SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc cho học sinh Lớp 3 miền núi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc cho học sinh Lớp 3 miền núi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc cho học sinh Lớp 3 miền núi
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3 miền núi NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐÊ I. Lý do chọn đề tài: Tập đọc có một ý nghĩa rất to lớn trong chương trình ở tiểu học. Bởi vì ngay từ khi bắt đầu đến trường là các em phải học đọc, sau đó các em phải biết đọc để học. Khi biết đọc sẽ là công cụ, là chìa khóa, là phương tiện để giúp các em tiếp cận với những môn học khác. Không những chỉ có vậy, mà đọc còn giúp các em chiếm được một thứ ngôn ngữ dùng để giao tiếp. Đọc còn tạo ra hứng thú học tập, tạo điều kiện để các em có khả năng và tinh thần học tập cả đời đồng thời tiếp nhận nền văn minh của nhân loại. Vì lẽ đó, ở trường Tiểu học giáo viên có nhiệm vụ dạy cho học sinh một cách có hệ thống các phương pháp để hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh . Tập đọc là một phân môn thực hành mang tính tổng hợp, nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Qua bài tập đọc học sinh làm quen với ngôn ngữ văn học, các nhân vật trong các bài tập đọc, các thông điệp mà nội dung bài học cần thông báo . Tập đọc giúp các em phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, bồi dưỡng cho các em cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ qua bài đọc, từ đó giáo dục cho các em những tình cảm trong sáng tốt đẹp . Đối với học sinh lớp 3, mục đích yêu cầu đặt ra đối với việc học đọc là hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt ( đọc, nghe, nói, viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Sau khi các em đã đọc tốt là sẽ trau dồi được vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của các em về cuộc sống xung quanh. Làm giàu và tích cực hóa vốn từ, vốn diễn đạt cho các em. Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống, cung cấp mẫu hình để hình thành một số kĩ năng phục vụ cho đời sống và việc học tập của các em. Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản qua vệc tìm hiểu nội dung bài. Qua đó bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mức trong cuộc sống. Các em biết thể hiện sự kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô của mình. Các em còn biết yêu trường; yêu lớp; đoàn kết giúp đỡ bạn bè; có lòng vị tha nhân hậu. Không những các em biết thể hiện tình cảm mà các em còn có ý thức và năng lực thể hiện những phép xã giao tối thiểu thông qua những mẩu chuyện, bài văn, bài thơ hấp dẫn trong chương trình tập đọc các em được học. Hơn nữa, sau khi đọc tốt các em sẽ có lòng ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn học, cảm thụ vẻ đẹp của Tiếng Việt và tình yêu Tiếng Việt. Xuất phát từ những suy nghĩ về tầm quan trọng của việc dạy đọc, đồng thời nhận thức được yêu cầu, nhiệm vụ và vai trò của phân môn tập đọc đề ra, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phân mônTập Đọc cho học sinh lơp 3 miền núi” để nghiên cứu. II. Mục đích chọn đề tài : Rèn đọc tốt giúp cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm các bài tập đọc, bài văn, bài thơ và các em hiểu đúng nội dung của từng bài. Từ đó học sinh chiếm lĩnh PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận : Đọc là kĩ năng quan trọng hàng đầu của con người. Không biết đọc con người không tiếp thu được nền văn minh của nhân loại. Nhờ biết đọc con người mới tự học, tự rèn, mới thực hiện được: “Học, học nữa, học mãi”. Đọc thông thì viết thạo, đọc thạo thì viết mới đúng. Đó là vấn đề quan trọng cần suy nghĩ và cần tìm cách để dạy Tập đọc cho học sinh Tiểu học. Tập đọc với tư cách là một phân môn của bộ môn Tiếng Việt có nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là hình thành kỹ năng đọc cho học sinh. Việc rèn kỹ năng đọc và tìm hiểu nội dung bài là cơ sở giúp học sinh lĩnh hội và tiếp thu các kiến thức của các môn học khác trong chương trình. Có đọc đúng, đọc trôi chảy mới cảm thụ được bài văn và đọc đúng sẽ hiểu được tất cả các văn bản khác. Những năng lực này không phải tự nhiên mà có, nó được hình thành thông qua quá trình học tập lĩnh hội tri thức của học sinh trong nhà trường phổ thông và trường Tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên.Tập đọc là một phân môn thực hành, nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành năng lực đọc cho học sinh từ 4 yêu cầu về chất lượng đọc : Đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc diễn cảm : - Đọc đúng, đọc nhanh là đọc lưu loát trôi chảy . - Đọc có ý thức là đọc thông, hiểu được nội dung . - Đọc diễn cảm là ngắt, nghỉ hợp lý, giọng đọc phù hợp với từng nội dung, câu đọc, bài đọc, thể hiện nội tâm trong từng lời nói nhân vật hay nội tâm toàn bộ bài đọc Các kỹ năng đọc tác động tích cực qua lại lẫn nhau. Vì vậy trong dạy học không thể xem nhẹ yếu tố nào. Phân môn Tập đọc còn hình thành ở các em phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, giúp các em thấy được ích lợi của việc đọc trong học tập và cuộc sống. Ngoài ra, phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ : - Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh - Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh . - Giáo dục tư tưởng, đạo đức, thị hiếu cho học sinh Trước yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng như vậy. Tôi luôn suy nghĩ phải làm sao cho các em thấy được rõ ràng những yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng của môn Tập đọc đồng thời tạo cho các em hứng thú, niềm say mê đối với môn học này. II .Cơ sở thực tiễn 1 T×nh tr¹ng thùc tÕ khi cha thùc hiÖn ®Ò tµi. a. VÒ phÝa häc sinh: Qua quá trình nhiều năm giảng dạy tôi được biết: Nh×n chung häc sinh Ýt häc ph©n tËp ®äc ë nhµ. NÕu cã th× häc sinh còng cha biÕt c¸ch ®äc, chØ ®äc bµi mét c¸ch qua loa chiÕu lÖ, cha cã sù chuÈn bÞ ®Çu t bµi chu ®¸o. §Õn líp: NhiÒu em cha ph¸t huy ®îc vai trß cña c¸ nh©n trong qu¸ tr×nh luyÖn ®äc, nhÊt lµ ®äc thÇm( v× ®äc thÇm ®ßi hái tÝnh tù gi¸c lµ chñ yÕu). Trong lóc häc sinh kh¸c ®äc thµnh tiÕng hay lóc c¶ líp ®äc thÇm ®Ó t×m hiÓu néi dung bµi, th× nhiÒu em l¹i cha theo dâi qu¸ tr×nh ®äc thµnh tiÕng cña b¹n, hay l¹i kh«ng ®äc cha phï hîp, hoÆc cßn thiÕu cha ®¸p øng hoÆc cha phï hîp víi c¸c lo¹i ®èi tîng häc sinh - ®Æc biÖt lµ häc sinh miÒn nói. Tõ ®ã ¶nh hëng kh«ng nhá ®Õn kÕt qu¶ häc tËp cũng như kỹ năng đọc của học sinh. 2. Sè liÖu ®iÒu tra tríc khi thùc hiÖn ®Ò tµi. Đọc chưa Đọc chưa diễn Tổng số đúng phát âm Đọc chậm Đọc diễn cảm cảm học sinh sai SL TL SL TL SL TL SL TL 34 5 14,70% 10 29,42% 15 44,12% 4 11,76% Vậy để khắc phục tình trạng trên và cũng để nâng cao hơn nữa kết quả của phân môn tập đọc cho học sinh. Tôi đã suy nghĩ, tìm tòi và áp dụng “ Một số biện nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập Đọc cho học sinh lớp 3 của tôi nói riêng và lớp 3 miền núi nói chung ”. Nhằm nâng cao chất lượng học - đọc cho các em, giúp các em học tốt hơn nữa phân môn tập đọc ở lớp 3 nói riêng và các môn học khác nói chung. III. C¸c gi¶i ph¸p thùc hiÖn: Trước khi đưa ra những biện pháp thực hiện, người GV cần nắm bắt và xác định rõ mục tiêu của mỗi bài tập đọc. Ở mỗi bài tập đọc có hai yêu cầu lớn là hướng dẫn tập đọc và tìm hiểu nội dung - ý nghĩa của văn bản. Nhưng trong hai yêu cầu đó thì yêu cầu hướng dẫn đọc là trọng tâm, bởi thời lượng dành cho rèn đọc, rèn kĩ năng đọc chiếm khá lớn trong mỗi tiết học đọc. Yêu cầu của mỗi tiết tập đọc ở lớp 3, bao gồm: Đọc đúng, đọc ngắt, nghỉ hơi đúng, đọc trôi chảy, hiểu nghĩa của từ khó trong bài và hiểu được nôi dung văn bản tiến tới đọc điễn cảm bài văn, bài thơ. Những kĩ năng này phải được giáo viên từng bước hình thành cho học sinh trong quá trình giảng dạy. Để chất lượng phân môn tập đọc đạt hiểu quả theo tôi cần thực hiện theo các biện pháp sau: Biện pháp 1: Phân loại học sinh Trong giờ tập đọc tôi đã phân loại học sinh theo 3 đối tượng: * Đối với học sinh đọc nhỏ, ngọng, ngắt ngứ : Với đối tượng học sinh này tâm lý các em này rất ngại đọc nhất là các bài dài, vì thế không thể ép các em đọc nhiều. Do đó tôi chỉ gọi các em đọc từng câu của mỗi bài sau đó năng dần lên đọc đoạn. Tôi kiên quyết sửa trên lớp bằng hình thức: cho các em luyện đọc cá nhân nhiều lần để các em làm quen với mặt chữ; luyện đọc tiếng khó, từ khó nhiều lần để học sinh đọc đúng. Có thể đọc nhiều lần ở yêu cầu bài tập, nội dung bài tập trong các phân môn khác ( Toán, Tập làm văn, Luyện từ và câu ) Tôi còn sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh hợp lý khoa học: Một học sinh đọc khá hoặc đọc tốt ngồi cạnh một học sinh yếu hơn, xây dựng đội bạn cùng tiến, cùng giúp đỡ nhau trong học tập, trong giờ đọc nhóm. Nghĩa là khi đọc nhóm những em khá hơn có thể theo dõi, giúp đỡ, hỗ trợ những học sinh học yếu hơn Chẳng hạn: phân đọc nhóm để em đọc tốt, đọc khá kèm cặp các em đọc yếu trong các tiết đọc sách thư viện, trong các bài tập đọc khi đọc nhóm . Tôi còn gặp trực tiếp phụ huynh nói trao đổi về tình hình học tập của các em để gia đình quan tâm hơn nữa Em về quê ngoại được gặp bà và được nhìn thấy đầm sen. Em được gặp bạn bè đang ríu rít tìm nhau trên con đường rực màu rơm phơi Cô hướng dẫn từ những tờ giấy màu khác nhau gấp được những gì ? ( Minh chứng của trang 7 ) Mét chiÕc thuyÒn cong cong rÊt xinh x¾n MMééttmmÆÆttttrrêêiivvííiinnhhiiÒÒuuttiiaann¾¾nngg ttoo¶¶ Biện pháp 3: Đọc mẫu tốt: Trong giờ học tập đọc, việc đọc mẫu của giáo viên đòi hỏi cao, bởi đọc mẫu của thầy hay, diễn cảm tốt thì sẽ gây được hứng thú cho hoc sinh ngay từ đầu tiết học và đồng thời đọc mẫu còn là công cụ trực quan vô cùng quan trọng truyền cảm đến học sinh. Đối với học sinh lớp 3, việc đọc mẫu của giáo viên còn là cái đích, là mẫu hình kỹ năng đọc, nó có tác động rất nhiều đến quá trình tìm hiểu bài và luyện đọc của học sinh. Có lẽ, cũng vì lý do trên mà ở mỗi bài tập đọc việc đọc mẫu của giáo viên là một bước không thể thiếu được. Trong mỗi bài tập đọc, để việc đọc mẫu đạt hiệu quả cao, người giáo viên cần xác định rõ bài tập đọc đó cần đọc giọng toàn bài như thế nào? Đoạn nào cần nhấn mạnh, cần đọc diễn cảm, cần bộc lộ cảm xúc gì? Phần đọc thành tiếng của giáo viên phải đảm bảo chất lượng, đọc chuẩn, đọc đúng rõ ràng, trôi chảy, đọc đủ nghe, nhanh vừa phải và diễn cảm. Trước khi đọc mẫu giáo viên phải ổn định trật tự, tạo cho học sinh tâm thế nghe đọc, hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh quan sát sách đọc thầm theo. Khi đọc giáo viên đúng ở vị trí bao quát được cả lớp, không nên đi lại trong khi đọc. Không những giáo viên chỉ trực quan qua đọc mẫu mà giáo viên còn trực quan cả trong cách cầm sách, giáo viên cầm sách mở rộng, đọc đủ nghe để em xa nhất cũng nghe rõ và thỉnh thoảng mắt phải rời sách, nhìn lên học sinh, để thể hiện sắc thái, cảm xúc qua bài đọc và để bao quát học sinh, nhưng không để bài đọc bị gián đoạn. Ví dụ : Bài : “ Chiếc áo len ’’- Tiếng Việt 3 , tập 1 giáo viên đọc như sau: Với giọng nhân vật “ Tuấn’’: đọc với giọng thì thào nhưng mạnh mẽ, thuyết phục: - Mẹ ơi, mẹ dành hết tiền mua cái áo ấy cho em Lan đi. Con không cần thêm áo đâu. - Con Khỏe lắm, mẹ ạ. Con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ bên trong. Giọng mẹ: đọc giọng nhẹ nhàng trầm lắng, tình cảm, âu yếm. - Năm nay trời lạnh lắm. Không có áo ấm, con sẽ ốm mất. - Để mẹ nghĩ đã. Con đi ngủ đi. Giọng Lan nũng nịu: - Nhưng con chỉ muốn một chiếc áo như thế thôi. Tóm lại, để đạt hiệu cao trong tập đọc thì phần đọc mẫu của giáo viên rất quan trọng, người giáo viên muốn học sinh của mình đọc chuẩn, hay và diễn cảm thì trước hết giáo viên phải đọc tốt. Muốn vậy người giáo viên phải nỗ lực không ngừng phấn đấu để bản thân mình thực sự là giọng đọc “ mẫu” của học sinh. Biện pháp 4 : Giải nghĩa từ và luyện đọc đúng: a- Giải nghĩa từ: Ở lớp 3, phần giải nghĩa từ khó được giải nghĩa song song cùng với bước luyện đọc hoặc đan xen vào phần tìm hiểu nội dung bài. Việc các em hiểu nghĩa của từ cũng là biện pháp giúp học sinh đọc đúng, diễn cảm và cảm thụ được các văn bản. Có rất nhiều cách để giáo viên giải nghĩa từ cho học sinh vừa dễ nhớ, vừa dễ hiểu và luyện đọc đúng sau khi đã hiểu nghĩa của từ. Giáo viên có thể chọn nhiều cách để giải nghĩa. Giải nghĩa bằng từ đồng nghĩa, bằng từ trái nghĩa, bằng tranh minh họa, bằng cách mô tả hoặc bằng cách đặt câu với từ cần giải nghĩa. Giáo viên không nên áp dụng các biện pháp giải nghĩa từ quá cồng kềnh làm mất thời gian và đi chệch trọng tâm bài học.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_phan_mon_tap.doc