Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 3

doc 5 trang sangkienlop3 20/10/2023 2080
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Lớp 3
 I.1. Lí do chọn đề tài
 Như chúng ta đã biết phần lớn những tri thức, kinh nghiệm của đời sống những 
thành tựu văn hoá khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả 
những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết 
đọc thì con người không thể tiếp thu được nền văn minh của loài người. Không 
thể sống một cuộc sống bình thường, không thể làm chủ trong xã hội hiện đại. 
Ngược lại, biết đọc con người có thể dễ dàng tiếp thu nền văn minh của nhân loại. 
Vì thế, học có những hiểu biết, có khả năng chế ngự một phương tiện văn học cơ 
bản giúp cho họ giao tiếp với thế giới bên trong của người khác, đặc biệt khi đọc 
bài( Tập đọc, học thuộc lòng). Con người không chỉ thức tỉnh về nhận thức, mà 
còn rung động tình cảm nảy nở những ước mơ cao đẹp. Đọc khơi dậy tiềm lực 
hành động, sức sáng tạo, cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc, con 
người sẽ không có điều kiện giáo dục mà xã hội dành cho họ. Họ chỉ hình thành 
một nhân cách toàn diện. Đặc biệt trong thời buổi bùng nổ thông tin, biết đọc ngày 
càng quan trọng vì nó sẽ giúp con người ta sử dụng các nguồn thông tin. Đọc 
chính là học nữa, học mãi đọc để tự học, học cả đời.
 Chính vì vậy Tập đọc là một phân môn có ý nghĩa to lớn ở tiểu học. Nó trở 
thành một đòi hỏi cơ bản, đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ phải học 
đọc sau đó đọc để học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ trong giao tiếp và 
học tập nó cũng là một công cụ để học các môn học khác nó tạo ra hứng thú và 
động cơ học tập. Đồng thời nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học. Tập 
đọc là khả năng không thể thiếu của con người trong thời đại văn minh. Biết đọc 
sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn, hướng các em tới cái thiện, cái đẹp, dạy cho 
học sinh biết cách suy nghĩ lô gíc, tư duy có hình ảnh.
 Như vậy việc dạy đọc có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì nó bao gồm 
nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
Trong trường tiểu học thì phân môn tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng 
hàng đầu trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học. Dạy tốt phân môn Tập đọc 
không những rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc mà còn phát triển cho các em 
vốn từ ngữ phong phú tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác. 
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
 Dựa trên cơ sở lí luận của việc dạy học nói chung và dạy môn Tập đọc nói 
riêng. Tôi nhận thấy thực tiễn dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học ở tiểu 
học. Để khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm có trong thực tế, tôi 
xin đưa ra một số biện pháp mà tôi áp dụng có hiệu quả để rèn kĩ năng đọc cho 
học sinh lớp 3 như sau:
 + Đọc mẫu: 
 Đây là hoạt động không thể thiếu trong tiết dạy tập đọc của giáo viên. Được 
nghe giáo viên đọc mẫu học sinh sẽ nắm được cách phát âm những tiếng khó 
trong bài. Học sinh biết ngắt nghỉ đúng dấu cậu, biết nhấn mạnh giọng điệu của 
từng nhân vật. Đồng thời biết thể hiện đúng ngữ điệu lên giọng, xuống giọng, 
nhấn giọng, chuyển giọng, ngắt hơi, cường độ và cả trường độ của giọng đọc... 
Như vậy các em sẽ hiểu đúng về ý nghĩa, nội dung của từ, câu, đoạn... đúng phong 
 1 Ví dụ: Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước .ấy đứa em 
chống hai tay ngồi nhìn chị. Làm như cô giáo , Bé đưa mắt nhìn đám học trò , tay 
cầm nhánh trâm bầu nhịp nhịp trên tấm bảng. 
 (Cô giáo tí hon - Tiếng Việt 3- tập 1 trang 17)
 Với những câu có nhiều cách đọc, giáo viên nêu vấn đề cho nhiều em nêu ra 
cách đọc và giúp các em nhận ra cách đọc đúng.
 Cuối cùng là đọc toàn bài. Đây là bước thực hiện sau khi học sinh đã đọc theo 
từng đoạn. Đọc toàn bài giúp học sinh cảm thụ một cách tổng thể sắc thái của nội 
dung tác phẩm. ở bước này giáo viên cần động viên khuyến khích cách đọc biểu lộ 
tình cảm riêng, tích cực trong đổi mới phương pháp giáo dục dạy học. 
 + Đọc đúng dấu thanh.
 Để hướng dẫn học sinh đọc đúng các dấu thanh. Trước hết giáo viên phải 
hiểu đúng quy tắc đọc dấu thanh, phát âm phải chuẩn, không bị ảnh hưởng của từ 
địa phương. Có như thế khi giáo viên đọc mẫu học sinh mới phát âm theo một 
cách chính xác được. Học sinh tiểu học vẫn còn có em chưa phát âm đúng, đọc 
đúng dấu thanh do nhiều yếu tố mang lại. Trong đó có yếu tố do đặc điểm khu vực 
vùng miền mà các em sinh sống. Các em còn phát âm sai ở dấu thanh như thanh 
ngã (~) phát thành thanh sắc (') như tiếng “mỡ” thành “mớ”... là sai nghĩa của câu.
 + Đọc nối tiếp.
 Giáo viên có thể cho học sinh đọc nối tiếp từng câu hoặc từng đoạn đối với học 
sinh khá, giỏi. Đọc nối tiếp sẽ tạo điều kiện cho nhiều học sinh được tham gia vào 
hoạt động đọc. Tất cả các đối tượng học sinh từ giỏ, khá, trung bình và yếu đều 
được đọc. Từ đó khi theo dõi học sinh đọc mà giáo viên có những điều chỉnh, uốn 
nắn đối với từng đối tượng học sinh. Yêu cầu, đặc trưng của phân môn này đối với 
các em là: đọc to, rõ ràng, rành mạch. Đầu năm giáo viên gọi từng em lên đọc bài, 
nắm được những mặt mạnh, mặt yếu của học sinh để phân nhóm đối tượng học 
sinh đồng thời ghi vào sổ tay mỗi em một trang theo dõi quá trình học tập của các 
em qua các đợt kiểm tra.
 + Ngắt nhịp khi đọc. 
 Qua thực tế giảng dạy tôi thấy ở học sinh lớp 3 do tôi phụ trách nói chung 
chưa biết cách đọc ngắt nhịp. Để học sinh biết ngắt nhip trong khi đọc, trước hết 
phải hướng dẫn các em đọc đúng. Từ việc đọc đúng đó sẽ hướng dẫn các em đọc 
đúng cách ngắt nhịp. Muốn đạt được điều đó cần phải dựa vào nghĩa và quan hệ 
ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc tuyệt đối không được 
tách từ ra làm hai, không tách từ chỉ loại với danh từ nó đi kèm theo. Không tách 
giới từ với danh từ đi sau nó, không tách quan hệ từ là với danh từ đi sau nó.
Ví dụ: Không được đọc ngắt nhịp:
 Tiếng chị / Cò Bợ :
 Ru hỡi ! / Ru hời !
 Hỡi bé / tôi ơi
 Ngủ cho / ngon giấc/
 - Mà phải đọc: 
 Tiếng chị Cò Bợ ://
 3 Đây là yêu cầu cao đối với kĩ năng đọc của học sinh vì không phải học sinh 
nào cũng đọc diễn cảm được. Chính vì thế mà giáo viên nên đưa ra những yêu cầu 
sao cho phù hợp vưới từng đối tượng học sinh. Mỗi đối tượng học sinh sẽ có một 
yêu cầu cụ thể phù hợp. Nếu hình thành được kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh 
các em sẽ biết biểu lộ cảm xúc, tình cảm của mình đối với nội dung bài đọc. Biết 
thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong đoạn văn hoặc đoạn thơ. 
Biết đọc giọng phân biệt lời kể của tác giả và lời nhân vật. Biết đọc phân biệt lời 
của các nhân vật thể hiện được tình cảm, thái độ, đặc điểm của nhân vật hay tình 
cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả trong văn bản. Qua 
đọc diễn cảm các em biết nhấn mạnh các từ quan trọng trong câu. Giáo viên phải 
lưu ý. Nếu bài học là một đoạn văn bản nghệ thuật thì có thể tổ chức cho HS luyện 
tập theo từng đoạn, cuối cùng đọc diễn cảm toàn bài. Về hình thức, có thể cho HS 
làm việc cá nhân, theo cặp, theo nhóm, thảo luận tự do Nhìn chung GV nên căn 
cứ vào từng trường hợp cụ thể mà lựa chọn cho phù hợp.
III.1. Kết luận.
 Phân môn Tập đọc nói riêng môn Tiếng Việt nói chung đóng vai trò quan 
trọng giúp học sinh học tốt các môn khác, đồng thời giúp học sinh yêu thích Tiếng 
Việt hơn. Muốn dạy tốt phân môn Tập đọc, mỗi giáo viên cần phải không ngừng 
học hỏi, nghiên cứu tài liệu hướng dẫn thực hiện .Với một số biện pháp giúp dạy 
tốt phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3. Bên cạnh đó để học sinh có khả năng 
đọc đúng, hay, diễn cảm thì người giáo viên phải dạy cho học sinh đọc đúng, đọc 
diễn cảm ngay từ những lớp đầu cấp. Nhưng không phải bằng cách tăng thời gian 
luyện đọc mà coi trọng chất lượng đọc, mà phải xác định nội dung đọc, hiểu như 
nhau. Xác định được ngữ liệu nội dung từng đoạn của bài để xác định các yếu tố 
nghệ thuật và giá trị của chúng trong diễn đạt nội dung. Giáo viên phải là người 
đọc mẫu chuẩn, hay. Dạy phải tỉ mỉ, kiên trì, nhẹ nhàng. Việc đưa ra hệ thống 
phiếu bài tập phải đảm bảo các yêu cầu, phải thực hiện được mục đích, học sinh 
phải chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và trong học tập. Khi 
giảng dạy cần chú ý đến nội dung bài tập đọc. Những bài có yếu tố văn cần có 
những bài tập giúp học sinh phát hiện ra những giá trị tác dụng của chúng trong 
tác phẩm. 
 5

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_3.doc