SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh học môn Tiếng Việt Lớp 3 - Theo mô hình trường học mới VNEN
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh học môn Tiếng Việt Lớp 3 - Theo mô hình trường học mới VNEN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh học môn Tiếng Việt Lớp 3 - Theo mô hình trường học mới VNEN
Phßng gd& ®t huyÖn §«ng TriÒu Trêng tiÓu häc quyÕt th¾ng ===***=== Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh học môn Tiếng Việt lớp 3- Theo mô hình trường học mới VNEN”. Họ và tên: Nguyễn Thị Khánh Sinh Chức vụ: Giáo viên Tiểu học Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Quyết Thắng Năm học: 2014-2015 1 biện pháp tổ chức trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh học môn Tiếng Việt lớp 3- Theo mô hình trường học mới VNEN”. Để thực hiện được nội dung sáng kiến trên bản thân tôi nhận thấy ngay từ đầu năm nhận lớp chủ nhiệm cần phải nghiên cứu cách tổ chức học tập theo mô hình VNEN, nội dung chương trình hướng dẫn học Tiếng Việt 3.Cùng với việc nghiên cứu chương trình bản thân tôi còn phải kiểm tra đánh giá phân loại học sinh cũng như mở rộng các nội dung kiến thức mang tính đặc thù của môn học.Chính vì vậy mà tôi đã lập kế hoạch cũng như giới hạn nghiên cứu ngay trên thực tế giảng dạy lớp mình và dạy thực nghiệm một số tiết của các lớp trong khối . 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: 2.1.Mục tiêu: Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.Điều đó dẫn đến những đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học. Chương trình mới chú ý đến phương pháp dạy học nhằm thúc đẩy quá trình tự học của học sinh, tạo cho học sinh những cơ bản ban đầu kỹ năng và thói quen tự học để có thể học tập lên và học tập suốt đời. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài: Trò chơi học tập là một hình thức hoạt động thường được đông đảo học sinh hứng thú tham gia trong và ngoài lớp học. Trò chơi học tập môn Tiếng Việt nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh thực hành rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết đồng thời tiếp thu kiến thức môn học một cách tự giác sáng tạo. Tham gia vào các trò chơi học tập, học sinh còn được rèn luyện, phát triển về cả trí tuệ, thể lực và nhân cách, đáp ứng mục tiêu môn học Theo hướng đổi mới VNEN đó là lấy học sinh làm trung tâm, học sinh tự lĩnh hội và chiếm lĩnh kiến thức- người giáo viên chỉ là giúp đỡ các em thông qua các hoạt động học. 3 Để thực hiện tốt mục tiêu của môn Tiếng Việt, người giáo viên phải thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học theo mô hình học tập kiểu mới VNEN, sao cho học sinh là người chủ động nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học. Từ đó chiếm lĩnh nội dung mới của bài học, môn học. 2. Thực trạng 2.1. Thuận lợi- khó khăn. *) Thuận lợi: - Về phía GV + Được sự quan tâm của Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường, sự đồng thuận, vào cuộc của cha mẹ học sinh . + Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo sâu sắc qua các buổi thăm lớp dự giờ, xây dựng các bước dạy cũng như bài dạy , môn học , cách tổ chức lớp học theo đúng với mô hình học tập VNEN. + Giáo viên dễ dàng hơn khi tổ chức dạy học trên lớp, khắc phục được tình trạng truyền thụ kiến thức. Dựa vào thời lượng, có thể soạn bài bổ sung hoặc điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp đối tượng học sinh, đặc điểm, điều kiện cụ thể của địa phương. - Về phía học sinh: + Học sinh có cơ hội chia sẻ những trải nghiệm, được thực hành và vận dụng kiến thức,kĩ năng đã học vào đời sống hàng ngày. +Học sinh chủ yếu làm việc theo nhóm nhỏ, được tranh luận và đánh giá lẫn nhau. *) Khó khăn: - Đối với giáo viên : + Giáo viên chưa linh hoạt và làm chủ thời gian trong việc hỗ trợ từng cá nhân, từng nhóm để em nào cũng cảm thấy mình được thầy cô quan tâm. 5 - HS chưa nắm được cách chơi, luật chơi, học sinh chưa mạnh dạn, tự tin để tham gia trò chơi.. Chính vì những nguyên nhân đó bản thân tôi cần nhận thấy phải có những phương pháp dạy học phù hợp hơn trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt 3 theo mô hình trường học mới VNEN. 3. Giải pháp, biện pháp: 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. Lấy học sinh làm trung tâm, học sinh được học theo khả năng của riêng mình tự quản, hợp tác và tự giác cao trong học tập. Nội dung học gắn bó chặt chẽ với đời sống hằng ngày của học sinh. Từ đó góp phần hình thành nhân cách, giá trị dân chủ, ý thức tập thể theo xu hướng thời đại cho học sinh. HS phải tham gia các hoạt động học tập một cách tích cực, hứng thú, tự tin và tự nhiên. Tạo cho học sinh tính tự giác, tích cực trong học tập.Nhóm trưởng đóng vai trò chính trong tiết học hướng dẫn, điều hành tiết học hướng dẫn nhẹ nhàng dưới sự trợ giúp đúng mức, đúng lúc của giáo viên, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học Tiếng Việt, để từng học sinh (từng nhóm học sinh) tự phát hiện, phân tích và tự giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung kiến thức và có thể vận dụng được kiến thức đó vào luyện tập thực hành, giúp cho việc phát triển năng lực cá nhân học sinh. Giáo viên cần linh hoạt về nhịp độ học tập tùy theo đối tượng học sinh. Phụ huynh và cộng đồng phối hợp chặt chẽ với giáo viên giúp đỡ học sinh một cách thiết thực trong các hoạt động giáo dục; tham gia giám sát việc học tập của con em mình. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng trường học kiểu mới VNEN. Thay thế các phương pháp dạy học đơn điệu ít tác dụng bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại. Giúp học sinh hứng thú trong học tập, hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức. Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các qui tắc gắn với kiến thức kĩ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài học, giúp học 7 - Viết đoạn văn về chủ điểm mới. - Luyện tập viết từ đúng quy tắc chính tả. 3.2.2.Nội dung học tập ở các bài A,B, C : - Mỗi hoạt động học tập là một đơn vị bài học Tiếng Việt - Mỗi cụm bài học dùng trong 1 tuần gồm 3 bài với 3 hoạt động học tập (Ví dụ : bài 1A, 1B, 1C) - Mỗi hoạt động học tập gồm 2 phần : + Phần Mục tiêu : nêu yêu cầu về kiến thức, kĩ năng học sinh cần đạt sau khi học xong bài. + Phần Hoạt động bao gồm 3 loại hoạt động : A. Hoạt động cơ bản với các chức năng : - Khơi dậy hứng thú, đam mê của học sinh với bài mới . - Giúp học sinh tái hiện những kiến thức và kĩ năng học sinh đã có. - Giúp học sinh kết nối những kiến thức, kĩ năng đã có với kiến thức, kĩ năng mới . - Giúp học sinh thu nhận kiến thức, kĩ năng mới qua các hoạt động cụ thể như : quan sát, thảo luận,phân tích. - Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng mới một cách thú vị qua các trò chơi, qua đọc sáng tạo, qua chia sẻ kinh nghiệm và vốn sống của cá nhân. B. Hoạt động thực hành với chức năng : củng cố kiến thức, kĩ năng mới bằng cách quan sát để nhận diện kiến thức, kĩ năng mới trong bối cảnh khác . C. Hoạt động ứng dụng với chức năng : hướng dẫn học sinh áp dụng những kiến thức, kĩ năng mới vào cuộc sống thực của các em tại gia đình, cộng đồng. 3.2.3 Cách hình thức dạy học theo mô hình VNEN: Trong dạy học Tiếng Việt người giáo viên cần biết vận dụng linh hoạt và lựa chọn các phương pháp vào từng hoạt động của các dạng bài học, để hướng dẫn học sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức mới, hướng dẫn học sinh thực hành hình thành và rèn luyện kĩ năng Tiếng Việt, hướng dẫn học sinh giảng giải kết hợp việc vận 9 + Bước 8. Chúng em đánh giá cùng thầy, cô giáo. + Bước 9. Kết thúc bài, em viết vào bảng đánh giá (nhớ suy nghĩ kĩ khi viết và lưu ý về đánh giá của thầy, cô giáo). + Bước 10. Em đã học xong bài mới hoặc em phải học lại phần nào. 3.2.4. Một số nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập Tổ chức trò chơi học tập mỗi chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp, song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy luyện từ và câu có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau: - Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục. - Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học. - Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí của học sinh lớp, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường. - Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú. - Trò chơi phải chuẩn bị chu đáo . - Trò chơi phải gây hứng thú với học sinh. 3.2.5.Cấu trúc của trò chơi học tập. - Tên trò chơi. - Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kĩ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ qui định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi. - Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi học tập. - Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ qui tắc của hành động chơi qui định đối với người chơi, qui định thắng thua của trò chơi. - Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia chơi. 11 + Cho các bạn trong nhóm quan sát nhanh và nêu được tranh đó ứng với nội dung của đoạn nào trong câu chuyện đã học. + Xếp tranh và đoạn ứng với nội dung câu chuyện. + Báo cáo kết quả nhóm thực hiện với thầy cô. + Cách đánh giá hoàn thành: nhóm nào dán nhanh và đúng với thứ tự nội dung câu chuyện nhóm đó sẽ nhận được 3 tràng pháo tay khen ngợi. -Với trò chơi này tôi áp dụng trong các bài: Bài 2B “ Ai là con ngoan- HĐ 2- HĐCB” Bài 5B “ Biết nhận lỗi và sử lỗi- HĐ1 của HĐCB” Bài 6B “ Em là con ngoan, trò giỏi- HĐ1 của HĐCB”. 2. Trò chơi “ HÁI HOA” * Mục đích: - Giúp HS ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học trong chương trình. - Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc . * Chuẩn bị: - Chuẩn bị các bông hoa giấy để làm phiếu. Trên mỗi bông hoa ghi tên 1 bài hoặc 1 đoạn của bài tập đọc đã học trong chương trình. *Cách tổ chức: - Số lượng học sinh : từng các nhân tham gia chơi ( khoảng từ 10- 12 em chơi). - Thời gian chơi : 20- 25 phút. - Cách chơi: + Giáo viên treo phiếu hoa lên cây để hái. + Từng em lên bốc hoa nhận yêu cầu của mình,thực hiện các yêu cầu ghi trên phiếu. + Học sinh khác nghe và nhận xét về giọng đọc của bạn và câu trả lời của bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá. + Bình chọn bạn đọc hay và trả lời đúng- Tuyên dương trước lớp. 13 Với trò chơi này tôi vận dụng vào các bài : Bài 2C “ Thật là ngoan- HĐ1 của HĐTH” Bài 7C “ Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui- HĐ5 của HĐTH” Bài 15C “ Nhà Rông của người Tây Nguyên- HĐ1 của HĐTH”. Ngoài trò chơi trên để học sinh có thêm vốn từ tôi còn tổ chức thêm các trò chơi “Tìm từ viết đúng” sử dụng trong bài 6B “ Em là con ngoan, trò giỏi - HĐ2 của HĐTH” Bài 15B “ Hai bàn tay quý hơn vàng bạc - HĐ4 của HĐTH”. Trò chơi “ Thi tìm từ nhanh”- Bài 5C( HĐ2- HĐTH) bài 6C( HĐ2- HĐTH) bài 25C ( HĐ2- HĐTH). Trò chơi “ Thi xếp từ thành nhóm” Sử dụng trong các bài: Bài 11B( HĐ4- HĐCB) Bài 19B “ Em tự hào là con cháu Hai Bà Trưng ( HĐ1của HĐTH). 4.Trò chơi :“TRẮC NGHIỆM” * Mục đích: - Ôn tập lại kiến thức đã học; luyện phản ứng nhanh, khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá chính xác, tiết kiệm thời gian. - Rèn tính tự giác, nêu cao tinh thần đồng đội. *Chuẩn bị: - Giáo viên: chuẩn bị hệ thống câu hỏi và đáp án. - Học sinh: thẻ đúng , sai. *Cách tổ chức: Chia lớp làm 2 đội chơi, cử 2 trọng tài. - Cách 1: Giáo viên lần lượt giới thiệu từng câu hỏi, sinh học sử dụng bảng nhận xét để trả lời, trọng tài theo dõi tổng kết. Đội nào có số bạn trả lời sai ít hơn đội đó thắng cuộc. - Cách 2: Giáo viên cho học sinh tự làm bài, lần lượt đưa từng đáp án, học sinh kiểm tra bài làm của mình; tự giác trả lời bằng thẻ. Trọng tài theo dõi tổng kết. + Với trò chơi này tôi sử dụng trong các bài : Bài 9C “ Ôn tập 3- HĐTH” Bài 18C “ Ôn tập 3- HĐTH) Bài 27C “ Ôn tập 3- HĐTH) Bài 35 C “ Ôn tập 3- HĐTH” Trò chơi này giúp học sinh biết đánh giá bài làm của mình, giáo viên kiểm tra bài làm của học sinh một cách nhanh gọn hơn. 15
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_nham_gay_hung_thu_cho.doc