Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh Lớp 3
Rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 3 1 LỜI NÓI ĐẦU Kể chuyện là một kĩ năng rất cần thiết của học sinh tiểu học. Mục đích chính của kể chuyện là phát triển kĩ năng nghe và nói cho học sinh; củng cố, mở rộng và tích cực hóa vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình tượng và tư duy lô gíc, nâng cao sự cảm nhận về hiện thực đời sống qua nội dung câu chuyện; bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện, đem lại niềm vui tuổi thơ trong hoạt động học tập môn Tiếng Việt. Vì vậy rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 3 là một việc làm thật sự cần thiết nhất là trong giai đoạn đổi mới như hiện nay. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự giúp đỡ đóng góp của Hội đồng nhà trường cùng tất cả các bạn đồng nghiệp để xây dựng nội dung sáng kiến của tôi thêm hoàn chỉnh và phong phú hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người viết: Nguyễn Thị Diệu Hiền Đơn vị: Trường TH Minh Hoà - Dầu Tiếng – Bình Dương Rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 3 3 PHẦN II: MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU I/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Nâng cao hiệu quả dạy học kể chuyện lớp 3. - Tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em nhận thấy tầm quan trọng của phân môn kể chuyện từ đó giáo dục động cơ học tập cho các em. - Đem lại cho các em nhiều lợi ích trong nghe, nói, đọc, viết. - Hình thành kĩ năng kể chuyện cho các em, giúp các em diễn đạt tư tưởng tình cảm một cách rõ ràng, chính xác. Đó cũng là cơ sở để các em học tốt các môn học khác và bồi dưỡng những tình cảm đạo đức tốt đẹp. II/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến việc rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 3. - Nghiên cứu thực trạng rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 3. - Tìm hiểu nguyên nhân khiến học sinh lớp 3 kể chuyện chưa hay và không có hứng thú học phân môn kể chuyện. - Đề xuất một số giải pháp có hiệu quả để rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 3. - Giúp học sinh nhận thấy vai trò của kể chuyện trong cuộc sống cũng như trong học tập nhằm nâng cao động cơ học tập để các em tự giác rèn luyện có như vậy mới đạt hiệu quả cao. - Tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến thiếu sót của từng em để có biện pháp khắc phục kịp thời, hợp lý. - Theo dõi quá trình rèn luyện của từng em để kịp thời giúp đỡ, động viên các em. - Sử dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Người viết: Nguyễn Thị Diệu Hiền Đơn vị: Trường TH Minh Hoà - Dầu Tiếng – Bình Dương Rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 3 5 1. Sử dụng phương pháp điều tra: - Tìm hiểu thực trạng rèn kĩ năng kể chuyện (thuận lợi, khó khăn, kết quả của việc rèn luyện và những nguyện vọng khi rèn luyện kĩ năng). - Tìm hiểu đánh giá của học sinh về việc dạy học Kể chuyện (Biện pháp mà thầy cô đã đặt ra để rèn kĩ năng kể chuyện cho các em. Các em có thích học Kể chuyện không? Vì sao? Vì sao em và các bạn kể chuyện chưa hay? Làm thế nào để học tốt phân môn Kể chuyện? Em sẽ làm gì để kể chuyện hay hơn? Em có ý kiến gì về quá trình dạy học kể chuyện, điều gì làm em khó tiếp thu? 2. Phân tích kết quả điều tra: Qua quá trình điều tra, tôi nhận thấy sở dĩ học sinh chưa học tốt phân môn Kể chuyện là vì: - Học sinh chưa có sự chuẩn bị trước khi kể nên chưa cảm thụ được nội dung câu chuyện. - Một số em thiếu tự tin, mất bình tĩnh khi đứng trước đám đông. - Các em chưa hiểu thế nào là kể sáng tạo quá chú tâm vào việc làm thế nào để kể khác hơn tác giả mà không chú ý đến việc kể diễn cảm. - Một số em chưa nắm được kỹ thuật kể chuyện nên còn lúng túng. - Một số học sinh chưa nhận thức được vai trị của kể chuyện hoặc ý thức học tập chưa cao nên không cố gắng học tập và rèn luyện. 3. Tổ chức các buổi sinh hoạt với chủ đề: “Rèn kĩ năng kể chuyện “ - Giáo viên chọn một số câu chuyện kể cho các em nghe để kích thích hứng thú nghe – kể chuyện của các em, làm thế nào để sau khi nghe cô giáo kể chuyện các em yêu thích chuyện kể và muốn được kể lại câu chuyện đó cho bạn bè và người thân cùng nghe. Muốn vậy trước hết giáo viên cần phải rèn luyện năng lực kể chuyện cho thật tốt để thu hút sự chú ý của học sinh. - Tổ chức cho các em thi kể chuyện có thưởng để động viên, khích lệ các em. - Tổ chức đàm thoại lấy ý kiến của học sinh về dạy học Kể chuyện. Ví dụ như: @ Trong lớp ta những bạn nào kể chuyện hay nhất? @ Học tốt phân môn Kể chuyện có lợi gì? @ Em có muốn kể chuyện được hay như các bạn không? Người viết: Nguyễn Thị Diệu Hiền Đơn vị: Trường TH Minh Hoà - Dầu Tiếng – Bình Dương Rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 3 7 ngoài tinh thần tự giác các em còn cần có nghệ thuật kể chuyện. Sau đây tôi xin nêu ra một số kĩ thuật rèn kể chuyện cho học sinh lớp 3 đạt hiệu quả cao như: II. RÈN KĨ NĂNG KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 3: 1/ Hướng dẫn học sinh đọc và cảm thụ câu chuyện: Khâu chuẩn bị của người kể vô cùng quan trọng. Người kể phải đọc đi đọc lại câu chuyện, phải suy nghĩ về những sự việc, con người trong câu chuyện, phải đồng cảm với suy nghĩ, tâm tư của tác giả, số phận của nhân vật. Đọc nhiều lần thì mới hiểu hết ý nghĩa, ngôn từ của câu chuyện. Đọc diễn cảm để lắng nghe âm điệu của tác giả và lời nói, giọng điệu cử chỉ, điệu bộ của từng nhân vật. Để tìm hiểu thấu đáo truyện có thể đặt những câu hỏi như sau: - Câu chuyện thuộc loại truyện gì? - Câu chuyện nêu vấn đề gì? Xảy ra bao giờ ở đâu? - Truyện có mấy nhân vật, đại diện cho tầng lớp người nào trong cuộc sống? Cuộc đời, số phận của từng nhân vật ra sao? - Câu chuyện xảy ra, diễn biến với các sự kiện như thế nào? Kết thúc ra sao? - Thông qua câu chuyện có thể rút ra ý nghĩa gì cho cuộc sống hiện tại? - Thử tóm tắt nội dung câu chuyện. 2/ Cách sử dụng lời kể trong khi kể chuyện: Khi đọc truyện, người đọc cần trung thành với ngôn từ trong văn bản. Khi kể chuyện lời kể thoát ra khỏi văn bản và trở thành ngôn từ của người kể. Trên cơ sở nắm vững cốt truyện, nhớ kĩ các tình tiết, hiểu thấu đáo nội dung và nghệ thuật của truyện, người kể chọn lựa lời kể phù hợp. + Lời kể có khi được lược bỏ đi chi tiết rườm rà, không cần thiết. + Ngược lại có thể thêm thắt một số đoạn ngắn miêu tả nhân vật, tả cảnh nhằm bộc lộ tình cảm, tâm trạng, tính cách nhân vật cho câu chuyện trở nên sinh động hấp dẫn hơn. + Trong các truyện dân gian, thỉnh thoảng có xen vào lời nói có vần điệu, những câu cố định, thì người kể phải giữ nguyên văn trong lời kể của mình. + Việc sử dụng từ ngữ trong lời kể cần phù hợp với câu chuyện. Người viết: Nguyễn Thị Diệu Hiền Đơn vị: Trường TH Minh Hoà - Dầu Tiếng – Bình Dương Rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 3 9 b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện bằng hình thức thích hợp (kể chuyện trong nhóm, kể chuyện trước lớp, thi kể chuyện tiếp sức, phân vai dựng lại câu chuyện). Ở hoạt động này, giáo viên cần lưu ý đến đặc điểm riêng của từng loại bài để dễ dàng hướng dẫn học sinh và tiến trình bài dạy diễn ra một cách nhẹ nhàng nhằm rèn luyện kĩ năng kể chuyện cho học sinh một cách tốt nhất. * Giáo viên cần lưu ý khi hướng dẫn học sinh kể chuyện: + Nếu có em đang kể bỗng lúng túng vì quên chuyện, giáo viên có thể nhắc một cách nhẹ nhàng để em đó nhớ lại câu chuyện. + Nếu có em kể thiếu chính xác, cũng không nên ngắt lời thô bạo. Chỉ nhận xét khi em đó đã kể xong. + Nên động viên, khuyến khích để các em tự tin, hồn nhiên như là đang kể cho anh, chị, em hay bạn bè nghe. * Giáo viên cần quan niệm đúng mức về kể sáng tạo. Chúng ta không coi việc học sinh kể thuộc lòng câu chuyện, kể chính xác từng câu chữ trong văn bản truyện là thiếu sáng tạo. Chỉ trong trường hợp học sinh kể như đọc văn bản, vừa kể vừa cố nhớ lại một cách máy móc từng câu chữ trong văn bản, giáo viên mới nhận xét kể như thế là chưa tốt. Sau mỗi lần học sinh kể, cả lớp và giáo viên nhận xét nhanh theo những yêu cầu sau: -Về nội dung: Kể có đủ ý đúng trình tự không? -Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có phù hợp không? Đã biết kể bằng lời của mình chưa (mức độ cao)? -Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp giữa lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? Cần đặc biệt khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo. 7/ Kết quả dạy học: Qua quá trình tìm hiểu và áp dụng, biện pháp này đã mang lại hiệu quả cao trong quá trình rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 3. Các em có hứng thú tích cực học tập và đa số học sinh (35/38 em) có kĩ năng kể chuyện tốt và có 3 học sinh đạt giải cao trong hội thi kể chuyện cấp trường (một giải nhất, một giải nhì và một giải ba), có Người viết: Nguyễn Thị Diệu Hiền Đơn vị: Trường TH Minh Hoà - Dầu Tiếng – Bình Dương Rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 3 11 Phát huy hết hiệu quả của từng biện pháp dạy học, phối hợp linh hoạt các biện pháp để mọi học sinh trong lớp đều được hoạt động. Giáo viên là người khơi gợi ý thức, quyết tâm và lòng tự tin của học sinh; động viên nhắc nhở kịp thời để học sinh tự giác nâng cao kết quả rèn luyện. Giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với gia đình và cộng đồng để giáo dục học sinh một cách toàn diện. Trên đây là một số giải pháp để giúp học sinh lớp 3 rèn kĩ năng kể chuyện. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của hội đồng sư phạm nhà trường và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin thành thật cảm ơn! Minh Hòa, ngày 2 tháng 2 năm 2012 Người viết Nguyễn Thị Diệu Hiền NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Người viết: Nguyễn Thị Diệu Hiền Đơn vị: Trường TH Minh Hoà - Dầu Tiếng – Bình Dương Rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 3 13 Người viết: Nguyễn Thị Diệu Hiền Đơn vị: Trường TH Minh Hoà - Dầu Tiếng – Bình Dương Rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 3 15 LỜI NÓI ĐẦU Trang 1 PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trang 2 PHẦN II: MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Trang 3 PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trang 4 PHẦN IV: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trang 5 PHẦN V: BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trang 11 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP Trang 12 TRƯỜNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP Trang 13 HUYỆN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP Trang 14 TỈNH Người viết: Nguyễn Thị Diệu Hiền Đơn vị: Trường TH Minh Hoà - Dầu Tiếng – Bình Dương
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_ke_chuyen_cho_hoc_sinh_lop.doc