âm 
và đọc diễn cảm bài văn theo đúng yêu cầu đề ra. Tuy kết quả chưa được mỹ mãn như ý 
nhưng đó cũng là thành công bước đầu nghiên cứu, mày mò ra biện pháp rèn đọc cho học 
sinh của mình.
 3. Bài học kinh nghiệm
 Trên đây là một vài phương pháp “giúp học sinh đọc - viết, đúng chuẩn âm Tiếng 
Việt” cho học sinh lớp 3C, để đạt được những kết quả trên qua kinh nghiệm giảng dạy tôi 
tự rút ra một số kết luận sư phạm như sau:
 Muốn rèn cho học sinh “đọc - viết đúng chuẩn âm Tiếng Việt” và đọc diễn cảm tốt, 
trước hết người thầy phải có nghiệp vụ sư phạm tốt, đặc biệt đọc mẫu của thầy phải chuẩn, 5. Những vấn đề cần kiến nghị
 Để việc đọc của học sinh tiếp tục được nâng cao, tôi tạm mạnh dạn đưa ra một vài ý 
kiến đề xuất với các cấp chỉ đạo có liên quan như sau:
 Cần quan tâm hơn nữa đối với giáo viên tiểu học, thường xuyên bồi dưỡng chuyên 
môn nghiệp vụ cho giáo viên ở các phân môn, trong đó đó có tập đọc.
 Có đầy đủ đồ dùng dạy học cho giáo viên.
 Hàng năm tổ chức phong trào thi kể chuyện, ngâm thơ, đọc diễn cảm cho giáo viên 
và cho học sinh trong khối, trong trường và toàn huyện.
 • Những vấn đề còn bỏ ngỏ:
 - Giáo viên: Qua qua trình giảng dạy môn tập đọc đặc biệt về rèn đọc đúng chuẩn âm, 
 đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3 tôi thấy còn nhiều khó khăn và có những mặt hạn chế.
 - Về học sinh: Một số em học sinh còn đọc ngọng, đọc nhỏ và lí nhí chưa phát âm đúng. 
Bản thân các em cần phải chịu khó rèn luyện nhiều hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1/ Sách giáo khoa Tiếng Việt 3. Tập 1, Tập 2- Nhà xuất bản GD, năm 2007
2/ Sách giáo viên Tiếng Việt 3. Tập 1, Tập 2 - Nhà xuất bản GD, năm 2007
3/ Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học Lớp 3- Bộ GD&ĐT năm 2009.
4/ Phương pháp dạy học các môn học ở Tiểu học- Nhà xuất bản GD, năm 2007.
5/ Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. Tác giả: Nguyễn Quý Thành, trường Đại 
học Quy Nhơn, năm 2010.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_3_phat_am_chuan_tien.docx