Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh Lớp 3
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh Lớp 3
1 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐÊ I. Lý do chọn đề tài: Tập đọc có một ý nghĩa rất to lớn trong chương trình ở tiểu học. Bởi vì ngay từ khi bắt đầu đến trường là các em phải học đọc, sau đó các em phải biết đọc để học. Khi biết đọc sẽ là công cụ, là chìa khóa, là phương tiện để giúp các em tiếp cận với những môn học khác. Không những chỉ có vậy, mà đọc còn giúp các em chiếm được một thứ ngôn ngữ dùng để giao tiếp. Đọc còn tạo ra hứng thú học tập, tạo điều kiện để các em có khả năng và tinh thần học tập cả đời đồng thời tiếp nhận nền văn minh của nhân loại . Vì lẽ đó, ở trường Tiểu học giáo viên có nhiệm vụ dạy cho học sinh một cách có hệ thống các phương pháp để hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh . Tập đọc là một phân môn thực hành mang tính tổng hợp , nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Qua bài tập đọc học sinh làm quen với ngôn ngữ văn học, các nhân vật trong các bài tập đọc , các thông điệp mà nội dung bài học cần thông báo . Tập đọc giúp các em phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, bồi dưỡng cho các em cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ qua bài đọc, từ đó giáo dục cho các em những tình cảm trong sáng tốt đẹp . Đối với học sinh lớp 3, mục đích yêu cầu đặt ra đối với việc học đọc là hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( đọc, nghe, nói, viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Sau khi các em đã đọc tốt là sẽ trau dồi được vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của các em về cuộc sống xung quanh; làm giàu và tích cực hóa vốn từ, vốn diễn đạt cho các em; bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống, cung cấp mẫu hình để hình thành một số kĩ năng phục vụ cho đời sống và việc học tập của các em. Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản qua vệc tìm hiểu nội dung bài. Qua đó bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mức trong cuộc sống. Các em biết thể hiện sự kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô của mình. Các em còn biết yêu trường; yêu lớp; đoàn kết giúp đỡ bạn bè; có lòng vị tha nhân hậu. Không những các em biết thể hiện tình cảm mà các em còn có ý thức và năng lực thể hiện những phép xã giao tối thiểu thông qua những mẩu chuyện, bài văn, bài thơ hấp dẫn trong chương trình tập đọc các em được học. Hơn nữa, sau khi đọc tốt các em sẽ có lòng ham muốn 3 2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế dạy học Qua những giờ dạy cho học sinh, tôi tìm hiểu những lỗi mà học sinh thường mắc phải khi đọc, từ đó tôi thống kê và đề xuất những biện pháp khắc phục cần thiết. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã trao đổi trực tiếp với các giáo viên dạy khối lớp 3 trường cùng một số giáo viên ở các trường tiểu học trong xã và từ thực tế giảng dạy của mình để rút ra những biện pháp rèn đọc cho học sinh lớp 3. 3 .Phương pháp thực nghiệm Thông qua những tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch, từ đó giáo viên xác định và đánh giá kết quả của những tác động nhằm tìm chân lí của vấn đề. Sau đó, tôi tiến hành dùng lí luận để phân tích kết quả, xác định nguyên nhân và khái quát hóa những vấn đề đạt được qua kiểm tra kết quả của học sinh, để từ đó đối chứng phương pháp dạy truyền thống với phương pháp dạy học mới hiện đại. 5 những học sinh ngồi nhầm lớp từ khi có cuộc vận động “hai không” của Bộ trưởng bộ giáo dục. Những người làm giáo viên như tôi không khỏi suy nghĩ phải làm gì , làm thế nào để "sản phẩm" của mình phải có chất lượng.Tôi thấy phần lớn giáo viên trong trường việc rèn đọc cho học sinh còn lúng túng và chưa kết hợp hài hoà và chưa khai thác triệt để nội dung kiến thức bài học. Đối với học sinh tiểu học việc đọc đúng , đọc hay đã là vấn đề khó, thì đối với học sinh lớp 3 nói riêng lại càng khó hơn nhiề . Qua nhiều năm dạy lớp 3, tôi nhận thấy học sinh học yếu môn Tiếng Việt là do đọc sai, phát âm không chuẩn, học sinh đọc bài chưa biết ngắt nghỉ dấu chấm dấu phẩy trong một bài văn, bài thơ. Các em chưa biết đọc diễn cảm, giọng đọc còn đều đều, chưa biết thể hiện lên giọng, hạ giọng hay kéo dài giọng ở câu thơ, câu văn để người nghe cảm thụ được cái hay cái đẹp trong câu văn, câu thơ . Nếu các em không đọc thông viết thạo, thì việc học các môn khác cũng khó khăn. Như vậy các em học lên lớp trên sẽ bị hổng kiến thức. Trong chương trình Tiểu học, các bài tập đọc của lớp 3 đã được chọn lọc kỹ càng. Được sắp xếp theo từng chủ đề, nội dung các bài tập đọc cung cấp bồi dưỡng cho các em lòng yêu thiên nhiên ,yêu đất nước, yêu người lao động, yêu người thân xung quanh các em. Sau khi nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học phân môn tập đọc như trên, bản thân tôi rất quan tâm và chú ý đến vấn đề này trong dạy- học đọc. Cũng như các phân môn khác ở các cấp học môn tập đọc đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học: Lấy học sinh làm trung tâm, học sinh giữ vai trò chủ đạo trong quá trình học tập. Học sinh tự tìm tòi để hiểu nội dung, phát hiện kiến thức dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của thầy. Trên cơ sở lý luận là như vậy nhưng trong thực tế thì kết quả thu được chưa thỏa mãn được yêu cầu mà bản thân phân môn đặt ra. Nghĩa là học sinh còn coi nhẹ phân môn này , nhiều em chưa quan tâm đến việc đọc đúng, đọc diễn cảm hay tìm hiểu nội dung bài tập đọc. Tình trạng học sinh đọc còn ngọng, chưa phát huy được tính chủ độn , sáng tạo của học sinh trong khi đọc. Là người giáo viên dạy lớp Ba nhiều năm, tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để đem lại kết quả cao trong tiết dạy, giúp học sinh hiểu bài . Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên tôi chọn đề tài trên để nghiên cứu . III. Thực trạng của lớp. Năm học 2021 - 2022 lớp có 46 học sinh, tôi thấy một số em ở lớp đọc còn quá yếu như : đọc bài còn ngắc ngứ , đọc còn phải đánh vần , ngắt nghỉ hơi còn chưa đúng , đọc còn ngọng đọc còn chưa diễn cảm . 7 năng dần lên đọc đoạn. Tôi kiên quyết sửa trên lớp bằng hình thức: cho các em luyện đọc cá nhân nhiều lần để các em làm quen với mặt chữ; luyện đọc tiếng khó, từ khó nhiều lần để học sinh đọc đúng. Có thể đọc nhiều lần ở yêu cầu bài tập, nội dung bài tập trong các phân môn khác (Toán, Tập làm văn, Luyện từ và câu) Tôi còn sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh: Một học sinh đọc khá hoặc đọc tốt ngồi cạnh một học sinh yếu hơn, xây dựng đội bạn cùng tiến, cùng giúp đỡ nhau trong học tập, trong giờ đọc nhóm .Nghĩa là khi đọc nhóm những em khá hơn có thể theo dõi, giúp đỡ, hỗ trợ những học sinh học yếu hơn Chẳng hạn: phân đọc nhóm để em đọc tốt, đọc khá kèm cặp các em đọc yếu trong các tiết đọc sách thư viện, trong các bài tập đọc khi đọc nhóm . Tôi còn gặp trực tiếp phụ huynh nói về lực học của con mình để gia đình quan tâm hơn nữa về việc đọc ở nhà, có thể mua thêm các loại truyện thiếu nhi để tạo hứng thú cho các em thích đọc . Chẳng hạn : Em Ngọc giúp đỡ em Đạo ; em Diệp Anh giúp đỡ em Dũng ; em Chi giúp đỡ em Gia Huy Tôi giao cho các em giúp đỡ nhau , nhưng hằng ngày tôi luôn nhắc nhở và động viên tuyên dương, khuyết khích sự tiến bộ của các em . * Đối với học sinh trung bình: Tâm lý các em ngại thể hiện, nên các em nghĩ biết đọc là đượ . Đối tượng này tôi khuyến khích như khen gợi , cho điểm dể các em mạnh dạn hơn. Ngoài ra cho các em tham gia đóng vai nhân vật trong các giờ tập đọc hoặc kể chuyện để lôi cuốn các em thích đọc . * Đối với học sinh đọc tốt : Tâm lý các em thích bộc lộ tự tin, tôi cần đòi hỏi các em ở mức độ cao hơn là đọc diễn cảm, đọc theo vai nhân vật, lấy các em làm nhân tố tích cực từ đó phát triển thêm các em khác . Biện pháp 2: Chuẩn bị cho việc đọc. a. Việc định hướng cho học sinh: Đối với học sinh tôi yêu cầu phải đọc trước bài ở nhà từ 5 đến 7 lần và tự suy nghĩ trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Đọc ngắt, nghỉ hơi và tự gạch chân từ cần nhấn giọng bằng bút chì. Học sinh chuẩn bị được như vậy đến lớp các em sẽ đọc bài tốt hơn, lưu loát hơn, học sinh tự tìm hiểu bài ở nhà coi như các em đã được vỡ trước kiến thức một lần. Hôm sau nghe cô giáo giảng bài các em sẽ có một chút kiến thức do chính các em khám phá, điều đó khiến các em hứng thú học hơn. Lúc này,ở lớp cô giáo là người đưa ra đáp án còn học sinh sẽ tự kiểm tra xem mình đúng hay sai. Học sinh cần được rèn thói quen cho tâm thế ngồi đọc, đứng đọc.Khi ngồi đọc các em cần ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách là từ 30cm-35cm, 9 Với giọng nhân vật “tôi’’: giọng đọc tâm sự nhẹ nhàng, hồn nhiên: Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà rửa bát. Đôi khi em giặt khăn mùi xoa.’’ Giọng mẹ: đọc giọng dịu dàng: Cô – li – a này! Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé ! Với các câu hỏi đọc với giọng băn khoăn: Nhưng chẳng lẽ lại nộ một bài văn ngắn ngủn như thế này? Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế ? (giọng ngạc nhiên) Tóm lại, để đạt hiệu cao trong tập đọc thì phần đọc mẫu của giáo viên rất quan trọng, người giáo viên muốn học sinh của mình đọc chuẩn, hay và diễn cảm thì trước hết giáo viên phải đọc tốt. Muốn vậy người giáo viên phải nỗ lực không ngừng phấn đấu để bản thân mình thực sự là giọng đọc “mẫu” của học sinh. Biện pháp 4 : Giải nghĩa từ và luyện đọc đúng: a. Giải nghĩa từ: Ở lớp 3, phần giải nghĩa từ khó được giải nghĩa song song cùng với bước luyện đọc hoặc đan xen vào phần tìm hiểu nội dung bài.Việc các em hiểu nghĩa của từ cũng là biện pháp giúp học sinh đọc đúng, diễn cảm và cảm thụ được các văn bản. Có rất nhiều cách để giáo viên giải nghĩa từ cho học sinh vừa dễ nhớ, vừa dễ hiểu và luyện đọc đúng sau khi đã hiểu nghĩa của từ. Giáo viên có thể chọn nhiều cách để giải nghĩa. Giải nghĩa bằng từ đồng nghĩa, bằng từ trái nghĩa, bằng tranh minh họa, bằng cách mô tả hoặc bằng cách đặt câu với từ cần giải nghĩa. Giáo viên không nên áp dụng các biện pháp giải nghĩa từ quá cồng kềnh làm mất thời gian và đi chệch trọng tâm bài học. Sau đây là một số cách, mà tôi đã áp dụng trong quá trình tôi đã dạy: a. 1- Giải nghĩa từ bằng cách đọc nghĩa của từ sau mỗi phần đọc (phần chú giải) của mỗi văn bản đọc. Ví dụ : Khi các em luyện đọc đoạn hai của bài “ Cậu bé thông minh” –TV3, tập 1.Lúc đó có một số từ mới xuất hiện.Đó là từ “om sòm”.Tôi giúp các em hiểu từ mới này bằng cách đọc giải nghĩa trong sách giáo khoa: “ om sòm” nghĩa là: ầm ĩ, gây náo động. Hoặc : Khi các em luyện đọc đoạn một của bài : Cô giáo tý hon- TV3, tập 1 có một số từ mới như “ Khúc khích’’. Tôi giúp các em hiểu là: Tiếng cười nhỏ , liên tục, có vẻ thích thú .. 11 hiểu đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi.Đọc đúng, là phải thể hiện đúng hệ thống ngữ âm, tức là đọc đúng chính âm. Ví dụ : Bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên - TV3, tập 2. Phát âm từ Tôi chọn một số từ như : “nổi lên, lầm lì, huơ vòi, vang lừng ” Giúp học sinh phân biệt l/n , r/d/gi , s/x/ Sau khi học sinh tìm từ khó dễ lẫn trong bài – học sinh phát âm – Tôi sửa sai để học sinh phát âm đúng . Để học sinh phân biệt, không phát âm lẫn.( Tôi làm như sau để hướng dẫn biện pháp phát âm đúng ) - Tôi có thể vận dụng phương pháp luyện đọc theo mẫu, yêu cầu học sinh nghe giáo viên đọc mẫu, chú ý nghe và nhìn miệng giáo viên để đọc theo ( đọc bắt chước ): Giáo viên hoặc học sinh đọc mẫu trước học sinh khác đọc theo . Nếu giáo viên đọc mẫu học sinh không đọc bắt chước được, giáo viên cần hướng dẫn lại cách phát âm trên cơ sở lý thuyết phát âm . Để khắc phục tình trạng học sinh phát âm sai như các ví dụ đã nêu ở trên, thì việc rèn đọc phải mất thời gian, kiên trì, liên tục và bền bỉ.Trong các tiết tập đọc những từ ngữ phát âm sai, tôi luôn chú ý đến những em đọc ngọng, gọi các em đọc để sửa sai cho các em. Qua việc luyện đọc đúng, không những chỉ đạt được yêu cầu trong giờ tập đọc mà tôi còn đạt được mục đích ở phân môn chính tả, tập làm văn... Một ví dụ khác về luyện đọc vần: Khi đọc từ: “khuỷu tay”-Bài: Ai có lỗi? – TV3, tập 1. Hầu hết các em phát âm “khuỷu tay” sai thành “khỉu tay”.Tôi dùng phấn màu gạch chân vần “uyu” và gọi một học sinh chỉ phần khuỷu tay của em .Làm như vậy học sinh sẽ hiểu nghĩa của từ và sẽ phát âm chuẩn. Hoặc câu : “ Ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện .” Đọc sai thành “ Ông“ ngồi đây chờ xe být để đến bệnh viện . ( Các em nhỏ và cụ già - TV 3 , tập 1 ) Để học sinh đọc đúng tiếng buýt tôi cần hướng dẫn tỉ mỉ cho các em thấy được sự khác nhau của nó để phân biệt rõ khi đọc phát âm cho đúng, cụ thể để các em thấy được hệ thống phát âm như môi, răng, lưỡi, (bộ máy phát âm) khi phát âm nó như thế nào ? Tôi đọc làm mẫu trực tiếp để học sinh quan sát và luyện cách phát âm. Biện Pháp 5: Dạy đọc thầm: Ngoài kỹ năng luyện đọc thành tiếng, nhiệm vụ của giáo viên phải rèn cho học sinh kỹ năng đọc thầm và thông hiểu nội dung bài học. Đọc thầm có ưu thế
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_doc_trong.doc