Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 3 Nguyễn Văn Tuấn

doc 11 trang sangkienlop3 09/03/2024 3620
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 3 Nguyễn Văn Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 3 Nguyễn Văn Tuấn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 3 Nguyễn Văn Tuấn
 PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VŨNG LIÊM
 TRƯỜNG TIỂU HỌC HIẾU THÀNH 
 KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC
 CHO HỌC SINH LỚP 3
 Giáo viên: Nguyễn Văn Tuấn
 Dạy lớp: 3/2
 Năm học: 2020 - 2021 B. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi:
- Tổng số học sinh: 28 em; nữ: 17 em
- Trường lớp khang trang, bàn hai chỗ ngồi rất thuận lợi cho học sinh học tập theo tổ, 
nhóm.
-Tất cả học sinh đều có tinh thần học tập hứng thú
- Học sinh có đầy đủ sách vở và dụng cụ học học tập
- Học sinh được học hai buổi trên ngày
2. Khó khăn:
 Năm học 2020-2021 tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy và chủ nhiệm lớp 3/2, tổng 
số 28 học sinh. Sau vài tuần nhận lớp tôi đã tìm hiểu những nguyên nhân mà các em 
thường hay mắc phải khi đọc. Một số em lại đọc vần “uyên” là “uên” hay “anh” thành 
“ăn”, “sởi” là “sọi” và khá nhiều học sinh đọc bài còn ê, a chưa lưu loát, đọc vẹt, 
không hiểu văn bản, chính vì sự hạn chế đó dẫn đến kết quả học tập của các em chưa 
cao.
Bảng thống kê số học sinh phát âm đúng, sai đối với từng lỗi cụ thể như sau:
a. Lỗi phát âm:
 Học sinh Học sinh
 Số học 
Mô tả tiếng, từ dễ lẫn sinh phát âm đúng phát âm sai
 của lớp
 Số lượng % Số lượng %
Tiếng chứa vần “uyên” 28 19 67.9 9 32.1
Tiếng chứa thanh “hỏi” 28 18 64.3 10 35.7
Tiếng chứa vẫn “anh” 28 19 67.9 9 32.1
 b. Lỗi đọc và hiểu văn bản.
 Số học sinh Số học sinh
Mô tả %
 của lớp mắc lỗi
Đọc ê a, chưa lưu loát, ... 28 12 42.9
Đọc vẹt, không hiểu văn bản 28 10 35.7
Đọc đúng, đọc hay 28 13 46.4
3. Nguyên nhân dẫn đến học sinh mắc những lỗi sai trên
3.1 Về phía giáo viên
- Chưa biết dựa vào kiến thức cũ, kiến thức thực tế của học sinh để hướng dẫn học sinh 
tự tìm hiểu kiến thức mới dẫn đến học sinh thụ động tiếp thu kiến thức mà thiếu đi sự Cậu bé kia, / sao dám đến đây làm ầm ĩ? // (đọc với giọng oai nghiêm). Thằng bé 
này láo, / dám đùa với trẫm! / Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được? // (giọng bực tức, 
lên giọng ở cuối câu).
 Trong giờ dạy giáo viên cũng đừng quên nhận xét, tuyên dương, khen ngợi những 
em đọc tốt để khuyến khích các em đọc tốt hơn nữa ở những tiết học sau.
1.3 Rèn đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài
 Giáo viên cũng nên cho những em học sinh này luyện đọc cá nhân nhiều lần, đọc 
cả yêu cầu bài tập hoặc nội dung ở những môn học khác như Toán, Tập làm văn, 
Luyện từ và câu...
 Kết luận: Qua mỗi lần tiến bộ của các em, giáo viên đừng quên dành những lời 
khen, động viên khích lệ các em dù đó chỉ là kết quả nhỏ, vì đó là những thành công 
ban đầu của các em mà mỗi giáo viên cần trân trọng.
2. Biện pháp 2: Rèn học sinh đọc kết hợp với giải nghĩa của từ
* Mục tiêu của biện pháp
 Ở lớp 3, phần giải nghĩa từ khó được giải nghĩa song song cùng với bước luyện 
đọc hoặc đan xen vào phần tìm hiểu nội dung bài. Việc các em hiểu nghĩa của từ cũng 
là biện pháp giúp học sinh đọc đúng, diễn cảm và cảm thụ được các văn bản.
* Cách thực hiện biện pháp
 Có rất nhiều cách để giáo viên giải nghĩa từ cho học sinh vừa dễ nhớ, vừa dễ hiểu 
và luyện đọc đúng sau khi đã hiểu nghĩa của từ. Giáo viên có thể chọn nhiều cách để 
giải nghĩa: giải nghĩa bằng từ đồng nghĩa, bằng từ trái nghĩa, bằng tranh minh họa.
 Ví dụ : Khi giải nghĩa từ “quả cầu giấy” trong bài “Cùng vui chơi”- SGK Tiếng 
Việt 3, tập 2. Tôi cho học sinh quan sát quả cầu giấy để giải thích: Là đồ chơi gồm một 
đế nhỏ hình tròn, trên mặt cắm lông chim hoặc một túm giấy mỏng, dùng để đá chuyền 
qua chuyền lại cho nhau.
3. Biện pháp 3: Rèn đọc đúng tiến tới bước đầu rèn đọc hay 
* Mục tiêu của biện pháp
 Đọc đúng, đọc hay là một yêu cầu được đặt ra khi đọc những văn bản có những 
yếu tố nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, 
cường độ giọng... Với đoạn văn các em phải biết thể hiện đúng ngữ điệu của câu cảm, 
nhấn giọng ở một số từ ngữ tả và biết ngắt giọng ở câu văn dài giúp người nghe hiểu 
được cảm xúc của tác giả.
* Cách thực hiện biện pháp
 Sau khi học sinh hiểu nội dung bài đọc thì các em sẽ biết cách diễn đạt thích hợp 
dưới sự hướng dẫn của giáo viên để hình thành kỹ năng đọc theo các bước:
- Rèn cường độ giọng đọc – Luyện đọc to 
- Luyện đọc chính âm (đã trình bày ở phần đọc đúng). - Giáo viên tổ chức cho học sinh khá, giỏi kèm thêm học sinh đọc chậm chưa phát âm 
đúng trong giờ Tập đọc (hoặc trong khi đọc sách ở Thư viện).
 Ví dụ: phát âm “ưu tiên” chứ không phải “iu tiên”
- Hướng dẫn học sinh phát âm đúng thanh hỏi, ngã
 Ví dụ: “nỗi buồn” chứ không phải “nổi buồn”
4.2 Đối với học sinh ngắt nghỉ hơi chưa hợp lí 
 Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc ngắt hơi sau dấu phẩy hoặc sau các cụm từ, 
nghỉ hơi sau dấu chấm. Giọng đọc rõ ràng, phát âm chuẩn.
 Ví dụ: Bài “Nhớ lại buổi đầu đi học” - SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập l trang 51. 
Hướng dẫn học sinh ngắt, nghỉ hơi như sau:
 Hằng năm, / cứ vào cuối thu, / lá ngoài đường rụng nhiều, / lòng tôi lại náo nức/ 
những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.// Tôi quên thế nào được những cảm 
giác trong sáng ấy / nảy nở trong lòng tôi / như mấy cánh hoa tươi / mỉm cười giữa 
bầu trời quang đãng.//
 Với các bài thơ giáo viên lưu ý các con cách ngắt hơi, nghỉ hơi theo nhịp thơ
4.3 Đối với học sinh đọc lưu loát, trôi chảy
- Ngoài việc đọc đúng, giáo viên cần phải xây dựng cho học sinh có thói quen đọc tiếp 
sức đoạn và tự giác học tập, phát huy tính tích cực trong học tập. Tạo mọi điều kiện để 
học sinh được tham gia vào tiết học (trả lời câu hỏi, phát biểu về nghĩa của từ, mở rộng 
từ, tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa, đặt câu...)
 Ví dụ: Bài “Người liên lạc nhỏ”- SGK Tiếng Việt lớp 3 tập l trang 112.
- Thể hiện giọng đọc qua từng đoạn:
- Hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời người dẫn chuyện, bọn giặc, Kim Đồng, ông 
Ké, nhằm luyện đọc diễn cảm cho học sinh.
- Lời ông Ké thân mật, vui vẻ: Nào bác cháu ta lên đường!
- Lời Kim Đồng trong đoạn đóng kịch để lừa lũ giặc: bình tĩnh, thản nhiên, không hề 
tỏ ra bối rối, sợ sệt khi trả lời bọn lính (Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm); tự nhiên, 
thân tình khi gặp ông Ké (Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy!)
5. Biện pháp 5: Kết hợp rèn đọc ở tất cả các môn học
* Mục tiêu của biện pháp
 Việc kết hợp rèn đọc đồng bộ ở tất cả các môn học là việc làm vô cùng cần thiết vì 
giáo viên không những tạo được sự liên kết trong dạy các môn học mà còn làm tiền đề 
cho các em làm quen với phương pháp dạy học tích hợp liên môn ở các cấp học tiếp 
theo.
* Cách thực hiện biện pháp
 Khi dạy môn Tập đọc nói riêng và các môn học khác nói chung, tôi đều chú trọng 
rèn đọc cho học sinh: rèn mọi lúc, mọi nơi, mọi tiết học. Đọc vẹt, không hiểu văn 
 28 10 35.7 2 7.1
bản
Đọc đúng, đọc hay 28 13 46.4 5 17.9
 Kết luận: Như vậy so sánh với bảng khảo sát đầu năm học, tôi thấy số lượng học 
sinh đọc đúng, đọc hay chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn. Số học sinh đọc sai, đọc ấp úng giảm 
nhiều. Nhiều học sinh đầu năm đọc ngắt nghỉ hơi tùy tiện thì nay đã đọc đúng, đọc lưu 
loát, biết ngắt hơi đúng ở sau những dấu câu và những câu dài, biết lên giọng hạ giọng, 
nhấn giọng một cách hợp lí. Từ việc nghiên cứu và đạt được hiệu quả trên tôi rút ra 
những lưu ý đối với giáo viên và học sinh như sau:
1. Đối với giáo viên
- Giáo viên cần xây dựng nề nếp học tập cho học sinh ngay từ đầu năm học.
- Giáo viên cần chú ý đến công tác chuẩn bị tốt cho các tiết học.
- Khi dạy phân môn Tập đọc người giáo viên cần chú ý coi trọng quan điểm dạy học 
“phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm”.
2. Đối với các em học sinh
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ trước bài ở nhà, có đọc trước bài ở nhà học sinh mới biết 
được từ nào khó đọc, hay đọc sai để đến lớp nghe giáo viên hướng dẫn sửa chữa.
- Học sinh thường xuyên rèn đọc đúng ở bất kỳ một văn bản nào nói chung, hay trong 
các bài tập đọc nói riêng.
IV. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG
 Sáng kiến kinh nghiệm này áp dụng có hiệu quả ở trường Tiểu học Hiếu Thành 
nói chung và được nhân rộng cho các trường Tiểu học trong huyện, trong tỉnh.
 Giáo viên áp dụng dạy đạt hiệu quả:
 STT Họ và tên GV Lớp Ký tên
 1 Phạm Thu Thảo 3.1
 2 Lê Văn Thảnh 3.3
 3 Bùi Ngọc Trí 2.1
 4 Đỗ Mai Như Thủy 2.2
 5 Nguyễn Thị Kim Lài 25
 KẾT QUẢ CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TT Họ và tên giám khảo Kết quả chấm Chữ ký giám khảo
 1
 2
Thống nhất số điểm: / 10 diểm. Xếp loại: 
 Hiếu Thành, ngày tháng năm 2021
 TRƯỞNG BAN GIÁM KHẢO

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_cho_h.doc