SKKN Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh Lớp 3 viết sai chính tả trong môn Tiếng Việt
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh Lớp 3 viết sai chính tả trong môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh Lớp 3 viết sai chính tả trong môn Tiếng Việt
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh lớp 3 viết sai chính tả trong môn Tiếng Việt lớp 3 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống" 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 3 tại các trường Tiểu học. 3.Tác giả: Họ và tên: Phạm Thị Mai Lan Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường Tiểu học Vĩnh Phong- Tiền Phong Điện thoại DĐ: 0984975825 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Tiểu học Vĩnh Phong- Tiền Phong Địa chỉ: xã Tiền Phong- Vĩnh Bảo- Hải Phòng Điện thoại:. I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT: Như chúng ta đã biết, Tiếng Việt là môn học giữ vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục ở tiểu học. Môn Tiếng Việt nhằm hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh trên cơ sở những tri thức căn bản nhằm giúp các em làm chủ được công cụ ngôn ngữ để học tập trong nhà trường và giao tiếp đúng đắn, mạch lạc trong môi trường sống. Môn Tiếng Việt lớp 3 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - chương trình GDPT 2018) được chia thành nhiều hoạt động như: Đọc; Nói và nghe; Viết; Luyện tập. Mỗi hoạt động đều có mục đích, nhiệm vụ riêng của nó, song đều có một điểm chung là hình thành và phát triển bốn kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết) thông qua giao tiếp của học sinh. Riêng hoạt động Viết có vị trí đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu của môn Tiếng Việt là rèn luyện và phát triển tiếng phổ thông cho học sinh trong đó có năng lực chữ viết. Hoạt động Viết trong trường Tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả. Vì vậy, hoạt động Viết có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện 4 yêu cầu cơ bản của môn Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết). * Ưu điểm: Viết ( chính tả) có nhiệm vụ cung cấp kiến thức cơ bản về các quy tắc chính tả đồng thời còn rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết, nghe, đọc và làm các bài tập chính tả, rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Kĩ năng chính tả thực sự cần thiết không chỉ đối với học sinh tiểu học mà còn với tất cả mọi người. Khi đọc một văn bản viết đúng chính tả, người đọc có cơ sở để hiểu đúng nội dung văn bản đó. Viết chính tả đúng còn giúp các em học sinh học tốt các phân môn khác, là cơ sở cho việc học bộ môn Tiếng Việt ở tiểu học. Chính - Để nâng cao hiệu quả giờ dạy Tiếng Việt phân môn Viết tôi đã thực hiện các biện pháp sau: Biện pháp 1: Điều tra một số lỗi chính tả của học sinh Điều tra lỗi chính tả của học sinh là điều cần thiết trong việc nâng cao chất lượng của giờ Chính tả. Nếu như không điều tra lỗi chính tả của các em thì sẽ không nắm được những lỗi cơ bản của học sinh hay mắc phải mà tìm biện pháp khắc phục cho phù hợp. Vì vậy, từ thực tế, tôi đã tiến hành điều tra lỗi của các em qua các giờ học thuộc môn Tiếng Việt, qua giao tiếp hàng ngày... Tôi đã thống kê được số lỗi chính tả học sinh thường mắc phải như sau: - Lỗi phụ âm đầu: Có khoảng 25% học sinh thường viết sai các cặp phụ âm đầu như: g/ng/ngh; c/k/q ; ch/tr ; s/x ; gi/d/r ;... - Lỗi phần vần: Có khoảng 20 % học sinh lớp tôi thường hay viết sai ở các cặp vần như: ai/ay; uôi / ui ; ươi / ưi ; ươu / ưu; iêu/iu; ao/oa; uya/ya, uyêt/yêt, - Lỗi do không hiểu nghĩa của từ như: Có khoảng 30 % không hiểu nghĩa từ: Ví dụ: để dành/tranh giành, dở dang/giang sơn,... - Lỗi viết hoa: Có khoảng 15% học sinh mắc lỗi chủ yếu là không viết hoa đầu câu, danh từ riêng (tên riêng), tên địa danh và lỗi viết hoa tùy tiện. - Về dấu thanh: Có khoảng 15 % học sinh lỗi dấu thanh ?/~ (kể cả người dân địa phương) Ngoài ra ở một số bài viết, học sinh trong lớp còn mắc các lỗi khác như: Trình bày chưa sạch, chữ viết còn thiếu nét, thừa nét. Biện pháp 2: Rèn nề nếp, tư thế cho học sinh khi ngồi viết chính tả Trước hết, muốn học sinh viết đúng, đẹp thì người giáo viên cần “Rèn nề nếp tác phong cho học sinh khi viết”. Bởi tư thế ngồi viết của học sinh là cái quan trọng đầu tiên giúp học sinh có nét chữ đẹp và đúng. Vì vậy, ngay từ buổi ban đầu bước vào lớp, tôi chú ý ngay đến tư thế ngồi viết cho từng em. Để giúp các em biết ngồi ngay ngắn khi viết, trước hết giáo viên phải giải thích cho các em hiểu cần ngồi viết đúng tư thế để giúp chữ viết đẹp hơn, đúng hơn, có lợi cho sức khỏe và ngược lại, nếu ngồi xiêu vẹo người thì sẽ bị tật vẹo cột sống hoặc nếu các em nhìn sát vào vở quá thì mắt sẽ bị cận thị Sau đó, giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát và làm theo. Trong các tiết dạy chính tả, tôi luôn nhắc nhở để các em nhớ và ngồi đúng, tạo thói quen cho học sinh khi viết bài. Bạn nào ngồi đúng tư thế tôi khuyến khích tuyên dương ngay trước lớp. Biện pháp 3: Luyện phát âm Muốn học sinh viết đúng chính tả, trước hết giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho mình và cho học sinh để phân biệt các dấu thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối. Vì tiếng Việt là chữ ghi âm, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau nên biện pháp này là rất cần thiết. Nếu giáo viên chưa phát âm 3 Học sinh viết: chúng tôi ra về trong tiếc nuối. Học sinh cần hiểu “tiếc” có nghĩa là là một phản ứng cảm xúc tiêu cực có ý thức đối với một tình huống không mong muốn, còn “tiết” là tiết kiệm. Vì vậy các em phải viết là “tiếc nuối”. * Luyện viết (Nghe – viết): Người mẹ (Bài 11 trang 53 Tiếng Việt 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) Nội dung viết: Đáp số đúng rồi! Chợt thầy reo lên: Học sinh mắc lỗi viết “reo”. Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa: “reo” là để bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi còn “gieo” là ươm mầm giống cây xuống đất để nó phát triển (gieo mầm, gieo hạt). Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết chính tả khi mà học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng. Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh. Giáo viên chú giải từ mới ở phân môn Tập đọc kết hợp đặt câu. Nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã hiểu nghĩa từ; tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô hình, tranh ảnh, Với những từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để giải nghĩa từ. Biện pháp 6: Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả a. Hướng dẫn học sinh mẹo phân biệt x/s; r/d/gi,.... 5 + Tên dân tộc: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết Như: Kinh; Tày; Mường; Sán Dìu... + Tên người: tên địa lí và tên các dân tộc Việt Nam thuộc các dân tộc thiểu số có cấu tạo từ đa âm tiết (các âm tiết đọc liền nhau). Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết. Ví dụ: Ê-đê; Ba-na; Khơ-mú... + Tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết đầu của các bộ phận tạo thành tên riêng. Ví dụ: Hội phụ nữ, Quốc hội, Phòng giáo duc, ... + Từ và cụm từ chỉ các con vật, đồ vật; sự vật được dùng làm tên riêng của nhân vật: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên riêng Ví dụ: (chú) Chuột; (bác) Gấu; (cô) Chào Mào... Khi dạy bài chính tả có tên riêng nước ngoài, tôi kịp thời cho các em nhắc lại để nhớ cách viết tên riêng nước ngoài. Đối với từng bài chính tả có liên quan đến kiến thức về các luật hay "mẹo"chính tả nào tôi kịp thời cung cấp hoặc giúp các em nhắc lại khắc sâu những mảng kiến thức đó, để các em nhớ, tránh viết sai chính tả. Với mỗi bài dạy chính tả, tôi luôn coi trọng việc cho các em nhận xét các hiện tượng chính tả trong bài viết, từ đó giúp các em dễ khắc sâu, nhớ cách viết đúng, hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho các em khi viết chính tả. c. Hướng dẫn học sinh quy tắc chính tả: Khi dạy phần luyện viết đúng (viết những tiếng các em dễ viết sai) cho các em luyện viết vào bảng con. Tôi chú trọng đến các quy tắc chính tả như: Khi nào viết c/k/q; g/gh; ng/ngh... * Khi đứng trước nguyên âm i; e; ê - Âm "cờ"viết là k - Âm "gờ" viết là gh - Âm "ngờ" viết là ngh * Khi đứng trước các nguyên âm còn lại - Âm "cờ" viết là c - Âm" gờ" viết là g - Âm"ngờ" viết là ng * Khi đứng trước âm đệm viết là u, thì âm "cờ" viết là q * Luật trầm – bổng (luật hỏi – ngã trong từ láy): Có thể cho học sinh học thuộc hai câu thơ sau: Chị Huyền mang Nặng Ngã đau 7 Dạng 1: . Bài tập điền vào chỗ trống Với dạng bài tập này sẽ giúp học sinh điền đúng âm đầu, vần vào chỗ chấm: * Ví dụ: Bài tập 2 (Bài 5 trang 29 Tiếng Việt 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) Điền vào chỗ trống ng hay ngh ? Vui sao đàn é con Miệng chúng cưới mủm mỉm Mắt chúng ..ơ ác tròn Nhìn tay ười giơ đếm. * Dạy Chính tả (Nghe – viết) : Nghe thầy đọc thơ (Bài 13 trang 61 Tiếng Việt 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1) Nội dung viết: Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra. Một số học sinh viết sai lỗi “ra” viết là “gia”, cũng có em viết là “da”. Tôi phân biệt cho các em biết nghĩa của hai từ da và gia: da viết là d – với các nghĩa có liên quan tới “da thịt”, trong “da dẻ”; còn gia viết là gi trong các trường hợp còn lại, với các nghĩa là “nhà” (gia đình), chỉ người có học vấn, chuyên môn (chuyên gia), nghĩa khác (gia vị, gia súc,) Sau phần bài viết tôi tự ra bài tập để các em hiểu thêm. Nội dung bài tập như sau: - Điền vào chỗ trống r, d hay gi ? 9 Tìm những từ có thể ghép với mỗi tiếng sau: - giao - dao - rao Giáo viên chia nhóm và tổ chức cho học sinh thi ghép đúng, nhóm nào ghép đúng được nhiều từ nhất nhóm đó thắng cuộc. + giao: giao hàng, giao nhiệm vụ, .... + dao: dao kéo, dao động, dao sắc,... + rao: rao bán, rao vặt... Dạng 4. Bài tập giải câu đố Bài tập 3 (Bài 11 trang 53 Tiếng Việt 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1) Tìm từ chỉ hoạt động hoặc đặc điểm có tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi. Giúp thỏ vượt chướng ngại vật bằng cách trả lời các câu đố. Ngoài ra giáo viên phải kết hợp cho học sinh biết xây dựng cái đúng, loại bỏ cái sai. Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những qui tắc chính tả, hướng dẫn học sinh thực hành, luyện tập nhằm hình thành kĩ năng viết đúng 11 Ngoài các bài tập trên, giáo viên còn tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi viết đúng chính tả qua các buổi học thực hành Tiếng Việt, giờ Tiếng Việt tăng cường (với lớp học 2 buổi/ngày). Nội dung các bài tập giáo viên đưa ra phải phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm gây sự hứng thú trong giờ học, cụ thể các bài tập sau: * Bài tập trắc nghiệm : Khoanh tròn vào chữ cái trước từ ngữ viết đúng chính tả: A. suy nghỉ B. nghĩ hè C. nghỉ phép D. im lặn E. lặn lội F. vắng lặn H. muối cam I. hạt múi K. sương muối Đáp án: khoanh vào C, E, K * Bài tập điền Đúng – Sai : Điền chữ Đ vào ô trống trước những chữ viết đúng chính tả và chữ S vào ô trống trước những chữ viết sai chính tả: chim xẻ mổ xẻ dìu dắt dìu biếc mải miết mãi mãi Đáp án: Điền Đ vào ô trống trước từ: Dìu dắt, mải miết, mổ xẻ, mãi mãi Điền S vào các ô trống trước từ: chim xẻ, dìu biếc * Bài tập nối tiếng: Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành từ ngữ viết đúng chính tả: A B a. mong tròn (1) b. rau khổ (2) c. cuộn muốn (3) d. khuôn cau (4) e. buồng muống (5) Đáp án: a - 3 ; b - 5 ; c - 1; d - 2 ; e - 4 * Bài tập phát hiện Tìm từ sai chính tả trong các câu sau và sửa lại cho đúng: a) Dẫu các cháu không dúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn. b) Một ngôi xao chẳng sáng đêm. c) Chỉ có vần trăng vẫn thao thức như canh gát trong đêm. 13
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_khac_phuc_tinh_trang_hoc_sinh_lop_3_viet_sai.docx