Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh Lớp 3 học tốt các bài tập đọc học thuộc lòng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh Lớp 3 học tốt các bài tập đọc học thuộc lòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn học sinh Lớp 3 học tốt các bài tập đọc học thuộc lòng
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 1. Cơ sở lí luận. 1 2. Cơ sở thực tiễn. 2 II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM. 3 III. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU. 3 PHẦN THỨ HAI : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 I. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 4 1. Mục tiêu. 4 2. Các biện pháp dạy học chủ yếu. 4 II. TÌM HIỂU THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TẬP ĐỌC HỌC THUỘC LÒNG Ở LỚP 3 5 1. Thuận lợi. 5 2. Khó khăn. 5 3. Nguyên nhân 6 III. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP3 HỌC TỐT CÁC BÀI TẬP ĐỌC HỌC THUỘC LÒNG, 7 1. Phân loại và sắp xếp chỗ ngồi phù hợp. 7 2. Yêu cầu và khuyến khích học sinh chuẩn bị trước bài. 7 3. Nghiên cứu trước bài dạy để lập kế hoạch bài học chi tiết. 8 4. Tổ chức có hiệu quả quy trình dạy một tiết tập đọc học thuộc 8 lòng. IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 26 PHẦN THỨ BA : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 29 qua tác phẩm. Đọc là chìa khóa giúp các em mở cửa, khám phá và tiếp thu kho tàng văn hóa, khoa học, giúp các em cảm nhận những tinh hoa văn hóa của dân tộc được lưu trữ qua các tác phẩm văn học. Đó cũng là hành trang giúp các em hòa nhập giao tiếp với cộng đồng, hình thành nhân cách toàn diện của con người thời đại mới. Mỗi bài tập đọc đều có tác dụng ghi dấu ấn sâu sắc trong cuộc đời mỗi con người. Vì vậy học thuộc lòng văn bản, ghi nhớ nội dung bài học đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy tập đọc. Năng lực đọc được hình thành chủ yếu qua thực hành dưới các hình thức: Đọc thành tiếng, đọc thầm để hiểu nội dung, luyện đọc nâng cao (đọc phân vai, đọc diễn cảm) rồi tiến tới ghi nhớ bài (học thuộc lòng). 2. Cơ sở thực tiễn Việc rèn cho học sinh lớp 3 học và ghi nhớ tốt nội dung các bài tập đọc đạt kết quả đến mức độ nào phụ thuộc nhiều vào phương pháp dạy của giáo viên, đây là một vấn đề không đơn giản chút nào. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi nhận thấy: Nội dung, chương trình phân môn Tập đọc ở lớp 3 rất phong phú và đa dạng. Trong phân phối chương trình phân môn Tập đọc lớp 3 gồm 105 tiết; Trong đó có bài 31 bài tập đọc - kể chuyện ( mỗi bài dạy trong 2 tiết), 31 bài tập đọc ( mỗi bài dạy trong 1 tiết), còn lại 12 tiết dành cho ôn tập giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối học kì II. Trong số 31 bài tập đọc dạy một tiết có 18 bài có yêu cầu học thuộc lòng. Các bài tập đọc học thuộc lòng ở lớp 3 chủ yếu là thơ, chỉ có một bài văn. Qua thực tế giảng dạy, qua dự giờ thăm lớp các đồng nghiệp tôi nhận thấy phân môn Tập đọc là một phân môn khó trong môn Tiếng Việt, bởi mục tiêu của Tập đọc ở lớp 3 từ yêu cầu đọc đúng nâng dần lên yêu cầu đọc đạt tốc độ quy định, khả năng đọc thầm để nắm bắt nội dung rồi tiến tới đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài đọc. Qua thực tế giảng dạy tại lớp 3A, tôi nhận thấy chất lượng đọc, học thuộc lòng và ghi nhớ nội dung bài của học sinh còn nhiều hạn chế bởi các em vẫn đang trong độ tuổi ghi nhớ máy móc, tư duy chưa bền vững nên các em có thể mau nhớ nhưng cũng nhanh quên. Để đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục Tiểu học, đặc biệt là ở lớp 3, năm cuối của giai đoạn 1 làm nền tảng, bước đà để học sinh bước sang giai đoạn cuối cấp ( Lớp 4,5) thì việc rèn cho học sinh học thuộc lòng, ghi nhớ các bài đọc là rất cần thiết. Vì vậy rèn cho học sinh có kĩ năng học tốt các bài tập đọc học thuộc lòng có ý nghĩa rất lớn trong việc rèn luyện trí nhớ cho các em. Nếu các em học tốt phân môn tập đọc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tốt các môn học khác. Vậy làm thế nào để giúp học sinh học tốt các bài tập đọc học thuộc lòng, để nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Tập đọc ? Trong năm học 2016 - 2017 này, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp hướng b. Hướng dân tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài và nội dung bài đọc. - Những từ ngữ cần tìm hiểu: + Từ ngữ khó đối với học sinh được chú giải ở sau bài đọc. + Từ ngữ đóng vai trò quan trọng để hiểu nội dung bài đọc. - Cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ: + Học sinh có thể tự tìm hiểu nghĩa của từ bằng cách đọc phần giải nghĩa trong sách giáo khoa. + Có thể giải nghĩa bằng đồ dùng dạy học (tranh ảnh, mô hình, hiện vật,.) hoặc cho học sinh làm các bài tập nhỏ để nắm nghĩa của từ như: Tìm từ đồng nghĩa, tìm từ trái nghĩa hay đặt câu với từ cần giải nghĩa. - Phương hướng và trình tự tìm hiểu nội dung bài đọc thể hiện ở những câu hỏi và bài tập đặt sau mỗi bài. Dựa vào hệ thống câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên tổ chức cho mỗi học sinh đều làm việc để tự mình nắm được bài. c. Hướng dân đọc và học thuộc lòng - Luyện đọc thành tiếng: Bao gồm các hình thức như từng học sinh đọc, nhóm đọc đồng thanh, cả lớp đọc đồng thanh, một nhóm học sinh đọc theo phân vai. - Đọc thầm: Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm định hướng việc đọc - hiểu. - Luyện học thuộc lòng: Ở những bài có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh luyện đọc kĩ hơn. Có thể ghi bảng một số từ làm “điểm tựa” cho học sinh dễ nhớ và đọc thuộc, sau đó xóa dần hết “từ điểm tựa” để học sinh tự nhớ và đọc thuộc toàn bộ; hoặc tổ chức cuộc thi học thuộc lòng một cách nhẹ nhàng gây hứng thú cho học sinh. II. TÌM HIỂU THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TẬP ĐỌC HỌC THUỘC LÒNG Ở LỚP 3. Qua thực tế giảng dạy phân môn Tập đọc ở lớp 3 và trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp tôi nhận thấy: Mặc dù đã được định hướng khá rõ rệt song thực tiễn cho thấy việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh đặc biệt là kĩ năng học thuộc lòng các bài đọc chưa đạt được kết quả mong muốn. Trước tình hình đó, tôi đã tiến hành tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của lớp và tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp giảng dạy thích hợp. 1. Thuận lợi: - Đa số phụ huynh rất trẻ nên rất quan tâm đến con em mình, luôn tạo điều kiện tốt nhất cho con, luôn giành thời gian cho các con. - Đa số các con ngoan, có ý thức học tập tốt. - Cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị hiện đại, lớp được trang bị một máy tính, một máy chiếu. Lớp đủ ánh sáng, hệ thống quạt, điều hòa đầy đủ, tạo điều kiện cũng chỉ đọc ấp úng được một phần của bài. - Trong các bài tập đọc học thuộc lòng ở lớp 3 thì chủ yếu là thơ (17/18 bài). Bởi vì đặc điểm của thơ là có sự phối hợp của tiết tấu, âm vang của vần điệu, sự hài hòa của âm thanh nên học sinh thường dựa vào những đặc điểm này mà đọc đi đọc lại nhiều lần là thuộc mà không cần hiểu nội dung. Vì vậy, với những học sinh này khi giáo viên yêu cầu đọc thì các em đọc như một cái máy mà không hiểu nội dung bài và nếu chỉ cần quên một câu là các em không thể đọc tiếp được nữa. Đó là những học sinh có sự ghi nhớ máy móc, học thuộc bài theo kiểu “học vẹt”. - Chỉ có một số học sinh có trí nhớ tốt, có ý thức với bài học, trong lớp chú ý nghe giảng, tích cực xây dựng bài nên các em nắm nội dung bài tốt. Những em này luôn đặt trước cho mình mục đích, nhiệm vụ học tập rất rõ ràng nên các em thường thuộc bài ngay tại lớp. Những em này ghi nhớ bài chủ yếu dựa trên sự hiểu biết nội dung và ý nghĩa của tác phẩm nên các em ghi nhớ bài bền vững hơn. Vì vậy nếu có quên các em chỉ cần dùng óc suy luận, dựa vào nội dung ý nghĩa của bài là nhớ được bài. Qua khảo sát thực tế, tìm hiểu nguyên nhân và đặc điểm của học sinh lớp mình, tôi nhận thấy mình cần phải tìm ra các biện pháp giảng dạy phù hợp để giúp học sinh học tốt các bài tập đọc học thuộc lòng. III. BIỆN PHÁP NHẰM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT CÁC BÀI TẬP ĐỌC HỌC THUỘC LÒNG. Thực chất học thuộc lòng chính là yêu cầu hiểu nội dung bài và ghi nhớ từng từ, từng câu trong bài, hai yêu cầu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau. Khi đã hiểu nội dung bài thì việc học thuộc lòng bài sẽ nhanh hơn và ghi nhớ bài lâu hơn. Vậy để giúp học sinh lớp 3 học tốt các bài tập đọc học thuộc lòng, tôi đã thực hiện các biện pháp sau: 1. Phân loại và sắp xếp chỗ ngồi phù hợp. Ngay từ khi nhận lớp, tôi đã cho lớp ổn định chung về cách tổ chức. Sau khi tìm hiểu, điều tra để nắm tình hình thực tế, tôi tiến hành phân loại đối tượng học sinh: Học sinh tiếp thu bài nhanh, có ý thức tự giác học tập; Học sinh tiếp thu bài chưa nhanh, có ý thức tự giác học tập ; Học sinh tiếp thu bài chưa nhanh, chưa có ý thức tự giác học tập. Dựa vào đó, tôi bố trí, sắp xếp chỗ ngồi cho các em phù hợp: Những em tiếp thu bài chưa nhanh, ý thức với bài học chưa cao, trong lớp thường không chú ý nghe giảng tôi xếp ngồi cạnh những em tiếp thu bài nhanh, có ý thức Ta về, / mình có nhớ ta / Ta về, / ta nhớ / những hoa cùng người. // Rừng xanh / hoa chuối đỏ tươi / Đèo cao nắng ánh / dao gài thắt lưng. // Ngày xuân /mơ nở trắng rừng / Nhớ người đan nón /chuốt từng sợi giang. // Ve kêu /rừng phách đổ vàng / Nhớ cô em gái / hái măng một mình. // Qua đó, giáo viên lựa chọn những câu thơ tiêu biểu, đặc trưng để hướng dẫn cho các em ngắt, nghỉ hơi đúng, linh hoạt, tự nhiên giữa các dòng thơ để giúp học sinh cảm nhận được những nét đẹp của Việt Bắc. 4. Tổ chức có hiệu quả quy trình dạy một tiết tập đọc học thuộc lòng. 4.1. Ổn định tổ chức. 4.2. Khởi động. Để không tạo áp lực cho học sinh thì khi bắt đầu vào tiết học, giáo viên cần linh hoạt, khéo léo và nhẹ nhàng để tạo cho các em có tâm thế, hứng thú với tiết học bằng các trò chơi “ khởi động” với nhiều hình thức như: hát một bài nội dung liên quan đến bài học, chơi trò chơi vận động hoặc ôn lại kiến thức đã học ở bài trước dưới hình thức trò chơi, thi đua.... 4.3. Giới thiệu bài: Đây là bước rất quan trọng để gây sự chú ý, hứng thú cho học sinh đến bài học. Ở phần giới thiệu bài, tôi thường sử dụng các hình thức như : Cho học sinh quan sát tranh ảnh, Video có nội dung liên quan đến chủ điểm, liên quan đến bài học để kích thích sự tò mò, thích tìm hiểu của học sinh hoặc dùng lời nói gợi mở, nêu vấn đề hướng học sinh cùng tìm hiểu, cùng giải quyết. Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Cảnh đẹp non sông” ( Tuần 12- Sách Tiếng Việt tập 1 - trang 97) Để gây cho học sinh sự hứng thú, tập chung đến bài học, phần giới thiệu bài tôi cho các em xem 1 đoạn video sưu tầm một số cảnh đẹp nổi tiếng của ba miền trên đất nước ta. Qua đó, các em bước đầu biết được đất nước Việt Nam ta có rất nhiều cảnh đẹp nổi tiếng, các em có ấn tượng tốt đẹp với những cảnh đẹp đó và muốn tìm hiểu thêm về những cảnh đẹp của đất nước mình. Dựa vào đặc điểm của học sinh Tiểu học rất tò mò, thích khám phá mà giáo viên giới thiệu vào bài rất nhẹ nhàng và tạo cho các em hứng thú với bài học. Ví dụ 2: Khi dạy bài “ Bận” Còn con / bận bú / Bận ngủ / bận chơi / Bận / tập khóc cười / Bận / nhìn ánh sáng. // 4.5. Hướng dân học sinh luyện đọc: *Luyện đọc thành tiếng: Luyện đọc thành tiếng bao gồm các hình thức như: Từng học sinh đọc, một nhóm đọc, lớp đọc đồng thanh, một nhóm học sinh đọc theo vai. Trong khi học sinh luyện đọc, giáo viên cần “ biết nghe” học sinh đọc để có cách rèn luyện thích hợp với từng em và khuyến khích học sinh trong lớp trao đổi, nhận xét về chỗ được, chỗ chưa được của bạn, nhằm giúp học sinh rút kinh nghiệm để đọc tốt hơn. - Luyện đọc từng câu: Nhằm rèn kĩ năng phát âm đúng cho học sinh. Khi học sinh luyện đọc nối tiếp từng câu, giáo viên chú ý lắng nghe để sửa cho học sinh phát âm đúng. Học sinh nào phát âm chưa đúng giáo viên sửa lại ngay cho học sinh đó. Nếu tiếng nào có nhiều học sinh đọc sai, giáo viên viết tiếng đó lên bảng cho lớp cùng luyện phát âm tiếng đó. - Luyện đọc đoạn trước lớp: Nhằm rèn cho học sinh cách ngắt, nghỉ hơi đúng để giúp người nghe hiểu đúng nội dung câu văn. Ví dụ : Khi dạy bài “ Nhớ Việt Bắc” ( Tuần 14 - Sách Tiếng Việt tập 1 - trang 115) Khi học sinh đọc nối tiếp các khổ thơ, tôi hỏi học sinh cách ngắt nhịp thơ như thế nào? Sau đó giáo viên chốt cách ngắt nhịp thơ đúng, tự nhiên giữa các dòng thơ, học sinh đánh dấu cách ngắt nhịp thơ trong sách giáo khoa, 1 đến 2 học sinh đọc lại khổ thơ đó. Ta về, / mình có nhớ ta / Ta về, / ta nhớ / những hoa cùng người. // Rừng xanh / hoa chuối đỏ tươi / Đèo cao nắng ánh / dao gài thắt lưng. // Ngày xuân /mơ nở trắng rừng / Nhớ người đan nón /chuốt từng sợi giang. // Ve kêu /rừng phách đổ vàng / Nhớ cô em gái / hái măng một mình. // * Luyện đọc thầm Dựa vào sách giáo khoa, giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm định hướng việc đọc hiểu ( Đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào? Đọc để biết, hiểu, nhớ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_lo.docx