Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn Toán Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn Toán Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn Toán Lớp 3

Một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 3 Trong thực tiển có nhiều điều khác với sách vở, có nhiều điều không sách vở nào nói hết. Toán học cũng vậy. Sách vở không nói hết mới cần đến vai trò của người thầy. Trong thực tiển sách học không lường hết những tình huống xãy ra trong quá trình dạy học. Bởi vậy sách dạy chúng ta phương pháp truyền thụ kiến thức. Song chúng ta cũng có thể giúp người viết sách hoàn thiện phương pháp giảng dạy một cách tốt hơn. Chưa nói đối tượng học sinh ở mỗi địa phương lại có sự khác nhau. Nhận thức của các em có sự chênh lệch, do đó người giáo viên tuỳ theo học sinh của lớp mình, của địa phương mình để có cách dạy thích hợp. Trường TH Văn Hải là trường thuộc vùng nằm giữa trung tâm huyện với các xã vùng ven biển. Học sinh Trường TH Văn Hải có đặc điểm riêng, lớp 3 có những điểm khác biệt so với lớp 3 trong trường. Một số em môn toán còn yếu, phương pháp học tập chưa rõ ràng, còn thụ động trong việc tiếp thu bài. Song điều đáng nói, đây là vùng dân cư tập trung tương đối đông chủ yếu theo đạo thiên chúa giáo. Trình độ nhận thức của phụ huynh còn nhiều hạn chế. Hơn phân nửa số học sinh là con nhà nghèo có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Ngoài giờ học ở trường, về nhà các em còn phụ giúp gia đình để kiếm sống. Một số học sinh cha mẹ phải đi làm ăn xa không trực tiếp dạy dỗ, chăm sóc. Vì vậy, các em còn lo chơi chưa chú ý về học tập. Những bài học bài tập còn xao lãng. Như vậy trách nhiệm nặng nề thuộc vào người giáo viên trực tiếp đứng lớp. 1. Giải pháp cũ thường làm Chương trình sách giáo khoa lớp 3 cũ và thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa môn Toán 3. Bản thân đã có tinh thần trách nhiệm, có ý thức về chuyên môn trong việc tiếp cận với phương pháp giảng dạy toán 3 mới. Tôi nhận thấy đối tượng học sinh không đồng đều một số học sinh trung bình, yếu, . Phần nhiều học sinh chưa nắm vững chắc những kiến thức cơ bản về toán như: + Chưa thuộc bảng nhân, chia. + Chưa nắm vững cách đọc, viết và so sánh số tự nhiên (đến hàng nghìn, chục). + Chưa biết đặt tính, thực hiện phép tính ( cộng, trừ, nhân, chia cột dọc). + Đặc biệt các em còn rất yếu trong việc giải toán có lời văn. + Chưa thuộc các quy tắc đã học trong giải toán. - Đứng trước thực trạng trên, là giáo viên chủ nhiệm lớp 3 tôi thật sự băn khoăn và đặt ra nhiệm vụ là làm thế nào để bồi dưỡng, hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản giúp học sinh học tốt môn toán. 1.1. Nội dung giải pháp. Năm học 2019 - 2020 tôi được phân công giảng dạy lớp 3A, tôi đã thực hiện một số giải pháp dạy môn Toán như: 1. Tìm hiểu kĩ các đối tượng học sinh trong lớp ngay từ đầu năm học. 2. Nắm vững mục tiêu của từng bài dạy theo đúng nội dung, chuẩn kiến thức kĩ năng; đảm bảo việc truyền thụ đúng, đủ và khắc sâu kiến thức cho học sinh. khoảng thời gian ngắn hơn. Khi đó, tôi khích lệ các em tiếp tục tìm thêm các hướng giải khác cho bài toán (nếu có thể) hoặc giao thêm 1 - 2 bài tập nhằm củng cố và nâng cao kiến thức vừa học. Qua đó, các em phát huy cao độ tính vận dụng sáng tạo khả năng của mình. Giải pháp 2. Nâng cao hiệu quả truyền thụ kiến thức cho học sinh. * Luyện cho học sinh thuộc bảng nhân, chia. Qua những năm giảng dạy lớp 3, theo tôi nghĩ, học sinh học tốt môn toán thì không thể không luyện cho học sinh học thuộc bảng nhân, chia. Bởi lẽ học sinh có thuộc bảng nhân, chia mới vận dụng giải các bài tập có liên quan. Đặc biệt là các phép chia có số bị chia 3, 4 chữ số và giải toán hợp. Để luyện cho học sinh thuộc và khắc sâu các bảng nhân, chia tôi làm như sau: Khi dạy tôi hướng dẫn học sinh lập được bảng nhân, chia và tôi chốt lại cho học sinh nắm sâu hơn và dễ nhớ hơn như sau: VD: Bảng nhân. Các thừa số thứ nhất trong bảng nhân đều bằng nhau. Các thừa số thứ hai trong bảng nhân đều khác nhau theo thứ tự là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Mỗi thừa số này liền nhau hơn kém nhau 1 đơn vị. ( trong bảng nhân các thừa số thứ hai nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 10 không có thừa số 0). Các tích cũng khác nhau và mỗi tích liền nhau hơn kém nhau bằng thừa số thứ nhất. (Tích thứ nhất trong bảng nhân chính là thừa số thứ nhất, tích cuối cùng trong bảng nhân gấp thừa số thứ nhất 10 lần). VD: Bảng chia 9. Các số bị chia trong bảng chia 9 là các tích của bảng nhân 9, và hơn kém nhau 9 đơn vị. Số chia trong bảng chia 9 là các thừa số thứ nhất của bảng nhân 9 đều là 9. Các thương của bảng chia 9 là thừa số thứ hai của bảng nhân 9. Để khắc sâu kiến thức cho học sinh, tôi còn cho học sinh chơi trò chơi. VD: Trò chơi ôn lại bảng nhân, chia ( chuyền bóng) Cách chơi: Giáo viên đọc một phép nhân chia trong bảng nhân chia đã học rồi tung bóng cho học sinh, các em phải bắt bóng cẩn thận và trả lời kết quả. Em đó tiếp tục đọc phép tính khác và tung bóng cho bạn khác trả lời, cứ tiếp tục như vậy cho tới khi trò chơi kết thúc. * Hướng dẫn đọc, viết, so sánh các số tự nhiên. Học sinh biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên là chuỗi kiến thức rất quan trọng trong chương trình toán 3. Chuỗi kiến thức này nhằm giúp học sinh nắm được cách đọc, viết và so sánh các số tự nhiên vận dụng vào cộng, trừ, nhân, chia số thứ tự và giải bài toán hợp. Dạy chuỗi kiến thức này theo tôi người giáo viên cần hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản sau: Giúp học sinh hiểu các số tự nhiên. Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, . . . là các số tự nhiên. Số 0 là số tự nhiên bé nhất, không có số tự nhiên lớn nhất. hơn và ngược lại. VD: 9999 999. - Còn các số có cùng chữ số thì sao? Ngoài việc làm theo qui tắc thì tôi còn làm như sau: So sánh từng hàng tương ứng trong hai số, từ hàng lớn nhất lần lượt tới hàng đơn vị. VD: so sánh hai số 9780 và 9681. Hai số này đều là số có bốn chữ số vì vậy ta sẽ so sánh như sau: Hàng nghìn đều là 9 = 9, ta tiếp tục so sánh hàng trăm nếu số nào có hàng trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn, 7 > 6 vì vậy 9780 > 9681 * Hướng dẫn cách đặt tính, thực hiện phép tính ( cộng, trừ, nhân, chia cột dọc) Theo tôi, đặt tính cũng là một việc hết sức quan trọng trong quá trình làm tính. Nếu học sinh không biết cách đặt tính hoặc tính sai sẽ dẫn đến kết quả sai. Vì thế theo tôi nghĩ, để học sinh có căn bản khi thực hiện phép tính phải nắm vững cách đặt tính khi tính cộng trừ, nhân chia. Đối với phép cộng, trừ: (giúp học sinh nhớ và áp dụng) Cần hướng dẫn học sinh kĩ là phải đặt tính thẳng hàng (hàng đơn vị theo hàng đơn vị, hàng chục theo hàng chục, hàng trăm theo hàng trăm, hàng nghìn theo hàng nghìn). Hướng dẫn học sinh bắt đầu cộng từ hàng đơn vị (hoặc từ phải sang trái). Nên lưu ý học sinh đối với phép trừ có nhớ, cần bớt ra khi trừ hàng kế tiếp. GV nói: Khi kẻ lần vạch ngang, tất cả các em đều dùng bằng thước. Nhắc học sinh chú ý: Trong phép cộng, trừ chỉ nhớ số 1, không nhớ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Đối với phép nhân, chia: (giúp học sinh nhớ và áp dụng). Phép nhân Khi đặt tính giáo viên lưu ý cho học: Viết thừa số thứ nhất ở 1 dòng, viết thừa số thứ hai ở dòng dưới sao cho thẳng cột với hàng đơn vị (nhân số có 2, 3, 4 chữ số với số có 1 chữ số). Viết dấu nhân ở giữa hai dòng thừa số thứ nhất và thừa số thứ hai và lùi ra khoảng 1,2 mm, rồi kẻ vạch ngang bằng thước kẻ. Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn (hoặc tính từ phải sang trái). Các chữ số ở tích nên viết sao cho thẳng cột với theo từng hàng, bắt đầu từ hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn của thừa số thứ nhất. Đối với cách viết từng chữ số của tích có nhớ, ta nên viết số đơn vị, nhớ số chục. (hoặc nhắc học sinh viết số bên tay phải nhớ số bên tay trái). Phép chia Tôi nghĩ thực hiện đặt tính và tính cộng, trừ, nhân, chia theo cột dọc, thì phép chia là khó nhất vì: Học sinh hay quên, thực hiện chưa đầy đủ các hàng cao đến hàng thấp (có em chỉ mới thực hiện đến hàng trăm, chục mà không thực hiện hết). Cần hướng dẫn kĩ cho học sinh cách nhân ngược lên và trừ lại, . . . Đặc biệt đối với học sinh yếu toán, tôi hướng dẫn kĩ cách đặt tính, nhằm giúp các em thấy được hàng nào thực hiện rồi, hàng nào chưa thực hiện. Thực hiện như sau: 10 : 5 = 2 (can) Đáp số: 2 can. Song song với qui trình hướng dẫn giải, tôi luôn lưu ý học sinh cách trình bày bài giải sao cho phù hợp với trình tự yêu cầu của đề, cụ thể như bài toán vừa hướng dẫn trên, tôi hướng dẫn các em trình bày như sau: Bài giải Số lít mật ong đựng trong mỗi can là: 35 : 7 = 5 (l) Số can đựng 10l mật ong là: 10 : 5 = 2 (can) Đáp số: 2 can. * Giúp học sinh nắm, thuộc các qui tắc đã học. Tuy nhiên học sinh đã biết cộng, trừ, nhân, chia, . . . cũng chưa giải hết được các bài toán trong chương trình sách giáo khoa toán lớp 3. Vì thế tôi cần giúp cho các em thuộc và khắc sâu các qui tắc đã học để áp dụng và làm toán tốt hơn, tôi làm như sau: Tôi soạn lại các qui tắc đã học và có ví dụ , rồi in trên giấy A4, phát cho học sinh và yêu cầu các em phải học thuộc. Giải pháp 3. Sự quan tâm, động viên, khích lệ của các cá nhân và tổ chức xã hội. - Duy trì việc thi “ Giải toán qua mạng” hằng năm cho học sinh. - Nhà trường, gia đình, thầy cô luôn biết khích lệ biểu dương các em kịp thời. Hãy khen ngợi những em hoàn thành tốt môn Toán để các em thấy giá trị của mình được nâng cao, có niềm tin và hứng thú học tập hơn. - Luôn thể hiện cho học sinh thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học sinh, lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có một sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. - Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh; kiên trì vận động cha mẹ tích cực tham gia vào việc học tập của con em. - Giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu, phải thường xuyên đổi mới, sử dụng tốt các phương pháp dạy thông qua từng tiết dạy cụ thể sao cho phù hợp với học sinh, kiên trì bền bỉ từng bước thì chắc chắn sẽ gặt hái được thành quả tốt đẹp. * Tính mới của giải pháp. - Tôi nghĩ rằng đây là sáng kiến mang cả tính mới về nội dung và hình thức. Bởi vì việc tìm ra "Một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 3" là cần thiết trong nhà trường. Các giải pháp đã nêu lên các cách hình thành kiến thức, kĩ năng cho học sinh một cách dễ hiểu, dễ làm, đạt hiệu quả và chủ động trong quá trình học từ đó giúp các giáo viên dạy học môn Toán tốt hơn. - Phân hóa học sinh để có phương pháp giảng giạy phù hợp. - Gần gũi, quan tâm và xây dựng mối quan hệ thầy - trò để học thoải mái phát huy tính tích cực trong tiết học. - Khích lệ, quan tâm học sinh giải toán qua mạng để nâng cao kĩ năng giải toán. - Sáng tạo trong khích lệ học sinh theo thông tư 22/2016. - Giáo viên cần quan sát đến thái độ, hành động, sai sót của học sinh để kịp thời sửa chữa. - Giáo viên luôn có ý thức rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. * Khả năng áp dụng. Tôi thiết nghĩ việc thực hiện các giải pháp trong sáng kiến của tôi có thể áp dụng cho tất cả mọi giáo viên khối lớp 3 ở Tiểu học, ở các vùng miền khác nhau trên đất nước. Để có những mầm non thực sự là chủ nhân tương lai của đất nước cần có những người thầy thực sự tâm huyết và có trách nhiệm với nghề, song bên cạnh đó rất cần có sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục, của Ban giám hiệu nhà trường và sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc nghiên cứu, áp dụng "Một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn toán lớp 3". Rất mong nhận được sự đánh giá của đồng nghiệp để sao cho chất lượng học sinh ngày càng nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của ngành và chất lượng đào tạo trong trường Tiểu học./. Văn Hải, ngày tháng 4 năm 2021 Nguyễn Thị Thu Hà
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn Toán Lớp 3.pdf