Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng, đọc tốt cho học sinh Lớp 3

doc 16 trang sangkienlop3 22/11/2023 3660
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng, đọc tốt cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng, đọc tốt cho học sinh Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng, đọc tốt cho học sinh Lớp 3
 MỤC LỤC
Mục Nội dung Trang
 Mục lục 1
 1 PHẦN MỞ ĐẦU 2
 1.1 Lí do chọn đề tài 2
 1.2 Mục đích nghiên cứu 2
 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
 1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3
 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3
 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh 3
 nghiệm
 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4
2.3.1 Biện pháp rèn cho học sinh đọc đúng các tiếng, từ.. dễ nhầm 4
 lẫn
2.3.2 Luyện ngắt, nghỉ hơi đúng trong câu, đoạn, bài tập đọc. 6
2.3.3 Biện pháp luyện đọc thành tiếng đoạn, bài 8
2.3.4 Luyện đọc thầm 12
2.3.5 Luyện đọc qua các buổi sinh hoạt tập thể. 12
2.3.6 Luyện đọc qua tổ chức các trò chơi 13
2.3.7 Luyện đọc ở nhà 13
 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 13
 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 14
 Kết luận 14
 Kiến nghị 14
 Tài liệu tham khảo 16
 Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm. 17
 1 Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm. 
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Sang lớp 3 yêu cầu về phân môn Tập đọc của học sinh cao hơn hẳn so với 
lớp 2. Từ chỗ chỉ cần đọc đúng và trôi chảy một đoạn văn, đoạn đối thoại hoặc một 
bài văn ngắn, bước đầu biết đọc thầm và hiểu được ý chính của đoạn ở lớp 2, đến 
lớp 3 các em cần đọc đúng, rõ ràng, rành mạch các đoạn đối thoại, các văn bản 
nghệ thuật, hành chính, báo chí,... với tốc độ từ 70 đến 80 tiếng/ phút. Đọc thầm có 
tốc độ nhanh hơn ở lớp 2, bên cạnh đó học sinh lớp 3 còn cần phải nắm được ý 
chính của của đoạn văn, biết đặt đầu đề cho đoạn văn, biết nhận xét về một số hình 
ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc.
 Nói rộng ra, dạy Tập đọc ở lớp 3 nói riêng và bậc Tiểu học nói chung là 
nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ngày 
càng cao hơn để các em học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của 
lứa tuổi [1,5]1.
 2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 a. Đối với giáo viên 
 Giáo viên chuẩn bị bài lên lớp đôi khi chưa thật sự chu đáo (như công tác 
chuẩn bị đồ dùng dạy học còn hạn chế...)
 Giáo viên sống ở vùng nông thôn chịu ảnh hưởng nhiều tiếng địa phương nên 
việc phát âm vẫn chưa được chuẩn.
 Khi học sinh đọc, giáo viên chưa kịp thời sửa sai cho học sinh, chưa động 
viên kịp thời cho các em.
 b. Đối với học sinh
 Học sinh phần đa là con gia đình nông thôn, gia đình hoàn cảnh khó khăn bố 
mẹ đi làm ăn xa, ở với ông bà như em: Vũ Văn Thắng, Lại Thị Thu Hường, Dương 
Văn Vũ..., Một số em phát âm không chuẩn vì quá ngọng: Lê Đình Việt, Lê Thị 
Huyền Trang, Đỗ Ngọc Thắng....
 Qua thực tế giảng dạy ở lớp vào đầu năm học, tôi nhận thấy trong lớp có 
nhiều học sinh đọc còn chậm, đọc còn sai, sót từ, đa số các em ngắt nghỉ hơi chưa 
đúng ở các dấu câu và giữa cụm từ, số học sinh có khả năng nắm được nội dung 
đoạn (bài) sau khi đọc còn ít. Khả năng đọc lưu loát bài văn, bài thơ còn vài em. 
Trong lớp có nhiều học sinh chưa tự giác học dẫn đến chất lượng học sinh khá 
thấp. Mặt khác trong môi trường giao tiếp tại gia đình các em hầu như ngôn ngữ 
nói chỉ dừng lại ở mức độ giao tiếp sơ đẳng hàng ngày trong mối quan hệ với 
người thân. Gia đình các em chưa quan tâm chỉ phó mặc cho giáo viên, nhiều em 
đến lớp còn thiếu sách vở, đồ dùng học tập...
 - Khảo sát chất lượng đọc của các em kết quả như sau:
 Đọc diễn Đọc sai Đọc sai Đọc ngọng
 Tổng Đọc đúng
 cảm vần, dấu phụ âm
1 Trong mục 2.1 tham khảo SGV TV 3 tập 1, Chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 3
 3 Ví dụ 2: 
 Học sinh đọc tiếng “xoa” đọc thành “sao”, tiếng “khỏe” đọc thành “khẻo”, 
tiếng “máy bay” đọc thành “máy bai”, ....
 Thực tế khi tôi dạy đến những bài này rất vất vả, học sinh ban đầu đa số phát 
âm sai nhưng tôi không ngại khó đã kiên nhẫn luyện cho các em: Trước hết tôi đọc 
mẫu chính xác, cho học sinh luyện đọc nhiều lần đồng thời cho phân tích thật kĩ 
sau đó tìm các tiếng có các vần trên luyện đọc, cho học sinh đọc thầm và so sánh, 
phân biệt để học sinh thấy được sự khác nhau giữa các vần. Từ đó các em sẽ đọc 
tốt hơn. Kết quả cho thấy đa số các em đã đọc đúng. 
 Không chỉ luyện đọc đúng tiếng, từtrong các bài học mà trong các tiết tăng 
cường Tiếng Việt tôi cũng luôn đưa ra những bài tập phân biệt phụ âm đầu và vần 
để giúp các em phát âm tốt hơn [ 3]3. 
 - Luyện đọc các tiếng, từ học sinh hay đọc nhầm lẫn
 Điều chỉnh mục tiêu luyện đọc các từ khó cần luyện đọc trong một số bài tập 
đọc cho phù hợp với trình độ học sinh, phù hợp với vùng, miền của lớp mình đang 
dạy, (không nhất thiết phải theo đúng yêu cầu của từng bài).
 Ví dụ 3: 
 Do đặc điểm của địa phương nên khi học sinh đọc từ “búp sen” đọc thành 
“bứp sen”, đọc từ “giúp đỡ” thành “giứp đỡ”, khoẻ - khẻo, mưa - mư, mai - 
may Để tránh đọc nhầm lẫn các tiếng này, tôi cho học sinh phân tích kĩ phần vần 
cụ thể vần “oe - eo”, so sánh vần để thấy được sự khác nhau với mục đích là để cho 
học sinh nắm được: cả hai vần đều có âm o và âm e nhưng vần oe được bắt đầu là âm 
o, còn vần eo thì bắt đầu bởi âm e. Tiếp theo cho học sinh thể hiện trên bảng cài: 
Ghép tiếng: khoẻ- khẻo để so sánh và tìm ra sự khác nhau luyện đọc cho đúng. Ngoài 
ra, khi so sánh hai tiếng giáo viên cũng có thể đưa ra tranh vẽ kèm theo lời giải 
thích rồi so sánh để học sinh thấy rõ sự khác nhau đó. Từ đó các em sẽ đọc đúng 
hơn [4]4.
 Cuối giờ học phần này, giáo viên kết hợp với trò chơi sẽ đem lại hiệu quả cao. 
 Ví dụ 4:
 - Thi tìm tiếng, từ có vần dễ lẫn.
 - Thi ghép tiếng với các tiếng để tạo thành từ.
 - Thi viết tiếng, từ dễ lẫn vào bảng con...
 2.3.2. Luyện ngắt, nghỉ hơi đúng trong câu, đoạn, bài tập đọc 
 - Việc học sinh ngắt hơi chưa đúng chỗ phần lớn là do giáo viên hướng dẫn 
chưa kĩ. Trong mỗi giờ tập đọc, giáo viên cần coi việc hướng dẫn cách ngắt nghỉ 
hơi là tối quan trọng. Việc nắm bắt được ý nghĩa, nội dung của từ câu, đoạn văn 
giúp học sinh có thể đọc đúng và không khô khan. Để thực hiện được điều đó, giáo 
viên phải tạo ra sự cộng hưởng cảm xúc giữa học sinh và bài đọc. Giọng đọc của 
mỗi bài, mỗi đoạn mang một màu sắc riêng, định ra giọng đọc là kết quả của quá 
trình tìm hiểu và cảm thụ bài.
 Ví dụ 5 : Câu trong bài: “Cóc kiện trời’’ 
3 Ví dụ 2 do tác giả tự viết
4 Ví dụ 3 tham khảo sách TV 3 tập 2
 5 Đối với văn bản nghệ thuật, các bài văn xuôi
 Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt gợi mở để 
học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc 
trong bài thơ, phù hợp tính cách nhân vật trong bài văn (Bước đầu biết làm chủ 
được giọng đọc đối với ngữ điệu, tốc độ, cao độ, trường độ, âm sắc nhằm diễn tả 
đúng nội dung bài. Đọc diễn cảm phù hợp với sự cảm nhận riêng của từng cá nhân. 
Giáo viên có thể viết khổ thơ ra bảng, giấy gắn trên bảng để học sinh tìm ra cách 
đọc).
 Ví dụ 7: Bài: “Mặt trời xanh của tôi” Gọi 1, 2 em học sinh đọc tốt đọc 
diễn cảm; nếu HS chưa đọc được thì GV đọc, kết hợp hướng dẫn với Giọng nhẹ 
nhàng, trìu mến, nghỉ hơi dài khi kết thúc. Sau đó gọi một em đọc lại: Đọc bốn câu 
thơ sau: 
 Đã có ai lắng nghe/ Như tiếng thác dội về/ 
 Tiếng mưa trong rừng cọ/ Như ào ào trận gió.//
 Trong khi đọc giáo viên hướng dẫn đọc đúng đối với những câu thơ sau dấu 
chấm. Đối với các câu cảm, câu hỏi trong bài, giáo viên hướng dẫn các em đọc 
đúng giọng của từng loại câu đó thì mới bộc lộ được cảm xúc của từng cảnh vật và 
của tác giả [4]6.
 Giáo viên hướng dẫn các học sinh cần đọc đúng ngữ điệu khi đọc câu hỏi 
như nhấn giọng từ để hỏi, cao giọng ở cuối câu. Nếu học sinh đọc chưa hay giáo 
viên có thể đọc mẫu cho học sinh để học sinh nghe giọng đọc, để tự điều chỉnh 
mình đọc theo giáo viên. Để Học sinh đọc tốt giáo viên cần tạo niềm say mê hứng 
thú cho học sinh.
 Đối với văn bản phi nghệ thuật
 Hướng dẫn học sinh đọc xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với nội dung 
thông báo làm rõ thông tin cơ bản giúp người nghe tiếp nhận được những vấn đề 
quan trọng hay nổi bật trong văn bản. 
 Đọc diễn cảm sau khi học sinh đã tóm tắt hiểu được nội dung của văn bản. 
 Khi rèn đọc lần cuối tiết học, học sinh phải thể hiện được cảm xúc của tác giả 
khi biết bài văn, bài thơ đó.
 Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc theo nhóm, mỗi nhóm cử một em lên 
thi đọc. 
 Đối với thời gian một tiết tập đọc chỉ trong vòng 40 phút mà gồm nhiều đối 
tượng học sinh, ngoài chức năng chủ yếu là rèn đọc, luyện đọc là chính ở trong cả 
quá trình tiết học học sinh phải được luyện đọc nhiều lần. Học sinh nào cũng phải 
được đọc trong giờ học ít nhất một lần. Trong giờ học giáo viên luôn tuân theo 
nguyên tắc học sinh là chủ thể của giờ học. Muốn vậy, giáo viên phải nắm chắc 
từng đối tượng học sinh. Giáo viên cần chú ý rèn đọc nhiều đối với học sinh đọc 
chưa đạt. Rèn từ thấp đến cao, từ phát âm đúng, đọc đúng, ngắt nghỉ đúng câu dài, 
tiến tới rèn đọc diễn cảm.
6 Ví dụ 7 tham khảo sách TV 3 tập 2
 7 học sinh chưa hoàn thành đọc lại để nắm và nhớ được cách đọc. Với học sinh hoàn 
thành tốt, sau khi luyện đọc ngắt nghỉ hơi xong, tôi khuyến khích các em tìm chỗ 
cần nhấn giọng trong đoạn văn, sau đó hướng dẫn học sinh thể hiện đọc đoạn văn 
với giọng rành mạch rứt khoát, nhấn giọng ở những từ ngữ nói về tầm quan trọng 
của sức khỏe [4]8.
 Trong quá trình học sinh đọc cá nhân, tôi luôn chú ý theo dõi lắng nghe học 
sinh đọc để có cách dạy thích hợp với từng học sinh.
 Với học sinh đọc hạn chế, tôi đã kiên trì giúp đỡ và phụ đạo thêm( không “ bỏ 
qua” nhưng cũng không nôn nóng đòi hỏi ráo riết phải đọc đúng ngay tại lớp) Học 
sinh đọc chưa chính xác do bộ máy phát âm còn khiếm khuyết như em: Lê Đình 
Việt, Đỗ Ngọc Thắng, Lê Thị Huyền Trang ,...tôi đã luyện tập bằng phương pháp 
“đặc biệt” và giúp đỡ thêm cách phát âm ngoài giờ học.
 Khi học sinh phát âm sai (đọc tr thành ch), tôi dùng cấu hình miệng để hướng 
dẫn và sửa sai cho học sinh: Khi phát âm những tiếng có âm tr thì lưỡi cong lên. 
Học sinh đọc chưa đạt yêu cầu do còn thiếu ý thức hoặc ảnh hưởng thói quen đọc 
(ê a, liến thoắng...) thì cần chỉ rõ hạn chế và tìm cách giúp đỡ học sinh khắc phục 
dần dần.
 Sau khi nghe học sinh đọc, tôi gợi ý để học sinh khác nhận xét chỗ “được” chỗ 
“ chưa” của bạn hoặc bản thân các em vừa đọc để biết rút kinh nghiệm và đọc tốt 
hơn. Tránh nhận xét chung chung không “dạy” được điều gì cho học sinh về cách 
đọc. 
 Khi giáo viên chú ý lắng nghe học sinh đọc, các em sẽ cảm thấy rằng cô giáo 
cũng thích nghe học sinh đọc, từ đó các em sẽ tích cực xung phong đọc trước lớp 
nhiều hơn và cố gắng thể hiện đọc tốt hơn. Tôi cũng luôn tập cho học sinh thói 
quen đọc to, rõ ràng để cho cả lớp cùng nghe được. Khi học sinh đọc nhỏ, tôi 
không đến gần để nghe cho rõ mà yêu cầu em đó đọc lại để cả lớp nghe cho rõ. 
 Để luyện đọc ngắt nghỉ hơi đúng, tôi luôn hướng dẫn học sinh dựa vào nghĩa 
của từ và quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng,từ để ngắt nghỉ hơi cho đúng. Khi luyện 
đọc không tách từ ra làm hai, không tách từ chỉ loại với danh từ. Ví dụ câu thơ: “ 
Từ giọt sương của lá cây” học sinh không thể đọc ngắt Từ giọt/ sương của lá cây 
mà đọc Từ giọt sương/ của lá cây.
 Muốn rèn đọc tốt cho học sinh, tôi đã tổ chức nhiều hình thức luyện đọc khác 
nhau để gây hứng thú cho học sinh luyện đọc như đọc cá nhân, luyện đọc nhóm, 
thi đọc, ... tạo mọi điều kiện để mọi đối tượng học sinh đều được tham gia vào các 
hình thức luyện đọc . Ví dụ khi tổ chức thi đọc, tôi cho học sinh cần cố gắng đọc 
một câu, học sinh hoàn thành đọc đoạn, thể hiện ngắt nghỉ đúng, học sinh có khả 
hoàn thành tốt thi đọc diễn cảm một đoạn hoặc cả bài. Việc tổ chức luyện đọc 
nhóm cũng rất cần thiết cho quá trình luyện đọc của học sinh. Hình thức này 
thường được tổ chức luyện đọc nối tiếp hoặc đọc cả bài. Mục đích của luyện đọc 
nhóm là để các em góp ý nhau, học hỏi nhau,giúp nhau cùng đọc tốt. Đồng thời, 
8 Ví dụ 10 tham khảo sách TV 3 tập 2.
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_dung.doc