Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 3 trường TH Hiếu Thành
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 3 trường TH Hiếu Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 3 trường TH Hiếu Thành
PHÒNG GD-DT VŨNG LIÊM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH HIẾU THÀNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hiếu Thành, ngày 15 tháng 4 năm 2021. BÁO CÁO SÁNG KIẾN 1. Thông tin sơ lược - Họ và tên: NGUYỄN VĂN TUẤN - Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ trưởng Khối 2+3. Trường Tiểu học Hiếu Thành - Nhiệm vụ được giao: Giáo viên dạy lớp - Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục 2. Nội dung sáng kiến a) Tóm tắt sáng kiến: Để rèn cho học sinh có kĩ năng đọc đúng giáo viên cần chú ý đến các biện pháp sau: Biện pháp 1: Rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh * Mục tiêu của biện pháp Chức năng của môn Tập đọc là luyện đọc nên rèn cho học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy là mục tiêu đầu tiên của tiết học. Vì vậy đây là biện pháp đầu tiên mà tôi áp dụng và áp dụng trong tất cả các giờ tập đọc. * Cách thực hiện biện pháp - Rèn phát âm đúng từ chứa tiếng khó Để rèn luyện cho học sinh phát âm chuẩn giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi cho học sinh. Giáo viên cần nắm được cụ thể học sinh nào hay phát âm sai và sai ở chỗ nào để kịp thời sửa chữa. Ví dụ: Trong lớp có nhiều em khi đọc luôn phát âm sai âm “ch” thành “tr” .Trường hợp này giáo viên gọi học sinh khá phát âm chuẩn đọc trước, các em phát âm sai nghe, đọc lại, đọc nhiều lần cho đến khi đọc đúng. - Rèn đọc đúng câu, đoạn văn Để đọc đúng, đọc hay các câu văn dài, đoạn văn tiêu biểu, giáo viên phải nói đến tiêu chí cường độ và tư thế khi đọc, tức là rèn đọc to, đọc đàng hoàng. Khi đọc nối tiếp đoạn cho các em một số câu hỏi gợi mở để các em thảo luận tìm ra cách đọc cho mỗi đoạn (hoặc giọng đọc của các nhân vật) sau đó giáo viên sẽ là người chốt lại cách đọc. Ví dụ: Bài “Cậu bé thông minh”- SKG Tiếng Việt 3 Tập 1 Trang 4. Sau đây là cách đọc một số câu: Cậu bé kia,/ sao dám đến đây làm ầm ĩ ? // (đọc với giọng oai nghiêm). Thằng bé này láo, / dám đùa với trẫm! / Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được? // (giọng bực tức, lên giọng ở cuối câu). Để giúp học sinh đọc hay được những văn bản này trước hết giáo viên cần tìm hiểu kĩ bài để xác định giọng đọc cho phù hợp. - Đối với các bài văn xuôi Giáo viên cần xác định để đọc hay được bài đọc đó thì cần chú ý đến những yếu tố cơ bản như nhấn giọng những từ ngữ nào hay đọc với giọng ra sao thì phù hợp với cảm xúc trong bài. Ví dụ: Câu trong bài “Ông ngoại” cần nhấn giọng các từ ngữ được gạch chân nhằm nêu bật được vẻ đẹp của bầu trời sắp vào thu: “Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.” - Đối với câu chuyện xuất hiện những nhân vật Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cụ thể trong từng câu chuyện. Cần xác định được truyện có những nhân vật nào. Trước tiên cần biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời của các nhân vật trong truyện. Sau đó tìm hiểu tính cách của từng nhân vật ra sao để có giọng đọc thích hợp và thay đổi giọng đọc như thế nào trong từng văn cảnh cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện. Ví dụ: Trong câu chuyện “Cậu bé thông minh” giáo viên cần cho học sinh nêu được và đọc được các giọng đọc khác nhau của hai nhân vật và người dẫn chuyện. - Giọng người dẫn chuyện: Chậm rãi ở đoạn giới thiệu đầu truyện; lo lắng khi cả làng cậu bé nhận được lệnh của nhà vua; vui vẻ thoải mái, khâm phục khi cậu bé lần lượt qua được những lần thử tài của nhà vua. - Giọng cậu bé: Bình tĩnh, tự tin. - Giọng nhà vua: Nghiêm khắc. Biện pháp 4: Rèn đọc dựa trên từng đối tượng học sinh * Mục tiêu của biện pháp Trong dạy học nói chung, phân hóa từng đối tượng học sinh là việc làm hết sức cần thiết để có phương pháp và hình thức dạy học hợp lí. Đối với việc rèn đọc cho học sinh cũng vậy, có những em đọc chậm, chưa trôi chảy thì yêu cầu đối với các em lại khác, có những em đọc khá tốt, trôi chảy thì lại yêu cầu ở mức cao hơn. * Cách thực hiện biện pháp - Đối với học sinh đọc chậm, phát âm chưa đúng: Giáo viên xếp học sinh ngồi đầu bàn để tiện việc rèn đọc cho học sinh. Giáo viên cần hướng dẫn các em đọc theo hình thức cá nhân; luyện đọc tiếng khó, từ khó nhiều lần để học sinh đọc đúng. Giáo viên hướng dẫn rèn luyện đọc nhiều lần để các em làm quen với mặt chữ. Giáo viên tổ chức cho học sinh khá, giỏi kèm thêm học sinh đọc chậm chưa phát âm đúng trong giờ Tập đọc (hoặc trong khi đọc sách ở Thư viện). - Trong giờ Tập làm văn tôi rèn đọc cho các em bằng hình thức yêu cầu các em đọc đề bài hay đọc chính bài viết của mình. b) Tính mới của sáng kiến - Luôn động viên khích lệ gây hứng thú học tập, đọc đối với học sinh yếu kém, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. - Phối hợp nhịp nhàng về chương trình môn Tập đọc với các phân môn học khác như: Tập làm văn, kể chuyện... - Tổ chức đôi bạn cùng tiến và thi đua trong học tập.Tạo không khí thoải mái, vui tươi trong học tập. - Giúp các em ham thích học phân môn tập đọc, đồng thời ham thích đọc sách báo. - Nhiều học sinh được tham gia luyện đọc. c) Hiệu quả Khi áp dụng các biện pháp trên trong giảng dạy lớp của mình, tôi thu nhận được những kết quả rất khả quan như sau: 1. Lỗi phát âm Khảo sát trước khi thực Khảo sát sau khi thực hiện đề tài hiện đề tài Số Học sinh Học sinh Học sinh học Học sinh phát Mô tả tiếng, phát âm phát âm phát âm sinh âm đúng sai đúng sai từ dễ lẫn của lớp Số Số Số Số % lượ % lượn % lượn % lượng ng g g Tiếng chứa 28 20 71.4 8 28.6 26 92.9 2 7.1 vần “uyên” Tiếng chứa 28 19 67.9 9 32.1 26 92.9 2 7.1 thanh “hỏi” Tiếng chứa 28 20 71.4 8 28.6 26 92.9 2 7.1 vần “anh” 2. Lỗi đọc và hiểu văn bản Trước khi thực Sau khi thực hiện Số hiện đề tài đề tài Mô tả học sinh Họcsinh Học sinh của mắc lỗi mắc lỗi % % lớp theo mô theo mô tả tả Đọc ê a, ngắc ngứ, chưa 28 12 42.9 0 0 lưu loát, ...
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_cho_h.doc