Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 3

doc 12 trang sangkienlop3 12/11/2023 2120
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 3
 Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3
 MỤC LỤC
A. TÊN ĐỀ TÀI ......2
B. PHẦN MỞ ĐẦU......2
I. Lí do chọn đề tài.........2
II. Mục đích nghiên cứu........3
III. Đối tượng nghiên cứu .3
IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm ...3
V. Phương pháp nghiên cứu..........3
VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.............3
C. PHẦN NỘI DUNG......4
I. Nội dung lý luận:................................................................................................4
II. Hiện trạng:............................4
III. Giải pháp thực hiện.........5
IV. Kết quả:.........................................................................................................10
D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............11
I. Kết luận............................................................................................................11
II. Kiến nghị.........................................................................................................11
 Giáo viên: Nguyễn Thị Như Quỳnh 1 Trường Tiểu học Hướng Phùng Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3
lượng đọc cho học sinh tôi mạnh dạn đề xuất một vài kinh nghiệm nhỏ của mình 
về vấn đề: “ Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3".
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 Bản thân tôi khi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm ra phương pháp 
và hướng đi giúp học sinh học tập tốt hơn. Qua đó từng bước nâng cao năng lực 
đọc đúng, đọc hay và đọc diễn cảm của mỗi học sinh.
 Rèn kỹ năng và năng lực đọc cho học sinh.
 Trau dồi kiến thức văn học, kiến thức ngôn ngữ, kiến thức đời sống cho 
 học sinh.
 Giáo dục thẩm mĩ, tình cảm, phát triển tư duy cho học sinh.
 Học sinh đọc tốt còn giúp các em học tốt các môn khác.
 Đọc hay, đọc diễn cảm: Học sinh khi đọc bài văn, bài thơ phải biết ngắt 
 nghỉ đúng các dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm. Khi đọc biết 
 lên giọng, hạ giọng ở những câu văn, bài thơ, hơn nữa là đọc phân vai.
 Học sinh hiểu được nội dung văn bản và thể loại (văn xuôi hay thơ), từ đó 
 học sinh có thái độ, tình cảm đúng trong cuộc sống.
 Thông qua dạy học giúp các em có điều kiện tiếp cận và nắm bắt các môn 
 học, hiểu các văn bản, tiếp thu và chiếm lĩnh được tri thức, tự tin khi giao tiếp 
 nhằm góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại, phát triển 
 toàn diện về mọi mặt Đức - Trí - Thể - Mĩ cho học sinh.
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Hiện trạng đọc diễn cảm trong phân môn Tập đọc của học sinh.
 Các phương pháp dạy giúp học sinh đọc diễn cảm tốt phân môn Tập đọc 
 lớp 3.
 IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM
 Học sinh lớp 3A trường Tiểu học Hướng Phùng.
 Tổng số: 41 em, trong đó:
 Nam: 18 em. Nữ: 23 em.
 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Qua quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành sử dụng phối hợp nhiều phương 
pháp nghiên cứu đó là: 
 Phương pháp điều tra.
 Phương pháp đối chứng.
 Phương pháp tổng quát.
 VI. PHẠM VI, KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.
 1. Phạm vi nghiên cứu.
 Giáo viên: Nguyễn Thị Như Quỳnh 3 Trường Tiểu học Hướng Phùng Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3
 III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 Để giải quyết được mục đích yêu cầu của tiết Tập đọc và khắc phục 
những nguyên nhân tồn tại đã nêu trên. Tôi đã tiến hành thực hiện những 
giải pháp, biện pháp cụ thể sau: 
 1. Phân loại đối tượng học sinh.
 Để giúp cho việc dạy học theo đối tượng học sinh có hiệu quả, ngay từ 
ngày đầu năm học, tôi đã điều tra và theo dõi việc đọc của từng em rồi ghi vào 
sổ theo dõi để lên kế hoạch dạy học theo nội dung, chương trình và thời điểm 
của năm học, đồng thời theo dõi sự tiến bộ dù là rất nhỏ của học sinh. Từ đó, tôi 
động viên, khuyến khích các em và thay đổi kế hoạch dạy học sao cho phù hợp 
với từng đối tượng học sinh. Qua tìm hiểu điều tra để nắm chắc đối tượng học 
sinh về lựa chọn, đặc biệt là về kĩ năng đọc và phân loại học sinh theo ba đối 
tượng: 
 Đối tượng 1: Học sinh biết đọc diễn cảm.
 Đối tượng 2: Học sinh mới chỉ biết đọc to, rõ, lưu loát. 
 Đối tượng 3: Học sinh đọc nhỏ, lý nhí, ấp úng, ngọng. 
 Dựa vào đó, tôi đã sắp xếp chỗ cho học sinh những em đọc yếu ngồi cạnh 
những em đọc khá, đọc tốt để đôi bạn cùng tiến.
 2. Nâng cao kỹ năng đọc diễn cảm thông qua việc thay đổi hình thức 
luyện đọc.
 Với thời lượng 45 phút dành cho phân môn tập đọc. Nếu người giáo viên 
không chú ý đến các hình thức tổ chức khác nhau thì tiết dạy sẽ rất buồn tẻ, 
nhàm chán, không gây được hứng thú cho học sinh và hiệu quả của phần luyện 
đọc sẽ không cao. Do vậy nghiên cứu và vận dụng các hình thức luyện đọc khác 
nhau là một việc làm rất quan trọng .
 Bản thân tôi khi dạy phần này, tôi chia thành các bước sau:
 Bước 1: Giáo viên đọc mẫu, tôi gọi một học sinh khá, giỏi đọc lại bài (cả 
lớp đọc thầm) và hướng dẫn giọng đọc.
 Bước 2: Tôi cho học sinh đọc nối tiếp từng câu sao cho mỗi học sinh được 
đọc ít nhất một câu trong bài. Tôi chú ý sửa lỗi phát âm cho học sinh bằng các 
hình thức: giáo viên phát hiện học sinh đọc sai, yêu cầu đọc lại hoặc để tự học 
sinh đó hay các bạn khác trong lớp phát hiện lỗi sai để tự sửa chữa. có như vậy 
học sinh mới thật sự chú ý vào bài, chú ý nghe bạn đọc để nhận xét.
 Bước 3: Luyện đọc đoạn.
 Tôi gọi từng học sinh đọc nối tiếp từng đoạn. Sau đó học sinh đọc nhẩm 
theo cặp, các em đọc từng đoạn cho bạn bên cạnh nghe để cùng giúp nhau đọc 
đúng và hay hơn.
 Lưu ý: giáo viên yêu cầu học sinh đọc nhẩm với giọng vừa phải, tránh gây 
ồn ào lớp học .
 Giáo viên: Nguyễn Thị Như Quỳnh 5 Trường Tiểu học Hướng Phùng Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3
từ láy hoặc cụm từ cố định. Ngoài ra cần biết đọc đúng giọng câu kể, câu hỏi 
biết phân biệt giọng người dẫn chuyện với từng tuyến nhân vật có tính cách khác 
nhau. Đọc diễn cảm là biểu hiện cao của đọc có ý thức và chỉ thực hiện đựơc 
trên cơ sở đọc đúng và đọc nhanh. Để đạt được những yêu cầu trên tôi đã tiến 
hành phương pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh như sau:
 Tôi tiến hành nêu yêu cầu cơ bản về việc rèn luyện kỹ năng đọc diễn 
cảm giúp các em cảm thụ bài văn, bài thơ của từng chủ đề. Hướng dẫn mỗi em 
đóng một quyển sổ để ghi những câu, những đoạn, bài văn, bài thơ hay có giá trị 
về nội dung và nghệ thuật. 
 Sau khi tiến hành như vậy, tôi vào giảng dạy theo các bước sau:
 Trước khi học bài tập đọc, tôi dặn học sinh đọc nhiều lần ở nhà cho trôi 
chảy và chuẩn bị trước phần câu hỏi, tìm hiểu nội dung bài trong sách giáo khoa, 
đề ra các yêu cầu phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 Ví dụ: Khi dạy bài “Cậu bé thông minh” 
 Bài văn được viết theo thể kể chuyện - kể về một cậu bé thông minh, tài 
giỏi, nhanh trí. Tình tiết câu chuyện hấp dẫn, sinh động. Khi đọc học sinh cần 
làm rõ những chi tiết đó bằng cách đọc nhấn giọng vừa phải ở các từ ngữ.
 “ầm ĩ”, “tìm được”, “trọng thưởng”
 Đặc biệt những câu đối thoại giữa Đức vua và cậu bé ngữ điệu đọc phải 
toát lên vẻ ngộ nghĩnh, ngây thơ nhưng thể hiện sự thông minh của cậu bé.
 “Cậu bé kia, sao cháu đến đây làm ầm ĩ?”
 Và câu trả lời hồn nhiên vô tư của cậu bé.
 “Muôn tâu Đức vua -cậu bé đáp -bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa 
cho em”.
 Vua quát: 
 Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông/ thì đẻ sao 
được!
 Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc câu hỏi và câu cảm trong bài tập 
đọc thật tốt.
 Với câu hỏi cần hỏi cao giọng ở cuối câu đồng thời nhấn giọng “ầm ĩ”.
 Với câu cảm, giáo viên phải hướng dẫn học sinh lưu ý sự khác nhau khi 
đọc câu cảm thứ nhất.
 Thằng này láo, dám đùa với trẫm.
 (Thể hiện sự hách dịch của nhà vua).
 Với câu thứ hai.
 “Bố ngươi là đàn ông / thì sao đẻ được!”
 (Khi đọc gần như là một câu hỏi - tiếng “được” hỏi cao giọng).
 Đối với những bài văn xuôi khi đọc ngoài việc tìm những dấu câu đặc biệt 
(câu hỏi, câu cảm) để hướng dẫn học sinh đọc. Giáo viên còn phải chú trọng 
cách nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở chấm phẩy, dấu hai chấm. Đặc biệt phải 
biết ngắt hơi ở chỗ không có dấu câu nhưng đó là chỗ tách ý.
 Ví dụ: Khi dạy bài: “Nhớ lại buổi đầu đi học.” 
 Giáo viên: Nguyễn Thị Như Quỳnh 7 Trường Tiểu học Hướng Phùng Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3
 Việc đọc diễn cảm thường gắn liền với ngữ điệu nên tôi thường dùng cử 
chỉ, nét mặt, để làm tăng thêm tính gợi cảm của câu văn thân mật, vui vẻ, ngạc 
nhiên, khâm phục.
 Một tờ giấy trắng Thêm tờ xanh nữa 
 Cô gấp cong cong Cô cắt rất nhanh 
 Thoắt cái đã xong Mặt nước dập dềnh 
 Chiếc thuyền xinh quá ! Quanh thuyền sóng lượn..
 Nhấn giọng những từ thể hiện sự nhanh nhẹn, khéo léo, mầu nhiệm của 
bàn tay cô giáo.
Giọng đọc chậm lại, đầy thán phục ở hai dòng thơ cuối:
 Biết bao điều lạ
 Từ bàn tay cô.
 Đoạn thơ có nhiều ý hóm hỉnh, vui vẻ cần đọc nhấn giọng một số từ ngữ 
kèm theo cử chỉ nét mặt để thể hiện sắc thái đó.
 Vui tươi, hồn nhiên như khi dạy đọc bài “Cùng vui chơi”
 Ngày đẹp lắm / bạn ơi /
 Nắng vàng trải khắp nơi /
 Chim ca trong bóng lá
 Ra sân / ta cùng chơi. //
 Quả cầu giấy xanh xanh 
 Qua chân tôi, / chân anh 
 Bay lên / rồi lộn xuống // 
 Đi từng vòng quanh quanh. //
 Với bài: “Chú ở bên Bác Hồ” cần đọc với giọng trầm lắng pha chút trang 
nghiêm. Kết hợp với cách ngắt nhịp, nhấn giọng kéo dài ở một số từ và cao 
giọng ở cuối câu hỏi. Để tạo nên âm hưởng biểu lộ sự xúc động niềm thương 
nhớ của Nga và bố mẹ trước sự hi sinh của người chú.
 Chú ở đâu, / ở đâu? 
 Trường Sơn dài dằng dặc 
 Trường Sa đảo nổi, / chìm? // 
 Hay Kon Tum, / Đắc Lắc? // 
 Mẹ đỏ hoe đôi mắt / 
 Ba ngước lên bàn thờ / 
 Đất nước không còn giặc / 
 Chú ở bên Bác Hồ.//
 Vì vậy khi học sinh luyện đọc giáo viên phải tạo được trong lớp một 
không khí thoải mái để học sinh dễ trực cảm với bài văn, có tâm trạng chờ đợi 
và chú ý nghe giáo viên đọc và cũng từ đó các em có thể học tập và bắt chước 
giáo viên.
 Trong khi rèn đọc diễn cảm tôi thường xuyên chú ý đến:
 Những học sinh rụt rè nhút nhát, tôi thường xuyên khuyến khích, không 
gắt gỏng để các em khỏi luống cuống.
 Giáo viên: Nguyễn Thị Như Quỳnh 9 Trường Tiểu học Hướng Phùng Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3
mỹ mãn như ý nhưng đó cũng là thành công bước đầu nghiên cứu, mày mò ra 
biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh của mình.
 Bên cạnh sự tiến bộ về chất lượng đọc, học sinh còn có tiến bộ cả về tâm 
lý, các em tự tin hơn trong cuộc sống, trong giao tiếp, trong hoạt động hằng 
ngày. Điều đó cũng rất quan trọng góp phần hình thành và phát triển nhân cách 
toàn diện cho các em.
 D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 I. KẾT LUẬN:
 Thông qua thực tế giảng dạy trên lớp hàng ngày tôi đi đến kết luận rằng: 
Muốn rèn luyện cho học sinh đọc diễn cảm tốt thì vai trò của người thầy giáo, cô 
giáo đặc biệt quan trọng bởi người thầy giáo luôn là tấm gương sáng, mẫu mực 
trong cách đọc diễn cảm để học sinh bắt chước. Trong mỗi giờ tập đọc, người 
thầy phải hướng dẫn cách đọc cho học sinh thật tỉ mỉ từng từ ngữ, từng câu văn, 
từng đoạn văn, phải kiên trì uốn nắn, sửa chữa kịp thời tuỳ theo từng đối tượng 
học sinh thật tận tình chu đáo.
 Vì vậy mỗi giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình gương 
mẫu trong phương pháp soạn giảng, luôn luôn trau dồi nghiệp vụ, học hỏi kinh 
nghiệm của các bạn đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy và học ở các môn 
đặc biệt là môn tập đọc ở tiểu học.
 Trên đây mới là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc rèn đọc diễn 
cảm cho học sinh trong giờ tập đọc lớp 3, trong thực tế giảng dạy mỗi người đều 
có suy nghĩ, kinh nghiệm, bí quyết nghề nghiệp riêng của mình nhằm mục đích 
cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học. Có lẽ đề tài của tôi còn nhiều thiếu 
sót và hạn chế, tôi mong được các cấp trên cùng các bạn đồng nghiệp góp ý kiến 
bổ sung để kinh nghiệm dạy học của tôi thêm phong phú, hoàn thiện góp phần 
nhỏ bé đưa sự nghiệp giáo dục phát triển.
 II. KIẾN NGHỊ:
 Đối với giáo viên:
 Giáo viên phải nắm chắc đối tượng học sinh để có những biện pháp dạy 
học đạt kết quả cao nhất nhằm phát huy hết tính tích cực trong học tập, tổ chức 
điều khiển khéo léo gây bầu không khí sôi nổi kích thích hứng thú học tập và 
nâng cao ý thức tự giác của học sinh.
 Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi kết quả học tập của con em và yêu 
cầu phụ huynh cần quan tâm nhắc nhở các em rèn đọc trong thời gian ở nhà. 
 Luôn động viên khuyến khích học sinh khi các em có tiến bộ. 
 Đối với học sinh:
 Khuyến khích mỗi học sinh có quyển sổ ghi chép để sưu tầm những câu 
thơ, câu văn, bài thơ, bài văn hay.
 Giáo viên: Nguyễn Thị Như Quỳnh 11 Trường Tiểu học Hướng Phùng

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_doc_dien_cam_cho_hoc_sinh.doc