Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giờ dạy phân môn Tập đọc Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giờ dạy phân môn Tập đọc Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng giờ dạy phân môn Tập đọc Lớp 3

A. ĐẶT VẤN ĐỀ. Trong xu thế đổi mới của nền giáo dục nước nhà, Giáo dục Tiểu học đang tạo ra định hướng có giá trị. Cùng với năm môn học khác. Tiếng Việt là môn học có nhiều đổi mới cả về mục đích nội dung và quan niệm dạy học. Với sáu phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Tập viết, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu - Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là cơ sở để tiếp thu và lĩnh hội tri thức của các môn học khác. Xuất phát từ thực tế dạy môn Tiếng việt ở nhà trường nói chung, phân môn Tập đọc ở bậc Tiểu học nói riêng đang là một vấn đề được các nhà trường quan tâm. Biết đọc là có thêm một công cụ mới để học tập, để giao tiếp, để nắm bắt được mọi thông tin diễn ra hằng ngày trong xã hội. Đặc biệt khi đọc tác phẩm văn học, con người không chỉ được thưởng thức cái hay, cái đẹp mà còn được thức tỉnh về nhận thức và còn dung động về tình cảm nảy nở những ước mơ tốt đẹp được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh cũng như được bồi dưỡng tâm hồn Với một phân môn thuộc môn Tiếng Việt bậc Tiểu học Tập đọc giữ vai trò đặc biệt quan trọng, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng đọc một văn bản. Đọc để giải mã các tín hiệu ngôn ngữ , để hiểu tác phẩm. Chính vì vậy dạy đọc có ý nghĩa to lớn ở Tiểu học, nó trở thành một kĩ năng cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học, nó là công cụ học tập các môn khác. Học sinh đọc tốt, đọc một cách có ý thức sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, bồi dưỡng các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ một cách logic cũng như có hình ảnh, những kĩ năng này các em sẽ sử dụng suốt đời Vì vậy, dạy đọc có ý nghĩa vô cùng quan trọng nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển nhân cách con người. Vì những lý do nêu trên và do yêu cầu của giáo dục Tiểu học, tôi xin trình bày một số quan điểm của cá nhân về “Nâng cao chất lượng giờ dạy phân môn Tập đọc lớp 3”như sau : B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 khó nhất, phần trọng tâm của bài .Ở khâu này giáo viên ít mắc lỗi về thao tác kĩ thuật nhưng lại không biết cách tổ chức như thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của mỗi học sinh , chưa chú ý đến tốc độ đọc, cách phát âm, cách ngắt nghỉ hơi nhấn giọng của các em. Việc phân bố thời gian luyện đọc ít dẫn đến tiết học buồn tẻ, đơn điệu. Thời gian luyện đọc ít dẫn đến hiệu quả giờ dạy đạt không cao, không sửa chữa được lỗi phát âm sai chủ yếu cho học sinh. Giáo viên ít chú ý đến đối tượng học sinh yếu, giáo viên còn áp đặt mà coi nhẹ việc phát triển tư duy, chưa dẫn dắt để học sinh thâm nhập, tự khám phá về cái hay, cái đẹp trong bài văn, bài thơ, đặc biệt là rèn đọc diễn cảm, đọc hiểu cho học sinh, các em còn gặp khó khăn khi tiếp xúc với câu văn dài và giọng đọc phân vai. III. Yêu cầu nhiệm vụ và hình thức nâng cao giờ dạy Tập đọc. 1. Yêu cầu nhiệm vụ của phân môn Tập đọc - Tập đọc là phân môn thực hành, nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo lên từ 4 kĩ năng, cũng là 4 yêu cầu của chất lượng đọc đó là:đọc đúng, đọc nhanh ( lưu loát trôi chảy), đọc có ý thức ( hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu ) và đọc diễn cảm. Bốn kĩ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc : đọc thành tiếng và đọc thầm, chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong những kĩ năng này sẽ tác động tích cực đến những kĩ năng khác.Vì vậy trong dạy đọc không được xem nhẹ yếu tố nào. - Giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách. Thông qua việc dạy đọc phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ của môn Tiếng Việt. - Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, kiến thức đời sống, kiến thức về văn học, 3 dung từng đoạn hay toàn bài đọc, phát biểu ý kiến của bản thân về một nhân vật hoặc một vấn đề trong bài đọc. - Nghe : Nghe và nắm được cách đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. Hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy cô, hiểu và có khả năng nhận xét ý kiến của bạn. - Thông qua các bài đọc học sinh được trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học ,phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống cụ thể : + Làm giàu và tích cực hoá vốn từ , vốn diễn đạt. + Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống, cung cấp mẫu để hình thành một số kĩ năng phục vụ cho cuộc sống và việc học tập của bản thân ( như điền vào các tờ khai đơn giản, làm đơn, viết thư, phát triển trong cuộc họp, giới thiệu hoạt động của trường lớp, bảo vệ môi trường xung quanh....) + Phát triển một số tư duy cơ bản ( phân tích ,tổng hợp, phán đoán ...) - Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng ; tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống ; hứng thú đọc sách và yêu thích tiếng Việt, cụ thể: + Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn và trách nhiệm đối với ông bà, cha mẹ , thầy cô ; yêu trường, lớp ; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè vị tha, nhân hậu. + Xây dựng ý thức và năng lực thực hiện những phép xã giao tối thiểu. + Từ những mẩu chuyện, bài văn, bài thơ hấp dẫn trong sách giáo khoa, hình thành ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn học, cảm thụ vẻ đẹp của tiếng Việt và tình yêu tiếng Việt. 4. Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Tập đọc lớp 3. Đứng trước tầm quan trọng, vị trí nhiệm vụ của phân môn Tập đọc và dạy tập đọc lớp 3, đứng trước tình hình thực tế giảng dạy phân môn tập đọc lớp 3 hiện nay, tôi mạnh dạn xin trình bày về các hình thức để “Nâng cao chất lượng giờ dạy phân môn Tập đọc lớp 3 như sau”: + Nâng cao chất lượng dạy tập đọc qua việc đọc mẫu của giáo viên : - Việc đọc mẫu của giáo viên đòi hỏi phải chuẩn mực, chính xác có tác dụng làm 5 còn phát âm sai theo thói quen địa phương. Để khắc phục lỗi này tôi đã điều tra, phân loại lỗi ngay từ đầu năm cho từng em, từng nhóm để có kế hoạch bồi dưỡng uốn nắn. Trong bảng theo dõi phát âm của học sinh, tôi ghi rõ mức độ tiến bộ, những khuyết điểm còn mắc phải trong từng tháng để từng bước dứt điểm. Khi hướng dẫn phát âm, tôi phân tích cho các em thấy sự khác biệt của phát âm đúng với phát âm sai mà các em mắc phải. Giáo viên có thể làm mẫu hay dùng hình vẽ để minh hoạ để các em thấy được hệ thống môi, răng, lưỡi khi phát âm. *Đọc từng đoạn trước lớp. + Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài (một hoặc hai lượt ) trong khi theo dõi học sinh đọc, giáo viên kết hợp rèn cho học sinh biết ngừng, nghỉ hơi đúng chỗ, biết phân biệt câu thơ và dòng thơ có những bài thơ phải đọc vắt hai dòng thơ vào thành một câu thơ. Ngoài việc rèn cho học sinh biết ngắt hơi sau dấu phẩy, nghỉ hơi sau dấu chấm, việc nghỉ hơi sau dấu chấm cảm, chấm lửng, chấm phẩy cũng hết sức cần thiết. Đối với câu văn dài, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thành cụm từ, biết giữ hơi để khỏi phải ngắt quãng giữa các âm tiết. Ngoài việc rèn đọc cho học sinh giáo viên kết hợp sửa cho học sinh những câu học sinh đọc bị vấp, bị ngắt quãng nửa chừng, đọc rời các âm tiết, giáo viên cho học sinh đọc lại và sửa cho các em. + Giáo viên kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ mới xuất hiện trong từng câu, đoạn (gồm các từ được chú giải ở cuối bài và những từ ngữ khác mà học sinh chưa hiểu ) giáo viên có thể yêu cầu học sinh dựa vào phần chú giải trong sách giáo khoa để giải nghĩa từ hoặc áp dụng một vài biện pháp giúp học sinh nắm được nghĩa của những từ mới như giải nghĩa bằng từ đồng nghĩa, bằng từ trái nghĩa, bằng tranh minh hoạ, bằng cách mô tả hoặc bằng cách đặt câu với từ cần giải nghĩa. Không nên áp dụng các biện pháp giải nghĩa quá cồng kềnh, làm mất thời gian và chệch trọng tâm bài. *Đọc từng đoạn trong nhóm. 7 khác đọc thầm, sau đó trao đổi ,thảo luận về vấn đề do giáo viên nêu ra) + Phạm vi và nội dung tìm hiểu như sau: - Nhân vật ( số lượng, tên, đặc điểm ) tình tiết của câu chuyện, nghĩa đen và nghĩa bóng dễ nhận ra của các câu văn, câu thơ. - Ý nghĩa của câu chuyện, của bài văn, bài thơ . - Cách tìm hiểu nội dung bài đọc. Phương hướng và trình tự tìm hiểu nội dung bài đọc thể hiện những câu hỏi và bài tập sau mỗi bài. Đối với học sinh lớp 3, trước hết sách giáo khoa nêu các câu hỏi và bài tập giúp học sinh tái hiện nội dung bài đọc ( câu hỏi tái hiện ) sau đó mới đặt ra những câu hỏi giúp các em nắm được những vấn đề thuộc tầng sâu hơn như ý nghĩa của bài, tính cách nhân vật, thái độ của tác giả ( câu hỏi suy luận ). Dựa vào hệ thống câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên tổ chức cho học sinh sao cho mỗi em đều được làm việc để tự mình nắm được bài .Bằng nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh luyện tập một cách tích cực : trả lời câu hỏi, trao đổi ý kiến, thực hiện nhiệm vụ ( hoặc bài tập ) do giáo viên giao, sau đó báo cáo kết quả để nhận xét.Trong quá trình tìm hiểu bài. Giáo viên cần rèn cho học sinh cách trả lời câu hỏi, diễn đạt ý bằng câu văn gọn rõ. Sau khi học sinh nêu ý kiến. Giáo viên sơ kết, nhấn mạnh ý chính và ghi bảng ( nếu cần ). Phần mở rộng giáo viên cho học sinh liên hệ thực tế, giáo dục đạo đức cho học sinh. + Nâng cao chất lượng giờ dạy Tập đọc qua hướng dẫn đọc ( luyện đọc lại ) và học thuộc lòng : Đây là phần luyện đọc nâng cao do vậy đòi hỏi học sinh phải đọc đúng, rõ ràng, lưu loát, đọc diễn cảm, đọc phân vai... Do vậy giáo viên tiến hành các bước như sau : *Luyện đọc thành tiếng : Giáo viên có thể chọn đọc mẫu một đoạn giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thể hiện đúng nội dung bài. Với một số câu văn, câu thơ đặc biệt, giáo viên đánh dấu nhấn giọng hoặc ngắt giọng để giúp học sinh nắm 9 - Chọn người uyên bác. Hình thức này nên tổ chức trò chơi vào cuối tiết học để tạo không khí vui tươi, nhẹ nhàng, gây hứng thú cho học sinh. 5. Kế hoạch bài dạy thực nghiệm: Bài1:“ Quạt cho bà ngủ”. ( Trang 23- Tiếng Việt 3.tập 1) I. Mục đích yêu cầu: - Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. - Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc lòng cả bài thơ). - Từ đó giáo dục cho học sinh tình cảm kính yêu ông bà, cha mẹ, ... II.Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ SGK - Bảng lớp viết sẵn bài thơ ( học thuộc lòng) III. Các hoạt động dạy học : 1.Kiểm tra bài cũ : - Hai học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện “ Chiếc áo len” theo lời của Lan. - Qua câu chuyện, em hiểu điều gì ? 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu tranh minh hoạ SGK dẫn dắt vào nội dung bài thơ. b.Luyện đọc : - Giáo viên đọc bài thơ với giọng dịu dàng, tình cảm. - Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ : + Đọc từng dòng thơ : Học sinh nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ, giáo viên kết hợp nhắc nhở các em ngắt nhịp đúng trong các khổ thơ : Ơi / chích choè ơi ! // 11 hoa được đính vào bảng .Học sinh hái hoa bốc vào khổ nào đọc khổ thơ đó. + Vài học sinh thi đọc thuộc cả bài thơ, lớp và giáo viên bình chọn bạn đọc tốt nhất, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò : - Nhắc lại nội dung bài. Em thấy tình cảm của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà như thế nào? - Giáo viên cho học sinh liên hệ thực tế hàng ngày để giáo dục học sinh. - Nhận xét giờ học Bài 2: Cửa Tùng( Trang 109Tiếng Việt 3 tập 1) I - Mục tiêu. - Bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm, ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn. - Hiểu ND : Tả vẻ đẹp diệu kì của Cửa Tùng - một cửa biển thuộc miền Trung nước ta. (trả lời được các câu hỏi trong SGK). - Học sinh có ý thức giữ gìn cảnh đẹp và yêu quý quê hương đất nước. II. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ bài tập đọc. III - Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: - 2 Học sinh đọc và TLCH bài “Người con của Tây Nguyên”. 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu tranh minh hoạ sách giáo khoa dẫn dắt vào nội dung bài...Cửa Tùng là một cửa biển rất đẹp của Miền Trung. Bài đọc hôm nay sẽ cho các em thấy Cửa Tùng có vẻ đẹp đặc biệt như thế nào ? b -Luyện đọc: - Giáo viên đọc mẫu giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, tràn đầy cảm xúc ngưỡng mộ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm. - Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 13
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_gio_day_phan_mon_t.doc